TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC
SƠ ĐỒ DÒNG HỌ
BLOG
TÀI LIỆU
LIÊN HỆ
LỊCH SỬ & PHÁT TRIỂN
Khởi nguồn
Danh sách các chi họ
Các Chi tự giới thiệu
CÁC TỔ CHỨC HỌ DOÃN
Ban liên lạc toàn quốc
Ban liên lạc các chi, liên chi
Quỹ khuyến học
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Kỷ niêm 100 năm hợp biên GP
Hội thảo Doãn Uẩn 30/6/11
Hướng dẫn hoạt động
Tư liệu hoạt động dòng họ
CÁC DI SẢN HỌ DOÃN
Nhà thờ, Hoành phi, Câu đối
Địa danh họ Doãn
Những tấm gương
Văn học nghệ thuật
Ảnh, video và Khác
HỌ DOÃN TRONG LỊCH SỬ
Danh nhân họ Doãn thời xưa
Lễ kỷ niệm Doãn Uẩn
Hội thảo Doãn Khuê
Nhân vật họ Doãn thời nay
ẤN PHẨM HỌ DOÃN
Hợp phả họ Doãn 1992
Kỷ yếu hội thảo TTQ Doãn Nỗ 1993
Biên soạn Hợp phả 2011
Kỷ yếu HỌ DOÃN VN 4/2011
Kỷ yếu KHÁNH THÀNH LĂNG MỘ TỔ & GIỖ TỔ 4/2012
Danh mục ấn phẩm người họ Doãn
THÔNG TIN KHÁC VỀ HỌ DOÃN
Những hoàn cảnh khó khăn
Tấm lòng người họ DOÃN
LIÊN KẾT WEBSITE
QUẢNG CÁO
THỐNG KÊ WEBSITE
Đang truy cập:
Yahoo Chat
Skype Chat

 

 

 

"CHÀO MỪNG BÀ CON TRONG DÒNG HỌ VÀ QUÝ KHÁCH ĐẾN THĂM WEBSITE HỌ DOÃN VIỆT NAM"
CÁCH SỐNG
Bàn về sự ấu trĩ

 

Giản Tư Trung

Minh họa: Khều
Những tưởng trong một xã hội mà ai cũng bằng này cấp nọ, tràn lan cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư… như bây giờ thì “giặc dốt” chỉ là câu chuyện của quá khứ. Nhưng, thực ra nó vẫn còn tồn tại (thậm chí là còn đáng sợ hơn xưa) dưới một “lớp áo” khác: sự ấu trĩ hay sự ngộ nhận về hiểu biết. Nói một cách nôm na bằng ngôn ngữ bình dân là: dốt mà không hề biết là mình dốt.
Có thể tạm chia những người có ảnh hưởng trong xã hội (bất cứ xã hội nào) thành 5 nhóm sau đây: có quyền, có tiền, có tiếng, có bằng, và có chữ.

Một biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là việc họ thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi nhưng bản thân họ lại không nhận ra được điều đó. Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi tất cả mọi việc, nhưng sẽ biết ai là người mình nên lắng nghe và ai là người mình nên tin tưởng, sẽ phân biệt được đâu là quân tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài và đâu là ngụy tài. Nhà lãnh đạo ấu trĩ thường không có khả năng này, bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai. 

Người có tiền ấu trĩ thường là những người kiếm tiền bằng những cách không chính đáng nhưng lại rất tự hào về điều đó, và/hoặc dùng tiền họ kiếm được để cổ xúy cho những cái không nên cổ xúy. Tương tự như vậy, những người có tiếng ấu trĩ không tự ý thức được cái “tiếng” mà mình có được là theo kiểu nào (danh tiếng hay tai tiếng), và mình sẽ dùng nó như thế nào.
Những người có tiền lại ảnh hưởng đến xã hội thông qua cách họ kiếm tiền và xài tiền. Người có tiền ấu trĩ thường là những người kiếm tiền bằng những cách không chính đáng nhưng lại rất tự hào về điều đó, và/hoặc dùng tiền họ kiếm được để cổ xúy cho những cái không nên cổ xúy. Tương tự như vậy, những người có tiếng ấu trĩ không tự ý thức được cái “tiếng” mà mình có được là theo kiểu nào (danh tiếng hay tai tiếng), và mình sẽ dùng nó như thế nào. Nên mới có chuyện một cô người mẫu rất tự hào vì mình đã trở nên nổi tiếng nhờ việc khoe thân khắp các mặt báo, hay rất nhiều người mang danh là “nghệ sĩ” nhưng công chúng hiếm khi thấy họ khoe những tác phẩm nghệ thuật hay sáng tạo nghệ thuật mà chủ yếu là khoe nhà, khoe xe, khoe áo quần. Thực ra khoe không phải là xấu, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, điều đáng để khoe không phải là những gì mình kiếm được hay đạt được, mà là những gì mình đóng góp cho cộng đồng.


Người có bằng thường cũng được cộng đồng vị nể và những hành xử của họ thường được xem là chuẩn mực để người khác noi theo. Thế cho nên cái tai hại mà sự ấu trĩ của họ gây ra là nó khiến cho những người xung quanh họ mất đi niềm tin vào những giá trị chuẩn mực. (Theo kiểu “Ôi trời, đến tiến sĩ mà còn hành xử như thế thì mình làm vậy cũng có gì đâu mà ngại!”). Có một nghịch lý là sự ấu trĩ của một người có thể gia tăng tỉ lệ thuận với số bằng cấp mà họ sở hữu, nhất là khi cái bằng đó không phải là kết quả của một quá trình học tập để “khai minh” bản thân mà chỉ là một vật trang sức để làm bản thân họ thêm lấp lánh. Bởi lẽ, cái bằng đó có thể khiến cho họ ngộ nhận rằng mình cũng hơn người hoặc cũng chẳng kém ai mà quên đi rằng vẫn còn quá nhiều điều cần phải học hỏi để nâng cao nhận thức và hiểu biết của mình.

Những người có chữ  (hay còn gọi là “tinh hoa”) là một trường hợp đặc biệt. Bởi họ luôn được xem là “đôi mắt” hay “tầm nhìn” của xã hội, cho dù họ có thể không có quyền hay có tiền…. Là “tinh hoa”, “trí thức” nên tất nhiên họ sẽ không có những cái ấu trĩ bình thường của những người bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có “điểm mù”. Liệu họ có thực hiện được sứ mệnh định hướng, định hình xã hội trong lĩnh vực, ngành nghề của mình hay chưa? Liệu họ có bứt ra được những giới hạn của thời đại mình đang sống để có được một viễn kiến xa hơn, rộng hơn? Liệu họ có hướng được xã hội của mình đi vào một thời đại mới tốt đẹp hơn bằng chính tầm nhìn, trí tuệ đó của mình, hay vẫn chỉ loay hoay với những thị phi trong thời đại của mình? Không ít người dù ngậm ngùi nhưng cũng phải đồng tình với nhận xét (trong một bài viết của GS. Trần Hữu Dũng) rằng Việt Nam đang ở trong “thời vắng những nhà văn hóa lớn” khi mà những ngôi sao dẫn đường trên bầu trời tinh hoa ngày càng ít ỏi và le lói.

Nói tóm lại, ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải căn bệnh ấu trĩ. Bởi như Einstein từng nói: “Có hai thứ được coi là vô tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người”. Và ông còn nói thêm rằng: “Về phần vũ trụ thì tôi không chắc lắm, nhưng sự dốt nát của con người thì chắc chắn là như thế”. Như vậy, dốt nát chưa phải là bi kịch lớn nhất của con người, mà bi kịch lớn nhất của con người là “dốt mà không biết mình dốt”. Để không lún sâu vào cái dốt mênh mông ấy, mỗi người cần có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh” chính mình, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Ngay cả với giới tinh hoa, nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò thức tỉnh xã hội vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.

Tôi xin dùng một câu chuyện có tên là “Rời hang” (lấy cảm hứng từ “Dụ ngôn hang động” trong tác phẩm “Cộng hòa” của Platon) để kết lại việc lạm bàn về chủ đề “sự ấu trĩ”: 

“Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa, có một cái hang và có một cộng đồng lớn sống trong cái hang đó. Vì cái hang ấy vô cùng lớn với các ngóc ngách rất lắt léo và cộng đồng ấy đã sống ở đó qua nhiều thế hệ, nên lâu ngày họ mặc nhiên tin rằng cái hang ấy là cả thế giới và ánh sáng từ đống lửa trong hang là ánh sáng duy nhất mà họ có. Cho đến một ngày nọ, có một người bỗng vô tình lọt ra được ngoài hang. Ban đầu, anh ta cảm thấy đau đớn vì bị lóa mắt trước ánh mặt trời và cơ thể chưa thích ứng được với khí hậu và thời tiết của thế giới bên ngoài. Nhưng khi đã quen dần và cảm nhận được sự ấm áp của ánh mặt trời, sự sinh động huyền ảo của vạn vật, của cỏ cây hoa lá, anh ta nhận ra rằng đây mới thực sự là thế giới của “con người”. Anh ta quyết định quay trở về hang và ra sức thuyết phục, tìm cách đưa mọi người rời hang để về với thế giới. Thế nhưng, sau khi nghe anh ta kể câu chuyện ở thế giới bên ngoài hang, những người trong hang không những không tin, mà còn quyết định giết chết anh ta, vì cho rằng đó là những điều bịa đặt, và vì lo sợ rằng, những nỗ lực và việc làm của anh ta sẽ gây ra sự rối loạn, cũng như đe dọa cuộc sống êm ấm hạnh phúc bao đời của cộng đồng trong hang…”. 

Mỗi khi ngẫm nghĩ về câu chuyện này, tôi lại tự hỏi mình rằng: Mình đã “rời hang” chưa? Gia đình mình, tổ chức mình, cộng đồng mình… đã “rời hang” chưa? Nếu mình đã rời hang và ra với ánh sáng thì thật là tuyệt vời. Nhưng nếu vẫn còn ở trong hang và mình cũng biết rõ điều đó (và đang từng bước tìm cách rời hang) thì cũng không phải là điều tệ hại. Còn nếu mình đang ở trong hang mà lại cứ tưởng rằng đã rời hang rồi và ra với ánh sáng rồi thì thật là bất hạnh. Nhưng có một điều còn bất hạnh hơn vô vàn lần, đó là, mình đã thực sự rời hang rồi, nhưng không phải là “rời hang” để ra “ánh sáng”, mà là rời cái hang này để rồi lại chui vào một cái hang khác, to hơn, tăm tối hơn, nhưng mình lại không hề nhận ra điều đó…

Và mỗi con người, ai cũng có thể có đến mấy “cái hang” (chứ không phải chỉ một). Gia đình mình, tổ chức của mình, xứ sở mình, và thậm chí cả thế giới này đều có thể là những cái hang. Nhưng, “cái hang” to nhất, tăm tối nhất chính là cái hang “vô minh và ấu trĩ” bên trong con người của mình.

Nếu như hành trình khai minh bản thân, đưa bản thân “rời hang” đã khó, thì hành trình khai minh xã hội, dẫn dắt cộng đồng mình và cùng cộng đồng mình “rời hang” lại càng gian nan gấp bội phần. Đó là một hành trình đầy gian khó, rất dài lâu và nhiều hiểm nguy, nhưng là một hành trình tất yếu mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thấy rằng không thể không bước tiếp.
 
 

 

Nguồn: http://tiasang.com.vn

 


    Comments (0)       Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server In       Lên trên

Viết bình luận của bạn:

Tên:
Email:
Tiêu đề:
Bình luận:
 





Template khác:
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Chiến lược và cạnh tranh (Michael Porter)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Những điều răn của cổ nhân
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Học làm người
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Thành kiến
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server NHẨN NHA CHUYỆN TRỘM
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Những điều răn của cổ nhân
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Quyền lực, lý luận và… bánh rán
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server 10 Bí quyết kinh doanh của người Hoa
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Sách "Người Việt tự ngắm mình"

VIDEO CLIP
 
  • Khánh thành tu tạo nhà thờ Sơn Đồng ngày 23/12/2012
  • Lễ Giỗ và khánh thành lăng mộ Tổ (Clip 2)
  • Clip hóa bát hương tại lễ khánh thành Lăng mộ Tổ 18/3/Nhâm Thìn
  • Lễ Giỗ và Khánh thành lăng mộ Tổ 18-19/3/Nhâm Thìn
  • ALBUM ẢNH
    DANH SÁCH CÔNG ĐỨC CỘNG 2 ĐỢT XÂY NHÀ THỜ CỔ ĐỊNH
    BÁO CÁO CỦA TRƯỞNG BLL (1)
    ThaiHung_Tuduong
    Ý KIẾN NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đề xuất một phương án xây dựng nhà thờ mới
  • THư của Doãn Thị Dương Tuyên (Bố Trạch - Quảng Bình)
  • Thư của Doãn Thị Hương
  • THÔNG TIN TÌM VIỆC
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần hỗ trợ học tập
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần tìm việc làm
  • HỖ TRỢ TN-SINH VIÊN
  • THƯ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đại lý bếp đun trấu không khói
  • Thông tin có thể hỗ trợ học tập và tìm việc làm
  • QUỸ KHUYẾN HỌC
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2014
  • THONG BAO VE KHUYEN HOC
  • Danh sách phát thưởng khuyến học dịp giỗ 1/3 Quý Tỵ tại An Duyên
  • Danh sách XD Quỹ Khuyến học năm 2011, 2012 và 2013
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2012 (đợt 3)
  • CÁCH SỐNG
  • Bàn về sự ấu trĩ
  • Chiến lược và cạnh tranh (Michael Porter)
  • Những điều răn của cổ nhân
  • Học làm người
  • Thành kiến
  • VIỆC HỌC & PP HỌC
  • Học như thế nào?
  • Trao học bổng Amcham 2012
  • Giới thiệu về một số phương pháp TƯ DUY
  • Phương pháp học tập và luyện thi hiệu quả
  • NGŨ TRI ĐƯỜNG
  • SÁCH & TÀI LIỆU HỌC
  • YẾU LƯỢC SỬ CA
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Chương2: Sóng Cơ
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Dao động điều hòa
  • Địa chỉ các website phục vụ việc học tập
  • HỘI NGHỊ 16-1-2010
  • Thư của ông Doãn Minh Tâm tại hội nghị 16/1/2010
  • Ảnh chụp tại hội nghị 16-1-2010
  • Phát biểu khai mạc Hội nghị
  • Phát biểu của đại điện Ban liên lạc dòng họ
  • Vài lời phân tích kết quả thi ĐH 2009 của con cháu họ Doãn
  • NGỤ NGÔN VÀ TRIẾT LÝ
  • Ngu công dời núi
  • Chim Hỉ Thước
  • Gia Cát Khổng Minh khuyên con
  • chữ NHẪN
  • Lời Phật dạy
  • CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN
  • Thông báo về việc tạm hoãn hội nghị CLBTN họ Doãn
  • DIỄN ĐÀN MỚI CỦA THANH NIÊN HỌ DOÃN
  • Danh sách thành viên CLB (theo chi)
  • Tổ chức và Chương trình hoạt động
  • Danh sách thành viên CLB (theo Trường, tổ chức)
  • Thời tiết | Giá vàng | Giá ngoại tệ | Liên hệ | QUAY VỀ TRANG CHỦ

    Bản quyền thuộc Ban liên lạc Họ Doãn Việt Nam
    (Vui lòng ghi rõ nguồn tin nếu bạn sử dụng thông tin từ trang web này)