background

NHỮNG DI TÍCH HỌ DOÃN ĐƯỢC CÔNG NHẬN CẤP TỈNH, THÀNH

Đăng vào thứ 3 ngày 30 tháng 01 năm 2024

Các di tích, đền thờ và lăng mộ của họ Doãn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa vật chất và tinh thần của dòng họ qua nhiều thế hệ. Đây là nơi con cháu họ Doãn tìm về để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
Không chỉ vậy, các di tích lịch sử còn là minh chứng cho sự phát triển của dòng họ Doãn qua nhiều thế hệ. Thể hiện rõ rất ở việc Họ Doãn sở hữu nhiều di tích lịch sử quan trọng, trong đó có 10 di tích cấp thành phố, tỉnh và 5 di tích cấp quốc gia:

10 DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ, CẤP TỈNH GỒM:

  • Nhà thờ Hoành Lộ
  • Nhà thờ Hoành Nhị
  • Nhà thờ Cự Phú
  • Nhà thờ tổ An Duyên
  • Nhà thờ chi họ Phạm Doãn ở Thái Bạt
  • Nhà thờ thuộc chi họ Ma Doãn
  • Nhà thờ thuộc chi Giáp Ngói
  • Đền thờ cụ Doãn Chi
  • Nhà thờ Song Lãng - phối thờ tướng quân Doãn Uẩn
  • Nhà thờ Tổ Cổ Định

5 DI TÍCH CẤP QUỐC GIA:

1. Nhà Thờ Thượng Tướng Quân Doãn Nỗ

Địa chỉ: Phương Chiểu, quận Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Qua gia phả họ Doãn (bản sao lại năm 1911), Doãn Nỗ là một Thượng tướng quân thời Lê sơ, được phong Khai quốc công thần và ban quốc tính họ Lê (Lê Nỗ) do có công lao "Bình Ngô khai quốc, tái phạt Chiêm thành, An kỳ địa phương". Ông có nguồn gốc xuất thân từ một vọng tộc khá lâu đời ở chạ Kẻ Nưa (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là con trai thứ 2 của cụ Doãn Quyết. Trong từ đường (dân làng gọi là Miếu công thần) còn có đối câu đối: "Lam Sơn Vận Dực Lê Hoàng Thống” và “Khai Quốc Công Thần Doãn Tướng Môn" để vinh danh công đức của ông.

Là con cháu trực hệ của vị Khai quốc công thần mà không biết về quê hương cụ Tổ cùng như mối quan hệ của các chi họ Doãn khác với chi Phương Chiểu mình, cụ Doãn Đức Toại đã bắt đầu hành trình tìm về cội nguồn tổ tiên, xây dựng lại và đặc biệt đề nghị “Miếu Công thần” và lăng mộ cụ Doãn Nỗ là di tích lịch sử. Sau hành trình đầy vất vả, không màng chữa trị khi bệnh tật, cụ đã gặt hái được trái ngọt khi bộ Văn Hóa quyết định cấp bằng di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia cho Lăng và Đền thờ Thượng tướng quân Doãn Nỗ vào 18/4/1995. Có lẽ do quá vui mừng, cũng như đã có nền bệnh sẵn sao bao ngày quên mình vì việc dòng họ, cụ Toại đã về với Tổ Tiên ngay 1 ngày sau đó.

Đền thờ Doãn Nỗ hiện nay có cấu trúc hình chữ Tam với Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Tiền tế bao gồm 5 gian gỗ lim, tuân theo phong cách cổ điển, với trụ hình thuyền chồng đấu sen và khắc hoa lá tinh tế. Trung tâm có bức đại tự "Trấn Gia Vũ Liệt", nhang án thờ, và câu đối của thế kỷ 19. Tòa Trung từ thờ phụ thân Doãn Nỗ, còn Hậu cung đặt tượng thờ Thượng tướng quân Doãn Nỗ. Các chi tiết đều được thiết kế vững chắc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của con cháu.

NHỮNG DI TÍCH HỌ DOÃN ĐƯỢC CÔNG NHẬN CẤP TỈNH THÀNH


Hình: Bằng công nhận di tích Lịch sử - Văn Hóa Lăng và Đền thờ Doãn Nỗ

2. Lăng Mộ Thượng Tướng Quân Doãn Nỗ

Cách đền thờ Tiến sĩ Doãn Khuê 500m,được xây trên khu đất "Hình Long  m Thuỷ" với hình tượng Thanh Long và Bạch Hổ. Lăng mộ có diện tích 16m2, 2 tầng 8 mái, đặp nổi dòng chữ "Doãn Nỗ công thần". Bên cạnh lăng là tấm bia hậu lược ghi về thân thế và sự nghiệp của Thượng tướng quân Doãn Nỗ bằng chữ quốc ngữ.
Lăng mộ này là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như cuốn gia phả chi họ Doãn, cuốn hợp phả họ Doãn, các bức đại tự, câu đối và tượng của Thượng tướng quân Doãn Nỗ. Đền thờ này không chỉ giữ lại nhiều di tích quan trọng trong lịch sử đất nước, danh nhân và quan hệ huyết thống, mà còn đóng góp vào nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.

3. Nhà Thờ Ts. Doãn Khuê Ở Quê (Thái Bình)

Địa chỉ: Xã Song Lãng, Thái Bình

Tiến sĩ Doãn Khuê (1813-1878), hay còn gọi là Bảo Quang, người làng Ngoại Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được xem là thành hoàng của nhiều làng bởi công mở mang việc học, đào tạo nhân tài, thau chua rửa mặn, cải tạo đồng đất ven biển ở Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, nhờ vậy mà ông có di tích đền thờ ở cả 3 tỉnh, với 2/3 được công nhận là di tích quốc gia. Sau khi đỗ cử nhân và đạt Đệ tam giáp tiến sĩ, ông từ chức quan để quay về dạy học và tham gia vào việc khai hoang tại Sĩ Lâm. Ông nổi tiếng với tinh thần yêu nước, không ủng hộ nghị hòa với Pháp và lãnh đạo chiến đấu chống thực dân khi chúng xâm lược Bắc Kỳ.
Năm 1880, nhân dân xã Nghĩa Thành lập đền thờ Tiến sĩ Doãn Khuê như một hình thức ngưỡng mộ và tri ân đối với công lao của ông đối với đất nước và địa phương. Đền thờ được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 20 tháng 7 năm 1994.

Đền thờ Tiến sĩ Doãn Khuê nằm phía bắc thôn Thư Điền, được bao quanh bởi cánh đồng lúa và con đường rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Hệ thống cổng trùng môn với 4 cột đồng trụ, câu đối tôn vinh công lao của Tiến sĩ Doãn Khuê, mở ra một sân gạch rộng dẫn đến nhà giải vũ. Đền có 3 tòa xây liền nhau theo cấu trúc "trùng thiềm", với tòa tiền đường có hệ thống cột vuông và tường bao 5 cửa ra vào, mặt ngoài đắp câu đối chữ Hán.

4. Lăng Mộ Ts.Doãn Khuê Ở Quê (Thái Bình)
Địa chỉ: xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

5. Nhà Thờ Ts.Doãn Khuê Ở Xã Nghĩa Thành, Nam Định
Địa chỉ: thôn Thư Điền, xã Nghĩa Thành, Nam Định

NHỮNG DI TÍCH HỌ DOÃN ĐƯỢC CÔNG NHẬN CẤP TỈNH THÀNH

Hình: Bằng công nhận di tích Lịch sử - Văn Hóa Mộ và Nhà thờ Doãn Khuê

Qua những di tích này, người họ Doãn tự nhắc nhở sẽ luôn tôn trọng và liên kết vững chắc với nguồn cội, góp phần vào sự hiểu biết và truyền thống lâu dài của mình.

Bình luận

Để lại bình luận

Copyright © 2025 BY ME | All Rights Reserved