III.Thời hiện đại:
1.Sau cách mạng tháng 8 năm 1945:
Họ Doãn tiếp tục truyền thống cha ông, có:
Cụ Doãn Quang Khải ( 1925-2007, thuộc đời 12 ), nhập ngũ ngày 19-8-1945, trải qua nhiều chiến trường : Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam Ninh, Việt Bắc, Bình Trị Thiên, Tây Nguyên…
Năm 1950 cụ được cử sang học trường đào tạo sĩ quan lục quân ở Trung Quốc, cuối khoá học, hưởng ứng cuộc thi sáng tác ca khúc trong trường. Cụ kể lại : “ Một hôm đọc báo Quân đội nhân dân, tôi nảy ra một ý tưởng : Quân đội nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Trên tờ báo có khẩu hiệu : “Vì nhân dân phục vụ”, tôi thấy rất hay,nhưng thử đọc lên, hát lên thì không thấy nhạc tính.Tôi lẩm nhẩm hát thay đổi vài tiếng, bỗng nhiên hai tiếng “quên mình” vang lên .Tai tôi văn vẳng hai câu: “ Vì nhân dân quên mình. Vì nhân dân hy sinh”…Chủ đề bài hát xuất hiện với tông nhạc được lựa chọn. Đêm hôm đó trời đã khuya, tôi tiếp tục viết và sửa, 3 tiếng sau, tác phẩm hoàn thành.Sáng sớm hôm sau, tôi đưa bài cho anh em hát thử. Mọi ngưòi rất thích vì lần đầu tiên có một bài hát quân đội , lại do học viên cùng lớp sáng tác”
Bài hát “ Vì nhân dân quên mình” từ thuở đó đã song hành cùng quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc và nay đã trở thành Quân ca của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bài hát “ Vì nhân dân quên mình”đã là bài ca sống mãi cùng năm tháng với quân đội và nhân dân ta, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cụ Doãn Gia Hồng (sinh năm 1929, đời thứ 13),tốt nghiệp Đại học Bưu điện năm 1963, tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945, từng công tác tại Ban giao thông liên lạc Trung ương , Nha Bưu điện Trung ương, Tổng cục Bưu điện. Miền Bắc giải phóng ,Cụ đã cùng chuyên gia nước ngoài xây dựng mạng lưới thông tin miền Bắc
Trong kháng chiến chống Mỹ, Cụ Hồng đã có mặt ở khu IV cũ, lúc đó, phân Tổng cục Bưu điện đặt ở Nghệ Tĩnh, nơi trực tiếp đương đầu với đạn bom khốc liệt của không quân Mỹ.
Cụ Hồng đã được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương khác.Cụ đã trải qua các chức vụ: Cục phó, quyền Cục trưởng cục xây dựng cơ bản,Cục phó Cục Vật tư Bưu điện, Phó Giám đốc Công ty Vật tư Bưu điện và nghỉ hưu năm1989.
Cụ Trần thị Kỳ(vợ cụ Hồng, sinh năm 1930), tham gia cách mạng năm 1946 làm nhiệm vụ giao thông liên lạc ở huyện Duy Tiên, Hà Nam, vào Đảng Cộng sản năm 1949. Năm 1952 là trưởng trạm B3 Ty Bưu điện Hà Nam hoạt động trong vùng địch hậu.Năm 1953 cụ bị địch bắt , bị tra tấn giã man ở nh à tù Nam Định nhưng chúng không khai thác được gì, phải trả tự do cho cụ, cụ tiếp tục phụ trách trạm. Sau năm 1954 miền Bắc được giải phóng cụ vẫn tiếp tục ở Tổng cục Bưu điện với nhiều chức vụ được giao, là Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự Vụ Đào tạo của Tổng cục Bưu điện .Cụ được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nghỉ hưu năm 1987. .
Cụ Doãn Huy Chu ( 1928- 2008 đời thứ 13 ),là cán bộ tiền khởi nghĩa, tham gia cách mạng từ tháng 4 năm 1945, năm 1946 vào bộ đội .Suốt 40 năm trong quân ngũ, cụ đã xông pha khắp các chiến trường Nam, Bắc, đã trải qua các chức vụ từ chính trị viên đại đôị, Chủ nhiệm chính trị trung đoàn 228,212 thuộc Quân chủng Phòng không, không quân,Chính ủy Binh trạm 41,33,39 thuộc Bộ tư lệnh đoàn 559, sau làm Cục phó Cục lao động , Tổng cục xây dựng kinh tế, Bí thư đảng ủy, Chính ủy sư đoàn 472, Binh đoàn12, tháng 9-1978 được phong quân hàm Đại tá. Cụ nghỉ hưu năm 1985, mất ngày19 tháng 4 năm 2008.Cụ được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương khác.
Cụ Đinh Thụ Hiên ( sinh năm 1941, vợ cụ Chu ) quê ở Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái, tham gia công tác tại huyện Đoan Hùng năm 1958, vào Đảng Cộng sản năm 1960, được cử đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc từ năm 1968 đến 1970, đã từng làm phó Ban Tuyên huấn, Ủy viên thường trực UBND huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.Năm 1972,chuyển công tác về quê chồng ở huyện Quốc Oai, Hà Tây, sau là Huyện ủy viên, Trưởng Ban Khoa giáo Huyện ủy.Năm 1979 cụ Hiên ra Hà Nội công tác tại Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, sau làm Giám đốc nhà khách của TƯ hội LHPNVN và nghỉ hưu năm 1999.Cụ được tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân huy chương khác.
2) Sau miền Bắc được giải phóng (1954 ) :
Đất nước có chiến tranh, khi miền Bắc giải phóng, nhiều nơi không có trường , lớp. Năm 1959, cả tỉnh Sơn Tây mới chỉ có 1 khối lớp 8 ( khối đầu cấp 3 )đầu tiên ở Thị xã , những người học lên đến lớp 7, lớp 8 trong tỉnh lúc đó còn hiếm lắm.
Tuy còn hiếm nhưng họ Doãn Phú Mỹ vẫn giữ được truyền thống hiếu học.
Lớp tốt nghiệp Đại học đầu tiên , mở đầu dòng họ có:
-Cụ Doãn Gia Hồng (đời 13 đã nêu ở đoạn trên ) tốt nghiệp Đại học Bưu Điện năm 1963
-Cụ Doãn Quý Cối (đời 12 ), tốt nghiệp khoa Toán Đại học Tổng Hợp năm 1965,là Giảng viên chính, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dự bị Đại học, khoa Toán Kinh tế ĐHKTQD, giảng dạy Toán Cao cấp, Toán Kinh tế tại ĐHKTQD và nhiều trường Đại học khác,tới nay gần 50 năm vẫn tiếp tục giảng dạy, đã đào tạo hàng nghìn sinh viên, nhiều người trở thành giảng viên các trường Đại học,các chuyên gia của các Viện nghiên cứu, các cán bộ quản lý trung, cao cấp các ngành trong cả nước.
-Cụ Doãn Hồi Ngọ (đời 13, cháu trưởng cụ Doãn Kế Thiện , con trưởng cụ Doãn Duy Minh,
Trưởng Ban tổ chức UBND tỉnh Sơn Tây) tốt nghiệp Đại học Nông Lâm năm 1966. Hồi đó, tuy có đầy đủ điều kiện để làm việc ở Hà nội hoặc vùng lân cận nhưng chàng thanh niên trẻ ấy đã tình nguyện đi xa, mang nhiệt huyết của tuổi thanh xuân phục vụ đất nước.Những năm gian khó nhất ,Doãn Hồi Ngọ đã vào tỉnh Gia Lai (Tây Nguyên) làm kỹ sư nông nghiệp, sau làm Giám đốc nông trường
( thuộc Bộ Nông nghiệp).
3) SauViệt Nam thống nhất ( 1975 ):
Trường phổ thông các cấp đã phát triển nhiều hơn, nhiều con cháu họ đã có trình độ từ Cử nhân trở lên, tới năm 2011 đã có 10 Thạc Sĩ, 3 Tiến sĩ, 1 GS-TSKH đã là lãnh đạo cao cấp trong cơ quan nhà nước, làm quản lý giáo dục, giảng viên Đại học,Cao đẳng ,chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, đó là:
- Tiến sĩ Doãn Mậu Diệp ( đời 13 ),Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên Viện trưởng Viện Lao động và Xã hội, Phó Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình.
- GS TSKH Nguyễn Khoa Sơn ( đời 14, rể họ, em ruột nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng CSVN, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ),Phó chủ tịch Viện Khoa học và công nghệ VN
- Tiến sĩ Doãn Mai Hương (đời 13 ), giảng viên phân viện Báo chí , Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
- Tiến sĩ Doãn Minh Dung, (đời 14 ) hiện ở Cộng hòa Liên bang Đức.
-Thạc sĩ Doãn Gia Cường (đời 14) , Phó Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát.
- Thạc sĩ Doãn Văn Hạnh (đời 13 ), chủ nhiệm khoa Mác-Lê trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội
- Thạc sĩ Doãn Hoàng Mai (đời 13 ), giảng viên tiếng Anh trường Đại học Hà Nội.
- Thạc sĩ Doãn Hoàng Việt (đời 13 ), Trưởng Phòng Quản lý Thanh khoản và Bảng Cân đối Ngân hàng TMCP Hàng Hải.
- Thạc sĩ Doãn Hoàng Liên (đời 13 ), chuyên viên Ngân hàng TMCP Đại Tín.
- Thạc sĩ Nguyễn Trung Hiếu (đời 13, rể họ ) chuyên viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
-Thạc sĩ Doãn Huy Thành (đời 15 ) giảng viên trường Cao đẳng cộng đồng Xuân Mai, Hà Nội .
-Thạc sĩ Doãn Bích Ngọc, PTGĐ Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông .
- Thạc sĩ Phan Thị Thu Lan ( Đời 14 ,dâu họ )Kế toán trưởng Công ty điện toán và truyền số liệu Tập đoàn Bưu chính viễn thông.
- Thạc sĩ Doãn Minh Châu ( Đời 14 )Phó Trưởng Phòng Tổ chức Công ty điện toán và truyền số liệu Tập đoàn Bưu chính viễn thông.
- PTGĐ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) Doãn Huy Cường (đời 12)
- PGĐ Công ty Xây dựng Doãn Văn Phái (đời 13 )
- Trưởng phòng Kinh doanh Ngân hàng TMCP Đại Tín
- Doãn Mậu Quế (đời 13).
- PGĐ Bệnh viện Quốc Oai Vũ Danh Tấn (đời 13, rể họ )
- Hiệu trưởng trường phổ thông trung học Quốc Oai, Hà Nội Doãn Tiến Thọ(đời 14 ).
- Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội Đỗ Lai Bình ( đời 14 , rể họ)
- Trưởng phòng Đào tạo trường Cao đẳng Cộng đồng Xuân Mai, Hà Nội. Doãn Huy Tạc (đời 14)
Hiếu học là truyền thống lâu đời của họ Doãn, nhưng khi đất nước bị xâm lăng, họ Doãn có nhiều người con xếp bút nghiên ra trận .Có người đã anh dũng hy sinh:
- Liệt sĩ Doãn Huy Kim (đời 12 )
- Liệt sĩ Doãn Kế Truyền ( đời 12 )
- Liệt sĩ Doãn văn Thao ( đời 13 )
- Liệt sĩ Doãn Kim (Doãn Huy Phách , đời 13 )
Có người là sĩ quan quân đội , là cán bộ quản lý chính quyền:
- Cố Trưởng Ban tổ chức UBND tỉnh Hà Tây Doãn Duy Minh (đời 12 , con trưởng cụ Doãn Kế Thiện).
- Cố Trưởng ban tổ chức UBND huyện Quốc Oai Doãn Văn Đản (đời 13 )
- Cố Chủ tịch UBND thị xã Bắc Giang ( nay là thành phố Bắc Giang) Doãn Huy Pha (đời 14)
- Cố Đại tá Hà Sơ Khảo ( rể họ , đời 13)
- Thượng tá QĐNDVN Doãn Chấn Việt (, đời 12 ,con thứ hai cụ Doãn Kế Thiện)
- Thượng tá QĐNDVN Doãn Huy Miên (đời 13)
- Đại tá QĐNDVN Trần Linh Luân ( đời 13, rể họ )
- Thượng tá QĐNDVN Doãn Đức Thắng (Đời 14 )
- Thượng tá CANDVN Doãn Huy Chinh ( đời 15 ), giảng viên trường Sĩ quan Biên phòng.
Còn nhiều sĩ quan quân đội hiện còn trong quân ngũ hay đã qua cuộc đời binh nghiệp nay đã trở về với làng xóm quê hương…
Họ Doãn Phú mỹ đã thành lập Hội đồng gia tộc, thành phần là đại diện các chi , cành, các cụ cao tuổi cùng nhau gánh vác việc họ, chỉ đạo con, cháu phát huy, kế tục truyền thống tổ tiên, luôn nhớ tới cội nguồn đoàn kết thương yêu với các chi họ Doãn ở nơi khác.
Họ Doãn Phú Mỹ đã có Ban Khuyến học trên 10 năm hoạt động :
Đầu năm 1999 Cụ Doãn Huy Chu về quê lễ tổ đã gửi 1 triệu đồng đề nghị làm phần thưởng cho các cháu có thành tích học tập.Từ khởi xướng ban đầu của cụ Chu , họ Doãn đã lập Ban khuyến học, được nhiều người tình nguyện góp quỹ, cụ Doãn Huy Cường là người tài trợ chính, Cụ Doãn ĐứcThụ ( nguyên Hiệu trưởng các trường PTCS ) đang nghỉ hưu làm trưởng Ban khuyến học nhiều năm ,sau vì tuổi già, nhiều bệnh tật đã xin nghỉ và đề nghị chuyển để ông Doãn Tiến Thọ làm trưởng Ban..
Từ đó đến nay quỹ thường xuyên động viên khen thưởng các cháu thi đỗ Đại học, các học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó. Lễ phát thưởng hàng năm được tổ chức trang trọng tại nhà thờ họ. Ban Khuyến học họ Doãn Phú Mỹ cùng Ban Khuyến học họ Doãn Việt Nam đã góp phần động viên con, cháu họ Doãn phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ,nâng cao thành tích học tập để sau này trở thành những người có tài, có đức cống hiến được nhiều cho dân , cho nước.
Họ Doãn Phú Mỹ còn lập quỹ nừng thọ các cụ cao tuổi, hiếu, hỷ, thăm hỏi người ốm… đã thực sự hoạt động tốt trong nhiều năm.
Họ Doãn Phú Mỹ có truyền thống vấn tổ tầm tông :
Từ xưa các cụ đã quan tâm đến việc viết phả, đi tới các chi họ Doãn ở các nơi để thấu rõ cội nguồn. Gia phả cũ họ Doãn Phú Mỹ là do cụ bốn khoa Tú Tài Doãn Huy Chân, đời 8 viết bằng chữ Hán ( cụ sống thời vua Tự Đức ), đến đời 11 cụ Tổng sư Doãn Huy Quân viết tiếp vừa bằng chữ Hán vừa bằng chữ quốc ngữ .
Có thể năm 1911 các cụ Tú tài Doãn Huy Cương và cụ Kép Doãn Quang Tán đã về Đình Cao tham gia viết phả. Hợp phả năm 1911 cụ Doãn Đĩnh ghi :cụ Doãn Huy Cương đã tới chi Song Lãng ( Thái Bình ) tìm hiểu họ hàng.Hợp phả cũ có bút tích chữ Hán của cụ Doãn Quang Tán (“Hợp Phả họ Doãn” 1992 có in sao bài tựa này ở trang 312 ), Cụ Doãn Huy Đào đã dịch phả An Duyên ( bản dịch này cụ Doãn Lộc ở An Duyên vẫn còn nhớ rõ), cụ Doãn Kế Thiện đã từng gặp họ hàng thuộc các chi và gặp cụ Hàn Doãn Văn Đức ( trưởng ngành An Duyên ) bàn về việc thu tộc.Cụ Doãn Huy San, Doãn Huy Can hơn 40, 50 năm trước thường về An Duyên lễ tổ.Con cháu họ Doãn Phú Mỹ ngày nay vẫn theo bước cha ông hàng năm vẫn hành hương đất tổ quy tụ họ hàng, Cụ Doãn Quý Cối đã tích cực tham gia các lần biên soạn “ Hợp Phả Họ Doãn”
Con , cháu Họ Doãn Phú Mỹ dù có người thành đạt hay không , dù ở cương vị, lĩmh vực khác nhau nhưng hàng năm vẫn hẹn ngày về sum họp , đều tôn trọng , quý mến nhau, chung tình đoàn kết, thương yêu , vui, buồn luôn gắn bó bên nhau., Hôm nay và mai sau dẫu có xa bao đời nhưng nặng tình huyết thống,vẫn tiếp tục kế thừa , phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, góp phần xứng đáng làm vẻ vang dòng họ Doãn Việt Nam. .
Ban Liên lạc họ Doãn Phú Mỹ