Kỷ niệm 100 năm sinh cụ Doãn Mậu Côn
Doãn Quý Cối
Năm nay “Hợp phả họ Doãn Việt Nam” được biên soạn xong, cũng là năm kỷ
niệm100 sinh của cụ Doãn Mậu Côn , người con yêu quý của quê hương Song Lãng một người đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của dòng họ Doãn Việt Nam.
Cụ Doãn Mậu Côn sinh năm 1920 trong một gia đình dòng dõi nho gia, cháu bốn đời Tiến sĩ , Đốc học, Doanh điền sứ Doãn Khuê .Thời niên thiếu Doãn Mậu Côn được học trường Bưởi (*), một trường danh giá, nổi tiếng thời đó đến hết Tú Tài phần một, sau làm thư ký phủ Toàn quyền. Năm 1945, cụ tham gia cách mạng và gắn bó nhiều năm với ngành Giáo dục từ Ty đến Bộ , năm 1987 cụ bắt đầu tham gia sinh hoạt Liên chi họ Doãn Hà Nội .
Liên chi họ Doãn Hà Nội được thành lập từ năm 1982 là nơi gặp gỡ thường xuyên của những người họ Doãn đang sinh sống ở Hà Nội.Hà Nội lúc đó chỉ có bốn quận nội thành và một số huyện ngoại thành , sinh họat Liên chi hầu hết là con cháu thuộc bảy chi khởi thủy An Duyên mới chỉ có: Hải Hưng, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình sau này có thêm Thanh Hóa, Nghệ An... Sự hiểu biết về cội nguồn dòng họ và mối quan hệ các chi phái ra sao chưa tường tận. Liên chi Hà Nội đã cử ra một nhóm biên soạn Hợp phả và năm 1984, cuốn Hợp Phả họ Doãn đã hoàn thành.
Hợp phả năm 1984 đã giúp cho người họ Doãn hiểu thêm về cội nguồn,
từ đó mối liên hệ anh em ngày càng mở rộng , các chi về An Duyên lễ tổ ngày càng đông hơn, nhưng vẫn còn nhiều người băn khoăn không biết chi mình có thuộc An Duyên không? Điều băn khoăn ấy là lý do Liên chi Hà Nội cần tiếp tục bổ sung , tu sửa Hợp phả . Tôi đã được Liên chi tiếp tục giao nhiệm vụ này, nhưng khó khăn là tìm người cùng đảm nhiệm. May sao lúc đó có người cho biết cụ Doãn Mậu Côn đã từng công tác trong ngành Giáo dục ,tốt nghiệp khoa Sử Đại học Sư phạm lại thông thạo Hán Nôm và mới nghỉ hưu. Vậy đã có hy vọng tìm được người cộng tác, nhưng tôi còn lo ngại liệu cụ có nhận không?
Trước khi gặp cụ , một vị ở Song Lãng cho biết , cụ đã từng là Thông phán
....................................................................................................................................................................
( * ) Trường Bưởi,ngôi trường nổi tiến thờ xưa , học sinh sau này nhiều người là những chính khách, những , nhà khoa học , quân sự , nhà văn, nhà thơ ....nổi tiếng được ghi danh trong lịch sử và được đặt tên tại các đường phố các tỉnh và thành phố Việt Nam
...............................................................................................................................................................................................................................
Phủ Toàn quyền , con nhà gia giáo,là hậu duệ cụ Nghè Doãn Khuê , tuổi cụ hơn tôi hai thập kỷ nên cũng không dễ gần .
Hôm đến thăm cụ ( ở khu tập thể Thành Công), trái với suy nghĩ ban đầu, tôi gặp một ông già giản dị , mọi sự cách biệt không còn nữa khi tôi giới thiệu tôi là người họ Doãn , giới thiệu về Liên chi Hà Nội và công việc vấn tổ tìm tông, quy tụ họ hàng cùng việc bổ sung, tu sửa Hợp phả . Nghe xong, cụ rất phấn khởi hỏi thêm nhiều về dòng họ hiện nay và nhận lời cùng tôi biên soạn Hợp phả.Cụ cho biết :” Họ Doãn mình ở nước ta còn hiếm, nhưng cứ gặp nhau là quý mến như anh em một nhà .Ngày xưa khi tôi học trường Bưởi mấybạn cùng lớp như Từ Giấy ( GS về dinh dưỡng ), Từ Bích Hoàng ( nhà văn)...thấy họ lạ , hay trêu đùa đọc “Doãn ” là “Roãn ” và rung lưỡi rất lâu .Nhiều khi người họ khác đọc danh sách nào đó gặp người họ ta thường bị đọc sang họ Đoàn. Chính vì vậy nên người nhọ Doãn mà gặp nhau, dù chưa quen cũng thân thiết lắm” Những cảm xúc về họ Doãn như được khơi dậy , không bao giờ hết .Tôi đưa ra băn khoăn về các gia phả xưa cũng như gia phả mới nhất biên soạn năm 1984 chưa gia phả nào nêu rõ cội nguồn họ Doãn . Hiện nay còn có những người tuy là họ Doãn nhưng không có gốc từ An Duyên , vậy làm thế nào để quy tụ được ? Cụ Côn cho biết cuốn gia phả từ cụ Doãn Thự ở Song Lãng viết từ 1784 , sau đó là các gia phả do các con , cháu đời sau bổ sung cũng chỉ biết cuối đời Trần có cụ họ Doãn từ Doãn Xá , huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa về An Duyên lập nghiệp, đó là cụ Tổ An Duyên ngày nay.Nhân soạn Hợp phả lần này phải cố công làm rõ cội nguồn.
Thế là từ đó trở đi , chúng tôi thường xuyên qua lại gặp nhau trao đổi về gia phả , có gia phả nào các chi gửi đến tôi đều mang đến vào trao đổi với cụ.Cụ rất thông thạo Hán Nôm nên khi đọc và phát hiện điều nào mới lạ lại đưa ra thảo luận. Các Gia phả trước nói về cụ tổ họ Doãn từ Doãn Xá về An Duyên cuối đời Trần có viết “ Nhân toại tính Doãn..” và cho rằng vì cụ tổ từ Doãn Xá về An Duyên, để tỏ lòng luôn nhớ quê hương bèn lấy họ Doãn , họ Doãn có từ đó . Cụ Côn nhận định:Họ Doãn thật ra đã có ít nhất từ thời Dương Diên Nghệ còn trước nũa hiện nay chưa biết ...Sau này khi tìm được cội nguồn họ Doãn , đã chứng minh nhận định của cụ là đúng.
Nhóm biên soạn Hợp phả là nơi kết nối quan hệ giữa các chi trong nước , chúng tôi rất vui mỗi lần tìm được một chi mới ,một người anh, em họ Doãn tìm đến vấn tổ tầm tông hay một cuốn gia phả gửi về . Cụ Doãn Quốc Sỹ ( Nhà Văn nổi tiếng ở miền Nam trước đây , anh ruột Nhạc sĩ Doãn Nho, năm nay gần 100 tuổi đang định cư ở Hoa Kỳ) , đã từng tham gia Ban liên lạc họ Doãn ở thành phố Hồ Chí Minh khi về thăm quê , một hôm đã hẹn đến nhà cụ Côn gặp anh em họ hàng .Hôm đó ,chúng tôi nói về truyền thống, phong tục dòng họ và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Liên chi Hà Nội và Liên chi thành phố Hồ Chí Minh, về các thông tin dòng họ.
Cụ Côn còn giới thiệu cho tôi được làm quen với một số gia đình họ Doãn Song Lãng hiện đang sống ở Hà Nội : Doãn Hữu Tích , Doãn Hữu Châu , Doãn Hữu Kim,Doãn Thị Nhị,Doãn Đức Lân, Doãn Huy Thanh ...Sau này tôi đã đến các gia đình đó và họ đã đến sinh hoạt tại Liên chi Hà Nội.
Khi được cụ Doãn Phú ( nhà phong thủy ) giới thiệu về chi Nguyễn Doãn ở Sơn Đồng (Hoài Đức), khoảng năm 1986, cụ Côn đã cùng chúng tôi lần đầu tiên về dự lễ tổ chi Sơn Đồng , lúc đó chưa biết chi Sơn Đồng có thuộc họ Doãn hay không , chúng tôi vẫn được đón tiếp như anh em một nhà , sau này nghiên cứu gia phả mới biết đó là chi hậu duệ Thượng tướng quân Doãn Nỗ.
Hợp phả họ Doãn năm 1992 không thể nói là thành công nếu không tìm được cội nguồn họ Doãn..Một hôm, cụ Doãn Vinh quê gốc ở Cổ Định, Thanh Hóa , đang sinh hoạt ở Liên Chi Hà Nội , sau một lần về quê đã mang đến cho chúng tôi Gia phả họ Doãn Cổ Định . Chúng tôi cùng nghiên cứu cuốn gia phả này và thấy gia phả đã nối liền được chỗ đứt đoạn từ gốc tổ Cổ Định về Doãn Xá , từ đó nối tiếp được từ Cổ Định đến An Duyên .Ngày 30 tháng 4 năm 1991, Liên chi Hà Nội đã tổ chức lần về thăm đất Tổ lần đầu tiên do cụ Doãn Tuế làm trưởng đoàn và xác định Cổ Định là nơi phát tích dòng họ Doãn Việt Nam. Năm sau 1992, Hợp phả họ Doãn đã được biên soạn xong, từ đó các chi trong nước biết về đất tổ đã dần quy tụ ngày càng đông hơn
Cũng từ công việc soạn gia phả , nghiên cứu về Thượng tướng quân Doãn Nỗ chúng tôi có cơ duyên được tiếp xúc với các nhà sử học : Nguyễn Vinh Phúc , nhà Hà Nội học, Dương Trung Quốc , Viện phó Viện Sử học, Nguyễn Quang Ân ... . Chúng tôi đã cùng cụ Doãn Đức Toại ,các vị thuộc chi Phương Chiểu,chi Sơn Đồng , bả Doãn Đoan Trinh, (con cụ Doãn Mậu Côn) cũng là bạn học đồng môn khoa Sử , trường đại học Tổng hợp với các nhà sử học trên) đã nhiều lần về gặp gỡ , cung cấp thông tin, tư liệu cho Ty văn hóa ,Giám đốc Bảo tàng Hải Hưng Tăng Bá Hoành , được gặp cụ Doãn Thế Tịch , Tỉnh ủy viên,Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy . Các lần đi , cụ Côn đều hăng hái tham gia và cung cấp những tin tức rất xác thực . Từ cuộc hội thảo kỷ niệm 100 sinh cụ Doãn Kế Thiện đến việc hoàn thành biên soạn Hợp phả họ Doãn năm 1992 làm cơ sở cho cuộc hội thảo lớn: “Thượng tướng quân Doãn Nỗ và họ Doãn trong lịch sử dân tộc”năm 1993, với sự tham gia của nhiều nhà Sử học đương đại để năm 1995 đền thờ và lăng mộ Thượng tướng quân Doãn Nỗ tại Phương Chiểu được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Cụ Côn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học mà tổ tiên có nhiều cụ đăng khoa, có công đóng góp xây dựng , bảo vệ tổ quốc và sự phát triển dòng họ, đặc biệt những cuốn gia phả xưa đã đóng góp lớn về quy tụ họ hàng . Nối tiếp cụ , Song Lãng hiện nay có các vị : Doãn Tam Hòe ( em ruột cụ Côn) , Doãn Quang Thái đã tham gia hoàn thành biên soạn Hợp phả năm 2020 . Chi Song Lãng vẫn tiếp tục có nhiều người đóng góp cho sự phát triển dòng họ, đó là các cụ cùng thế hệ cụ Côn : Doãn Hữu Kim , nguyên phó Ban Liên lạc họ Doãn Việt Nam, Doãn Quang Thái , Ủy viên thường trực Hội đồng họ Doãn Việt Nam , Doãn Tam Hòe , nguyên Trưởng BLL họ Doãn Việt Nam , phó chủ tịch HĐHDVN, Các con, cháu cụ Côn: Con gái: Doãn Đoan Trinh, nguyên Ủy viên thường trực BLL họ Doãn Việt Nam, con trai: Doãn Vũ Tích UVTT hội đồng HDVN , Doãn Hiệu ( con cụ Doãn Tam Hòe) , UVTT hội đồng HDVN.
Có thể nói , sau thời gian cống hiến xây dựng đất nước , thời điểm nghỉ hưu của cụ Côn rất đúng lúc để đóng góp cho dòng họ . Hợp phả năm 1992 đã giúp cho mỗi người họ ta biết nguồn gốc xa xưa của mình từ đó tăng cường tình đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà.
Hợp phả họ Doãn năm 1992 đã được các nhà Sử học đánh giá cao Trong kỷ yếu hội thảo “Thượng tướng quân Doãn Nỗ và họ Doãn trong lịch sử dân tộc”: GS Trần Quốc Vượng viết:” Hợp phả họ Doãn đã làm công phu trong 10 năm đã biên soạn lần thứ hai tỉ mỉ . Ai là người có văn hóa và hằng quan tâm đến GIA ĐÌNH- LÀNG XÃ-ĐẤT NƯỚC thì nên rất tìm đọc cuốn sách hiếm , quý này...”Tiến sĩ Sử học Tạ Ngọc Liễn nhận xét: Hợp phả họ Doãn là cuốn lịch sử dòng họ Doãn Việt Nam đã được biên soạn công phu.Một số vị người họ Doãn đã trở thành những nhân vật lịch sử mang tầm vóc quốc gia. Đối với người nghiên cứu lịch sử dân tộc, Hợp phả họ Doãn là một tập tài liệu bổ ích để tham khảo. Đối với nhà gia phả học,Hợp phả họ Doãn là một dẫn chứng tốt khi tổng kết phương pháp viết tộc phả”.
Cụ Doãn Mậu Côn đã về với tổ tiên năm 2018 . Nhưng mỗi người họ chúng ta khi nhắc đến cụ đều tỏ lòng thương tiếc , tri ân cụ với những cống hiến lớn cho dòng họ, trong việc sưu tầm biên soạn Hợp phả . Cụ là tấm gương sáng mãi cho thế hệ con cháu noi theo.