C. VÀI NÉT VỀ HỌ DOÃN NGÀY NAY
Người họ ta, dù chưa quan nhau nhưng hễ biết là cùng họ Doãn đều rất quí mến và thương yêu nhau. Đó là điều đặc biệt vì trong cả nước chỉ có một dòng họ Doãn.
Tuỷ tỷ lệ dân số trong nước của họ ta còn ít nhưng đóng góp họ Doãn từ ngàn xưa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có phần không nhỏ. Ngày nay, ngời họ ta vẫn kế thừa công tích ấy.
Trước đây, ai mà chẳng đã có thời hát mãi bài “Vì nhân dân quên mình” của người chiến sĩ, nhạc sĩ Doãn Quang Khải. Bài hát đã từng cổ vũ, thôi thúc quân dân ta dũng cảm chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Nhiều ca khúc của nhạc sĩ Doãn Nho đã từng theo bước hành quân của các chiến sĩ từ đỉnh cao vời vợi nơi biên cương đến những hòn đảo xa vời ngoài biển cả. Hiện nay phó tiến sĩ Doãn Nho là một trong những nhạc sĩ viết nhạc giao hưởng hiếm có ở nước ta vẫn đang ngày đêm không ngừng sáng tạo.
Tên tuổi của Đạo diễn biên kịch tài năng, nghệ sĩ ưu tú Doãn Hoàng Giang không mấy ai là không biết.
Phó giáo ự Doãn Tam Hoè đang say mê công tác giảng dạy và nghiên cứu ở trường Đại học Xây dựng xứng đáng là hậu duệ 4 đời của cụ Nghè, nhà giáo Doãn Khuê.
Và còn bao nhiêu người khác nữa trong mọi lĩnh vực quân sự, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật cũng là người họ ta...
Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, không ít người họ ta đã hy sinh trọn đời cho tổ quốc, để lại muôn vàn tình thương mến, lòng biết ơn sâu sắc của họ hàng, làng xóm. Có người còn tiếp tục ở lại quân đội trở thành những cán bộ trung, cao cấp tiếp tục cống hiến sức mình, xây dựng quân đội hùng mạnh. Có người nay lại trở về với đồng ruộng xóm làng thân yêu.
Trong nửa thế kỷ qua, rất nhiều người đã kế tục, phát huy truyền thống tổ tiên, làm rạng rỡ dòng họ nhà. Điều này được thể hiện qua một số vị mà người họ ta đều kính trọng và thường nhắc tới.
- Cụ Doãn Kế Thiện (1891 - 1965) thuộc chi Phú Mĩ, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Cụ thuộc lớp người viết báo đầu tiên ở nước ta là dòng dõi nho gia, tính đến cụ bẩy đời kế nghiệp khoa bảng. Bởi thế cụ rất tinh thông Hán học, thông hiểu tiếng Pháp, sành văn quốc ngữ. Bạn đọc từng quen gặp các bút danh: Bất Ác, Phú sơn, Long Thành, Sơn Văn quen thuộc nhất là Sở Bảo tren Nam Phong tạp chí, Trung Bắc Tân văn, Thực nghiệp, Khai Hoá, Tiểu thuyết thứ bẩy, Tri tân tạp chí, Trung Bắc chủ nhật, Công luận và Trung lập ở Sài Gòn... cụ sáng lập tờ “Văn chương xã hội” có những người cộng tác tên tuổi như Nguyễn Tuân, Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai... Văn chương Doãn Kế Thiện đều ngụ tấm lòng yêu nước, ca ngợi truyền thông dân tộc. Không chỉ làm thơ, ca, còn là dịch giả nhiều bài thơ Đường, Tổng rất có giá trị.
“... Có thể nói rằng vào những năm 40 nếu như Đặng Thai Mai có công đầu trong việc giới thiệu văn xuôi hiện đại Trung Quốc với những tác giả lớn Lỗ Tấn, Tào Ngu, Ba Kim... thì Sở Bảo Doãn Kế Tiện cũng có công đầu trong việc giới thiệu nền thơ ca hiện đại Trung Quốc với những Hồ Thích, Băng Tâm, Thấm Nhạn Băng...”
(Trích tham luận của nhà Sử học và nghiên cứu văn học Nguyễn Vinh Púc trong bài “Một trăm năm ngày sinh nhà hoạt động xã hội và nhà văn Doãn Kế Thiện (1891-1991)” tại lễ kỷ niệm cụ Doãn Kế Thiện.
“... Đóng góp đáng kể nhất cho văn hoá dân tộc là các công trình biên soạn về Lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Hà Nội. Có thể nói cụ là một trong số rất ít học giả đã quan tâm, nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, truyền thống Hà Nội từ những ngày tước cách mạng tháng Tám năm 1945”
(Nguyễn VinhPhúc - Bài đã dẫn).
Sau hoà bình, tuy bận rộn công tác xã hội, cụ vẫn giành thời gian nghiên cứu lịch sử và văn học, cũng cộng tác với cụ có cụ Phó bảng Bùi Kỷ và nhà sử học Trần Huy Liệu...
Ngay từ tuổi thanh niên, cụ đã tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục rồi tham gia cách mạng và là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt và Mặt trận tổ quốc đầu tiên của thành phố Hà Nội; góp phần dáng kể vào khối đại đoàn kết toàn dân từ những năm gian khổ của cuộc kháng chiến trường kỳ. Nhiều bản tham luận trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Doãn Kế Thiện do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội ngày 18-11-1991 và Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuất Hà Nội ngày 27 - 12 - 1991 tổ chức đã sáng tỏ sự nghiệp hoạt động văn hoá và xã hội của cụ.
Tác phẩm còn để lại của cụ hiện nay đang được khảo cứu và đánh giá cao à: “Lược khảo tho Trung Quốc”, “Nguồn gốc và văn pháp chữ Hán”, “Danh nhân Việt Nam”, “Hà Nội cũ”, “Cổ tích và danh lam thắng cảnh Hà Nội”. Riêng “Máu thịt xây thành” năm 1944 tố cáo tội ác của phát xít Nhật ở Trung Quốc và biểu dương cuộc kháng chiến anh hùng của nhân dân Trung Quốc đã bị kiểm duyệt, không in được.
Lúc sinh thời, từ những năm 1960, cụ Doãn Kế Thiện đã từng gặp gỡ, thăm hỏi nhiều người họ Doãn ở các nơi, có ý định qui tụ họ hàng nhưng do nhiều hoàn cảnh khó khăn lúc đó nên chưa thực hiện được.
- Cụ Doãn Tuế thuộc chi An Lãng, Thường Tín, Hà Tây. Từ tuổi thanh niên đã sớm giác ngộ cách mạng. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đã tham gia chỉ huy lực lượng pháo binh, bảo vệ chính quyền Trung ương ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội. Người chiến sĩ ấy đã từng tham gia nhiều chiến dịch đặc biệt là các chiến dịch lớn, góp phần làm nên chiến thắng như: Chiến dịch Sông Lô (1947), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh *1975).
Cả cuộc đời của cụ gắn liền với quân đội, là Tư lệnh trưởng lực lượng pháo binh rồi được Nhà nước phong Trung tướng, phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuốn “Pháo binh Việt Nam năm 1975” của trung tướng Doãn Tuế do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 1985, là cuốn sách tổng kết, đúc rút kinh nghiệm có giá trị lớn của lực lượng pháo binh Việt Nam góp phần làm nên chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nhiều người họ ta còn nhớ tới những đóng góp quan trọng của cụ trong việc xây dựng ngôi nhà thờ tổ ở An Duyên và việc giữ gìn, bảo tồn ngôi mộ tổ An Duyên.
Năm nay, đã 75 tuổi nhưng công việc họ hàng cụ rất tận tâm.
Cụ là một trong những người sáng lập ra “Liên chi họ Doãn ở Hà Nội”, rất quan tâm, giúp đỡ việc sưu tầm các gia phả, trân trọng công đức tổ tiên.
“Hợp phả họ Doãn” hai lần được ấn hành có phần giúp đỡ, đóng góp lớn của cụ.
Nơi Cổ Định, Thanh Hoá tháng 4 - 1991 còn nhớ mãi kỷ niệm ngày về thăm đất tổ lần đầu tiên của Liên chi Hà Nội do cụ làm trưởng đoàn. Họ hàng đã được tiếp xúc với cụ nhiều lần tại An Duyên ngày 1 - 3 hàng năm.
Người trong họ, lúc gặp nhau thường nhắc tới cụ, ai cũng đều trân trọng và quí mến.
Tướng Doãn tuế, tướng Doãn Sửu cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ của quân đội ta xứng với truyền thống vô công của các cụ Doãn Nỗ, Doãn Hy, Doãn Đăng Thức, Doãn Uẩn... thở trước.
Cho đến nay, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi nơi đều có người họ ta: Những cán bộ trong các cơ quan Nhà nước và quân đội từ Trung ương tới địa phương, những công nhân trong các nhà máy, nông dân đang ngày đêm gắn bó với ruộng đồng. Đó là những kỹ sư, bác sĩ, nhà báo, những thầy giáo đang giảng dạy các trường phổ thông, Đại học, những nhà khoa học ở các viện này, viện khác rồi những nghệ sĩ say mê sáng tạo, chăm lo đời sống tinh thần của mọi tầng lớp xã hội: Tài năng trẻ mà báo chí từng ca ngợi là nghệ sĩ xiếc Doãn Hoàng Kiên.
Việt kiều ta ở nước ngoài, không ít người họ Doãn ghi tạc lời “Ẩm thuỷ tư nguyên” luôn hướng về họ hàng, quê hương đất nước. Võ sư Chu Tấn Cường, cháu ngoại của cụ Doãn Kế Thiện là “Ngôi sao võ thuật Việt Nam trên bầu trời Đức” (tựa đề của bài báo trong tuần báo “Văn hoá” ngày 21 - 2 - 1992) mà nhiều người họ ta đã từng tiếp xúc vẫn không quên hướng về tổ quốc...
Họ ta vẫn kế tục truyền thống ông, cha là đoàn kết và qui tụ họ hàng. Chi Hoành Nhị là tấm gương công đức nghĩa tình vì tông tộc. Duv xa hay gần, dù già hay trẻ, dù nam hay nữ... ngày 1 tháng 3 hàng năm vẫn hẹn hò, nhắn nhủ về An Duyên, một nơi đất tổ và trung tâm của họ Doãn để dâng hương, lễ tổ và đoàn tụ họ hàng.
Tuy số gia đình ở chi An Duyên còn quá ít hết thảy mọi người từ gia tới trẻ, nam đến nữ, gái đến trai, dâu đến rể, đều nhiệt tình đón tiếp hàng trăm con cháu họ Doãn trở về. Chi An Duyên đã được vinh dự đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đoàn kết, qui tụ họ hàng.
Nay lại tìm thấy cội nguồn là Cổ Định thì tinh thần quý tộc sẽ được phát triển hơn, tăng cường hơn nữa từ An Duyên vào Cổ Định để các chi họ toàn quốc ngày càng có sự đoàn kết thắm thiết hơn.
Các chi họ ở các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đã dần gặp gỡ, biết đến nhau và tụ về đất tổ An Duyên ngày càng phát triển. Ngoài việc qui tụ về đất tổ An Duyên, một vài năm tới các chi họ sẽ về thăm đất khởi thuỷ Cổ Định. Đại gia đình họ Doãn còn mong chờ gặp gỡ các chi họ từ Nghệ An đến Quảng Nam - Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam. Mong ngày “Liên chi họ Doãn ở thành phố Hồ Chí Minh” ra đời để nối liền nhịp cầu họ Doãn trong cả nước và chi họ ở các nơi xa xôi nhất cũng có dịp về qui tụ nơi quê cha đất tổ.