TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC
SƠ ĐỒ DÒNG HỌ
BLOG
TÀI LIỆU
LIÊN HỆ
LỊCH SỬ & PHÁT TRIỂN
Khởi nguồn
Danh sách các chi họ
Các Chi tự giới thiệu
CÁC TỔ CHỨC HỌ DOÃN
Ban liên lạc toàn quốc
Ban liên lạc các chi, liên chi
Quỹ khuyến học
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Kỷ niêm 100 năm hợp biên GP
Hội thảo Doãn Uẩn 30/6/11
Hướng dẫn hoạt động
Tư liệu hoạt động dòng họ
CÁC DI SẢN HỌ DOÃN
Nhà thờ, Hoành phi, Câu đối
Địa danh họ Doãn
Những tấm gương
Văn học nghệ thuật
Ảnh, video và Khác
HỌ DOÃN TRONG LỊCH SỬ
Danh nhân họ Doãn thời xưa
Lễ kỷ niệm Doãn Uẩn
Hội thảo Doãn Khuê
Nhân vật họ Doãn thời nay
ẤN PHẨM HỌ DOÃN
Hợp phả họ Doãn 1992
Kỷ yếu hội thảo TTQ Doãn Nỗ 1993
Biên soạn Hợp phả 2011
Kỷ yếu HỌ DOÃN VN 4/2011
Kỷ yếu KHÁNH THÀNH LĂNG MỘ TỔ & GIỖ TỔ 4/2012
Danh mục ấn phẩm người họ Doãn
THÔNG TIN KHÁC VỀ HỌ DOÃN
Những hoàn cảnh khó khăn
Tấm lòng người họ DOÃN
LIÊN KẾT WEBSITE
QUẢNG CÁO
THỐNG KÊ WEBSITE
Đang truy cập:
Yahoo Chat
Skype Chat

 

 

 

"CHÀO MỪNG BÀ CON TRONG DÒNG HỌ VÀ QUÝ KHÁCH ĐẾN THĂM WEBSITE HỌ DOÃN VIỆT NAM"
BIÊN SOẠN HỢP PHẢ
TRUYỀN THỐNG LŨY THẾ TRÚNG TRƯỜNG VÀ CÁC CÁ NHÂN TIÊU BIỂU CỦA HỌ DOÃN PHÚ MĨ

 

 

 

 

 

 

TRUYỀN THỐNG LŨY THẾ TRÚNG TRƯỜNG VÀ

CÁC CÁ NHÂN TIÊU BIỂU CỦA HỌ DOÃN PHÚ MĨ

 

                                                                   

Theo gia phả cũ: cụ tổ chi thứ hai trong bảy chi khởi thủy họ Doãn  An Duyên đã  về Yên Quyết . Từ Yên Quyết vào đầu thế kỷ XVI (  khoảng 500 năm trước), có một cụ về Phú Mĩ  định cư lập nên chi họ Doãn Phú Mĩ ngày nay.

Phú Mỹ xưa là  một làng cổ, có tên là  Vân Ổ sách ( sách là đơn vị cư trú nhỏ nhất có từ khi nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử thời  vua Hùng), sau đổi tên là Phú An sách, nay là thôn Phú Mĩ, xã Ngọc Mỹ , huỵện Quốc Oai, Hà Nội. Phú Mĩ  là một trong các thôn được gọi chung là  Kẻ Than. Đây là một làng nhỏ, chỉ rộng  1km2 ,  gần thị trấn  Quốc Oai và cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 30km. Làng nằm dọc theo bờ sông Ngọc, sông nay đã bị lấp, nhưng xưa kia là một tuyến đường thuỷ quan trọng , nối liền sông Tích với sông Đáy, đến sông Hồng , tức là nối liền cả vùng phên giậu phía Tây với kinh thành Thăng Long. Cái tên làng Than cũng bắt nguồn từ đây (Than: chữ Hán nghĩa là bến sông).

     Nơi đây từ xưa đã có câu:“Phong cảnh tự nhiên thành, nhất đái sơn khê chung tụ  khí”.Do vậy các nhà phong thuỷ cho rằng: thế đất làng Than là thế đất “ngư phục, mã hồi” có thể dng nên được nghiệp vương bá hoặc chí ít cũng làm nên được võ công, văn nghiệp.

Họ Doãn Phú Mĩ hiện có ngôi mộ cổ cách đây khoảng 300 năm với kỹ thuật ướp xác tinh xảo có giá trị cao về học thuật khảo cổ , do PGSTS Nguyễn Lân Cường nhà khảo cổ học trực tiếp về nghiên cứu, đó là ngôi mộ cụ Nguyễn Thị Rạ là dâu họ đời thứ 4 , được vua ban Tiết phụ 

Chẳng biết lý do gì cụ tổ họ Doãn Phú Mĩ đã về đất kẻ Than sinh cơ lập nghiệp, nhưng chắc chắn về vùng đất mới phải trải qua nhiều khó khăn của dân ngụ cư, nên cụ tổ đời thứ nhât, thứ hai chưa thể  theo nghiệp bút nghiên , đến đời thứ ba là cụ Doãn Tiên Chính , hiệu Phúc Thành đỗ Phủ Sinh triều Lê , đã mở nền khai khoa cho dòng họ để kế  tiếp liên tục  các đời sau suốt thời kỳ Nho học có nhiều cụ trúng trường trong các kỳ thi Hương, thi Hội. 

Từ đời 5 đến đời 10 có 6 cụ đỗ Quận trường, Tam trường,Tú tài, 4 cụ đỗ Hương cống, cử nhân, 2 cụ đỗ Tam trường thi Hội( cao hơn Cử nhân). 

Đời 5 Cụ Doãn Mẫn Đạt,huý là Đô, tự: Bá Khanh đỗ Hương cống khoa Bính Tuất (1706) triều Lê, thi Hội trúng Tam trường, được cử làm huấn đạo ở huyện Triệu Phong, sau làm tri huyện ở Lục Ngạn.

       Đời 6 có 2 cụ:

       - Cụ  Doãn Hào, tự: Nguyên Hồng, hiệu Dụng Chu, đỗ Hương cống năm 25 tuổi, thi Hội hai khoa trúng Tam trường, làm quan đến chức Triều Liệt đại phu Binh khoa đô cấp sự trung, tước Tuân Đức tử dưới triều Tây Sơn. 

      - Cụ Doãn Bình Thứ hai lần thi hương triều Lê đều trúng Tứ trường nên gọi là cụ C Kép, làm quan đến chức Tiến công thứ lang, Tuyên Trung Điếm Bạ      

Đời 7 có :

      - Cụ Doãn Huy Thuỳ ( Doãn Nguyên ), hiệu Định Trai Năm 21 tuổi, cụ thi Hương khoa Kỷ Hợi (1779) đỗ Hương Cống, làm chức Quốc tử Giám tư nghị kiêm Huấn Đạo.

    -Cụ Doãn Huy Dịch đỗ đầu xứ và đỗ Quận Trường.

     - Cụ Doãn Huy Huyến , đỗ Quận trường.

     Đời 8: Cụ Doãn Huy Chân, ( Doãn Hoàn ) hiệu Nhĩ Thực, năm 16 tuổi, cụ đỗ đầu xứ, sau đó đỗ Tú tài 4 khoa liền nên gọi là cụ Đụp.

     Đời 9: có 3 cụ :

      -Cụ Doãn Huy Kỳ, hiệu là Ôn Như, thi Hương Khoa Nhâm Dần (1842) đỗ Cử Nhân, làm giáo thụ phủ Phú Bình (Thái Nguyên) rồi quyền tri phủ phủ ấy.

      - Cụ Doãn Huy Khôi,(Doãn Thơ) hiệu Đoan Tư, năm 18 tuổi đỗ Tú tài, khoa Canh Ngọ đời Tự Đức (1870) đỗ Cử Nhân.

      - Cụ Doãn Huy Văn, con thứ hai cụ Huy Chân, thi hương 4 khoa đều đỗ Tam trường, một lần đỗ đầu xứ

     Đời 10: có 2 cụ:

      -Cụ Doãn Huy Cương, hiệu Tử Trương, đỗ Tú Tài khoa Canh Tý(1900)

      - Cụ Doãn Huy Toản, tự Quang Tán, hiệu Tương trọng, đạo hiệu Hoàng Khê Nhẫn Thuyền, đỗ Tú Tài 2 khoa Canh Tý ( 1900) và Quý Mão ( 1903 ) nên gọi là cụ Kép.

      Không chỉ lao tâm nấu sử sôi kinh, khi dược bổ làm quan các cụ đã thể hiện tích cách của người họ Doãn đó là những tấm gương chính trực,yêu nước, thương dân, không khuất phục trước cường quyền. Những trang phả cũ còn ghi việc chống tiêu cử trong thi cử , không khuất phục trước cường quyền của các cụ nay vẫn còn mang tính thời sự:

       - Cụ Doãn Bá Khanh, hiệu Mẫn Đạt khi làm tri huyện Thanh Oai , có quan Thừa chánh Sơn Nam vì đã nhận hối lộ của một thí sinh nên đã chỉ đạo để cho người đó đỗ đầu xứ. Nhưng cụ không nghe, đã  chấm cho một danh sỹ là Hoàng Vĩ đỗ đầu, quan Thừa Chính tức giận. khi thi tỉnh tìm cách hạ Hoàng Vĩ xuống thứ 23. Khi các quan phủ, huyện họp ở Dinh trấn, quan Thừa Chính nói: “ Văn lý của Hoàng Vĩ rất tầm thường mà viên tri huyện Thanh Oai cho đỗ đầu xứ, thế là chấm sai phải mau chịu phạt”Cụ không chút sợ hãi vẫn nói lời khảng khái: “Thi tại tỉnh là quyền của quan lớn, tôi không giám nói gì, xin chờ tới kỳ thi Hương,nếu Hoàng Vĩ không đỗ Thủ khoa, tôi chẳng những chỉ chịu phạt mà còn xin trả lại chức tri huyện nữa”. Quả nhiên cụ không bị phạt và mất chức Tri huyện vì khoa thi Hương năm đó Hoàng Vĩ không chỉ đỗ thủ khoa mà năm sau thi Hội lại đỗ Hội Nguyên (đỗ đầu thi Hội)

             Cụ làm tri huyện ở đó 6 năm, khi biết cụ đến tuổi về hưu, dân trong huyện tập hợp rất đông, đến dinh quan trấn xin lưu cụ ở lại nhưng không được.Ngày cụ về hưu, dân  huyện thuê thuyền lưu luyến tiễn theo cụ đến tận bến đò Lềnh ( thuộc vùng So huyện Quốc Oai) và làm nhiều bài thơ cảm tạ, ca ngợi công đức cụ.Thời đó cụ có tiếng thương dân nên được  tôn cụ là huyện Bụt.

              Đặc biệt, đời 6 c Doãn Nguyên Hồng,(Doãn Hào) hiệu Dụng Chu, sinh năm 1735 . Năm 25 tuổi, Khoa Kỷ Mão (1759), thi Hương đỗ Hương Cống; thi Hội 2 khoa đều trúng Tam trường. Năm Đinh Dậu (1777) cụ  được bổ làm Giảng dụ; năm cụ 1782 , làm tri huyện Phúc Yên, năm 1787 làm tri huyện Bất Bạt.

          Trong những năm làm quan, cụ đã kế tục truyền thống của người cha ( cha cụ là Tri huyện Doãn Bá Khanh đã nêu ở trên ) là một vị quan thanh liêm, chính trực.Cụ luôn chăm lo đời sống nhân dân, xử phạt công bằng nghiêm minh,bọn cướp bóc, cường hào bắt nạt dân lành đều bị trừng trị đích đáng .Dân trong các vùng cụ cai quản đều ca tụng cụ xứng là Quan Phụ Mẫu.

          Năm 1794 cụ  làm  quan   ới  triều  Tây Sơn , do có công giữ nghiêm phép nước và đặc biệt là tài tra xét án, giải được nhiều oan án  lớn  nên được  nhà  vua   thăng chức Triều Liệt đại phu, Bình khoa Đô cấp sự trung, tước Tuân Đức tử, là một chức quan to trong triều. Ở chức cao, quyền lớn cụ càng có điều kiện  chăm  cho dân , lo cho nước, chống lại bọn tham quan, ô lại . 

           Khi mất, cụ được ban táng  trên một mảnh đất riêng  tại xứ Chùa Vạc ( thôn Văn Khê thuộc xã Nghĩa Hương). Cụ được yên nghỉ trong một khu  có vườn cây, hoa trái  phong cảnh tươi đẹp, yên bình, đó là nơi  để khi tưởng nhớ công ơn cụ, nhân dân và con cháu thường xuyên về thăm viếng . Hiện nay cảnh quan đã thay đổi nhiều nhưng ngôi mộ tổ lớn từ trên 200 năm  vẫn trường tồn    đó .

         Cụ Doãn Huy Chân ( Doãn Hoàn ) hiệu Nhĩ thực, đỗ Tú tài 4 khoa nên gọi là cụ Đụp, cụ có tư chất thông minh, năm 16 tuổi đã đỗ đầu xứ .Cụ là người học rộng, khảng khái , được  văn thân trong huyện tôn là Trưởng huyện.Quan phủ nào khinh rẻ, ức hiếp dân chúng, cụ đến thương thuyết với Tổng đốc, lập tức phải đổi đi ngay, cả hàng phủ, ai cũng kính nể cụ.

         Cụ Doãn Huy Khôi ( Doãn Thơ ),hiệu: Đoan Tư, năm 18 tuổi, đỗ Tú tài,  đến năm Canh Ngọ, đỗ Cử nhân.Khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ, cụ đốc suất lính dũng trong làng ra cự địch.Có một lần, cụ cùng dân làng dự tiệc ở sân đình, có tên tướng giặc đi qua sách nhiễu dân.Cụ đã dùng lý lẽ mắng lại, khi biết được tên và uy của cụ, tên tướng giặc phải ra đi.Sau cụ vào kinh nhận chức Hành tẩu rồi  được bổ làm tri huyện nhưng chưa kịp nhận chức thì bị bệnh,  cụ sớm qua đời năm  43 tuổi.

        Cụ Doãn Huy Toản, tự Quang Tán, đạo hiệu Hoàng Khê Nhẫn Thuyền(là thân sinh cụ Doãn Kế Thiện), Cụ hai lần đỗ đầu xứ,  đỗ Tú Tài hai khoa thi :năm Canh Tý (1900) (đcùng anh ruột là Doãn Huy Cương) và năm Quý Mão (1903),  là người nổi tiếng hay chữ nhưng tính cương trực, phóng khoáng nên chỉ đỗ Tú tài. Ở một khoa thi Hương, lẽ ra cụ đỗ thủ khoa nhưng bị giáng vì có một Thầy nho  hối lộ để người nhà đỗ thủ khoa, cụ biết, đến gặp Thầy nho bảo rằng sẽ đi kiện, Thầy nho bảo: “Nếu cậu xứng đáng thủ khoa hãy đối lại câu này: “Đệ tử tụng sư thiên cổ tội” (nghĩa là: học trò kiện thầy tội ngàn năm), lập tức cụ  đối  lại ngay:   Tiên sinh hối lộ bách niên ô” (nghĩa là: thầy đi hối lộ trăm năm ô nhục để đời). Nghe xong ,hoảng quá Thầy không bình tĩnh được nữa chỉ còn biết chắp tay vái lạy “ Xin bái phục cậu , xin cậu hãy bỏ qua cho tôi, cậu không thủ khoa khoa này thì thủ khoa sau, cho tôi xin cậu!…”

Hôm người bạn cụ ở Đông Yên là cụ Lê  Đình  Lục ( sau làm Án sát , là ông nội hai nhạc sỹ nổi tiếng Lê Yên, Lê Lôi. Lê Yên  là một nhạc sĩ tiền chiến , thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam. ) đỗ Cử nhân  được dân làng ra huyện đón rước,  cụ Lục dặn dân chúng:  “ Khi qua làng Phú Mỹ, tuyệt đối không được chiêng trống ầm ỹ vì trong làng đó có cụ Kép Than , danh sỹ nổi tiếng và là ân nhân của ta  , mọi  người  qua làng  phải biết lễ độ.”, sau hai cụ là thông gia ( Hai anh em nhạc sỹ Lê Yên, Lê Lôi là cháu nội và ngoại của hai cụ) .

Cụ  Doãn Quang Tán đã cùng các cụ Doãn Vị( Song Lãng , Doãn Trung Tề (Đình Cao) hợp biên gia phả từ đầu thế kỷ XX.

Ngôi trường Đầu làng được ra đời năm 1924 là nhờ công lớn của cụ Kép Doãn Quang Tán  và cụ Chánh Tổng Nguyễn Văn Thăng( cụ thân sinh nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Thường ), nhiều học sinh của trường, thời niên thiếu đã học ở đây, sau này trở thành danh nhân, cán bộ lão thành, cán bộ cao cấp trong nhiều lĩnh vưc: Doãn Kế Thiện, Doãn Quang Khải, Nguyễn Khắc Lãi, Nguyễn Mạnh Thường, Doãn  Gia Hồng, doãn Huy Chu, Nguyễn Văn Khả( Vũ Bình )…                              

             Uy danh của cụ làm nhiều vị chốn quan trường kính nể, các quan tri phủ về nhận chức ở phủ Quốc Oai, như đã thành thông lệ: công việc đầu tiên phải làm là  tham kiến  cụ Kép Than (Than cũng là tên  làng Phú Mỹ). Khi cụ mất, Cụ cử Dương Bá Trạc (bạn tri âm của cụ , nhà cách mạng , người sáng lập  Đông kinh nghĩa thục quê ở Mễ Sở, Hưng Yên, ở Hà Nội  có đường phố mang tên cụ ) viếng câu đối thương tiếc:

                   Ngán nỗi thời nay, sự thế lung tung trò múa rối

                    Cùng ai chuyện cũ, làng nho lác đác ánh sao mai

           II. Thời kỳ Nho học hết thịnh  :

             Đầu thế kỷ XX, khi Nho học hết thời thịnh, nhưng họ Doãn Phú Mỹ  không bỏ chữ Nho, các cụ vẫn theo học tuy không học để thi cử , nhưng học để tiếp thu , chắt lọc cái tinh túy của của đạo Nho  truyền lại cho con, cháu và nhân dân. Nhiều cụ dạy chữ Nho trong làng , trong tổng như các cụ đời thứ 11: cụ Tổng sư  Doãn Huy Quân, cụ Cửu phẩm văn Giai Doãn Huy Đào , Cụ Doãn Huy Luyện Cụ Doãn Huy Thiệu ,cụ Doãn Văn Nhuận…Đặc biệt Một trong những người đầu tiên  từ Nho học chuyển sang nền học Quốc ngữ là cDoãn Kế Thiện

      cụ Doãn Kế Thiện (1891-1965) , thuộc đời thứ 11. Bỏ bút lông, cầm bút sắt, cụ trở thành một nhà báo danh tiếng từ trước năm 1945 với các bút hiệu Sở Bảo, Long Thành, Bất Ác, Sơn Vân, là nhà văn hóa nổi tiếng : cụ thuộc lớp các nhà báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, nhà dịch giả chữ Hán, nhà  Hà Nội học ,nhà nghiên cứu, sáng tác đa tài ,nhà hoạt động xã hội xuất sắc, nhà hoạt động cách mạng, từng là Uỷ viên Chủ tịch đoàn Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội. Năm 1941 Doãn Kế Thiện là người sáng lập tờ Thanh Nghị, quy tụ nhiều học giả, trí thức lớn đương thời. Cụ là tác giả nhiều cuốn sách có giá trị về văn hóa, như Lược khảo thơ Trung Quốc (Mai Lĩnh- 1942), Máu thịt xây thành, Hà Nội cũ (Đời mới- 1943), Nguồn gốc và văn pháp chữ Hán (Mai Lĩnh- 1944). Năm 1959, cụ viết cuốn Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội, được coi là tác phẩm đặt nền móng cho ngành Hà Nội học hiện đại.

           Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên. Tháng 7-2001, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội ra Nghị quyết đổi và đặt tên mới cho phố Béc- la ( quận Cầu Giấy) đổi thành phố Doãn Kế Thiện.

 

                III.Thời hiện nay :

              Họ  Doãn  tiếp tục truyền thống :                         

          Cụ Doãn Quang Khải ( 1925-2007, thuộc đời 12 ), cụ nhập ngũ ngày 19-8-1945, tham gia kháng chiến chống Pháp trải qua các chiến trường: Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Việt Bắc, Bình Trị Thiên;Trong kháng chiến chống Mỹ đã tham gia chiến trường Tây Nguyên, Bình Trị Thiên

         Năm 1950 cụ được cử sang học trường đào  tạo  sĩ quan lục quân ở Trung Quốc, cuối khoá học, hưởng ứng cuộc thi sáng tác ca khúc trong trường.,cụ đã sáng tác nên bài ca bất hủ: “ Vì nhân dân quên mìnhTừ thuở đó bài hát đã song hành cùng quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc và nay đã trở thành Quân ca của Quân đội nhân dân Việt Nam.  Bài hát “ Vì nhân dân quên mình”đã là bài ca sống mãi cùng năm tháng với quân đội và nhân dân ta, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

 

            Cụ Doãn Gia Hồng (sinh năm 1929, đời thứ 13),tốt nghiệp Đại học Bưu điện năm 1963, tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945, từng công tác tại Ban giao thông liên lạc Trung ương , Nha Bưu điện Trung ương, Tổng cục Bưu điện. Miền Bắc giải phóng ,Cụ đã cùng chuyên gia nước ngoài xây dựng mạng lưới thông tin miền Bắc

Trong kháng chiến chống Mỹ, Cụ Hồng đã có mặt ở khu IV cũ, lúc đó, phân Tổng cục Bưu điện đặt ở Nghệ Tĩnh, nơi trực tiếp đương đầu với đạn bom khốc liệt của không quân Mỹ.

            Cụ Hồng đã được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương khác.Cụ đã trải qua các chức vụ: Cục phó, quyền Cục trưởng cục xây dựng cơ bản,Cục phó Cục Vật tư Bưu điện, Phó Giám đốc Công ty Vật tư Bưu điện và nghỉ hưu năm1989. 

        Cụ Hồng đã tích cực tham gia và đóng góp nhiều cho họ Doãn ở quê Phú Mỹ và họ Doãn Việt Nam, cụ nguyên là Trưởng chi nhánh Phú Mỹ ở nội thành Hà Nội , nay tuổi cao sức yếu, cụ đã động viên con cháu tích cực tham gia công việc họ hàng.

          

          Cụ Doãn Huy Chu ( 1928- 2008 đời thứ 13 ),là cán bộ tiền khởi nghĩa, tham gia cách mạng từ tháng 4 năm 1945, năm 1946 vào bộ đội .Suốt 40 năm trong quân ngũ, cụ đã xông pha khắp các chiến trường Nam, Bắc, đã trải qua các chức vụ từ chính trị viên đại đôị, Chủ nhiệm chính trị trung đoàn 228,212 thuộc Quân chủng Phòng không, không quân,Chính ủy Binh trạm 41,33,39 thuộc Bộ tư lệnh đoàn 559, sau làm Cục phó Cục lao động , Tổng cục xây dựng kinh tế, Bí thư đảng ủy, Chính ủy sư đoàn 472, Binh đoàn12, tháng 9-1978 được phong quân  hàm Đại tá. Cụ nghỉ hưu năm 1985, mất ngày19 tháng 4 năm 2008.Cụ được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương  khác. 

 

         Lúc sinh thời , cụ Chu tính cương trực, luôn đấu tranh không khoan nhượng với các sai trái .Cụ rất nhiệt tình với mọi công việc của họ hàng. Cụ là người khởi xướng , ủng hộ việc  thành lập Ban Khuyến học họ Doãn Phú Mỹ từ năm 1999.Cụ đã cùng với cụ Hồng, đề xuất thành lập 1 chi nhánh Phú Mỹ ở nội thành Hà Nội từ những năm thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhánh này đã duy trì hoạt đông từ đó tới nay , các gia điình trong họ sinh sống tại Hà Nội đã có những dịp họp mặt, thăm hỏi, động viên nhau lúc vui, lúc buồn thắm thiết tình huyết thống.

         PGS, TS, nhà giáo ưu tú,  Thiếu tướng Nguyễn Khắc Lãi (1831-1994), cháu ngoại họ Doãn , đời thứ 13, con cụ Doãn Thị Ly) từ nhỏ , gia đình nghèo khó, phải làm đủ các nghề : cấy thuê, làm mướn kéo xe bò  mới có thể đến trường đi học. Năm 1947, Nguyễn Khắc Lãi gia nhập quân đội, làm nhân viên tình báo của phòng Tình báo khu II, vào Đảng năm 1949 ., làm thư ký Quân huấn trường Quân chính khu 3, trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội .. Cụ Nguyễn Khắc Lãi nhiều năm gắn bó và trưởng thành từ ngành Hậu cần, tham dự khóa học đầu tiên tháng 6 năm 1956 tại trường Sỹ quan hậu cần, ở lại trường làm giáo viên quân nhu, rồi Chính trị viên, phó khoa Quân nhu của trường . Sau khi học ở Liên Xô, về nước năm 1978 cụ tiếp tục được giao chức vụ:phó Chủ nhiệm Hậu cần binh chủng pháo binh, phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng trường Sĩ quan |Hậu cần , thuộc Tổng cục Hầu cần,  được phong hàm Phó Giáo sư . Tháng 8 năm 1990, cụ  Nguyễn Khắc Lãi  được thăng cấp quân hàm Thiếu tướng, tháng 11 cùng năm được phong tặng nhà giáo ưu tú.

        

             TS , Thứ trưởng  Doãn Mậu Diệp , sinh năm 1959, thuộc đời thứ 13. Thời niên thiếu Doãn Mậu Diệp học tập và sinh sống trong cảnh gia đình  nghèo túng .  Đây là thời kỳ khó khăn chung của cả nước , mà gia đình Doãn Mậu Diệp  là điển hình . Cụ Doãn Đức Thụ trong hồi ký về gia đình kể cho các con:

Ngày ấy , buổi sáng bố đi dạy học xong lại vào rừng lấy củi hoặc đành hanh về bán.nhiều hôm, gặp mưa 3,4 giờ sáng mới về.Có hôm  sáng đạp xe đi mua lá cọ về khâu nón, nơi bán lá cách thị xã Phú Thọ 12 km, đến 5 giờ chiều mới tới nơi, mua xong, có tin bão, vẫn phải về ngay,nếu  lại thì bố không  kịp về  dạy học.Về đến thị  xã Sơn Tây, gió mạnh, mưa to, cây đổ nhiều  ,vừa mệt , vừa đói, vẫn cố  đạp xe,thế là cả đi và về  ngồi trên xe đạp   25 giờ liền   . Gia đình có chỉ có bố, mẹ là lao động chính, ông, bà đã già, yếu Diệp là con cả nên suốt những năm học  phổ thông vẫn phải ra đồng làm công việc như người lớn .

 Không có thời gian học tập nhiều nhưng Diệp vẫn luôn là học sinh xuất sắc , đã từng đạt danh hiệu giỏi cấp  tinh, cấp quốc gia và năm 1976 trúng tuyển vào khoa Toán Đại học Kinh tế Quốc dân với số diiểm khá cao, năm 1994, là một trong số rất hiếm người thời ấy  bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại khoa Toán.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Doãn Mậu Diệp về làm việc tại Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Từ một nhân viên , ông   đã hoàn thành tốt các công việc  và được giao nhiệm vụ quản lý từ cấp vụ, cấp cục , cấp viện rồi được luân chuyển làm Giám đốc sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bắc Kan, Phó Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình,  từ năm 2010 đến nay là Thứ trưởng Bộ  Lao động, thương binh và xã hội.

        Thạc sĩ Doãn Gia Cường , sinh năm 1963, đời thứ 14 là con cụ Doãn Gia Hồng. Năm 1984, tốt nghiệp  Đại học Kinh tế quốc dân, Doãn Gia Cường đã  có một vị trí làm việc tốt ở Tổng cục Bưu điện Nhưng không muốn là viên chức nhà nước, để thử sức mình,năm 1995 Doãn Gia Cường đã cùng một số bạn cùng lớp K22,  khoa Toán Kinh tế và một số khác đứng ra thành lập công ty Hòa Phát,  thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Hiện nay, tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn mạnh  nhất của Việt Nam có hệ thống sản xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh thổ , với gần 10.000 cán bộ công nhân viên. Tập đoàn Hòa Phát hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản – Sản xuất than coke - Kinh doanh Bất động sản ... Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt nam về hàng nội thất văn phòng

Từ 4/2000 đến 11/2006 ông Doãn Gia Cường là Phó GĐ Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nội thất Hòa Phát. Từ 12/2006 đến nay ông là Giám đốc. Hiện tại ông giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Công ty Nội thất Hòa Phát. Trong nhiều năm liên tục, Doãn Gia Cường luôn đứng trong tốp 50 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, Năm 2016 vừa qua đứng thứ 36

 

Đảm nhận trọng trách của nhà nước hay ở doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam , dù rất bận nhưng  khi có  những sự kiện lớn của  dòng họ Doãn Việt Nam  và chi họ Phú Mỹ,  các ông Diệp  và Cường đều giành thời gian về với họ hàng động viên, đóng góp đáng kể  tinh thần và vật chất xây dựng dòng họ và được bà con, anh em quý mến 

Con cháu họ Doãn Phú Mĩ  ngày nay vẫn không ngừng phấn đấu , rèn luyện bản thân, luôn luôn tu nhân tích đức và luôn làm điều thiện nối tiếp truyền thống dòng họ hứa hẹn sẽ có nhiều người con tiêu biểu góp phần vào truyền thống văn công , võ nghiệp nói chung của dòng họ Doãn Việt Nam 

 

 

 

 

 

 


    Comments (0)       Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server In       Lên trên

Viết bình luận của bạn:

Tên:
Email:
Tiêu đề:
Bình luận:
 





Template khác:
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả chi Liêu Xá (24/6/2018)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Kính gửi Ban biên soạn gia phả các chi.
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả chi Liêu Xá (Sửa xong lần cuối)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả chi Liêu Xá ( Sửa lần cuối)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả chi So( mới sửa )
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả Chi Trưởng và một nhánh chi Vĩnh Khang thuộc Liên chi Vân Cốc , Phúc Thọ
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả chi Liêu Xá
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả chi Đại Duy ( mới sửa lại)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Gia phả Sơn Đồng
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Chi 5 Hoành Lộ

VIDEO CLIP
 
  • Khánh thành tu tạo nhà thờ Sơn Đồng ngày 23/12/2012
  • Lễ Giỗ và khánh thành lăng mộ Tổ (Clip 2)
  • Clip hóa bát hương tại lễ khánh thành Lăng mộ Tổ 18/3/Nhâm Thìn
  • Lễ Giỗ và Khánh thành lăng mộ Tổ 18-19/3/Nhâm Thìn
  • ALBUM ẢNH
    DANH SÁCH CÔNG ĐỨC CỘNG 2 ĐỢT XÂY NHÀ THỜ CỔ ĐỊNH
    BÁO CÁO CỦA TRƯỞNG BLL (1)
    ThaiHung_Tuduong
    Ý KIẾN NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đề xuất một phương án xây dựng nhà thờ mới
  • THư của Doãn Thị Dương Tuyên (Bố Trạch - Quảng Bình)
  • Thư của Doãn Thị Hương
  • THÔNG TIN TÌM VIỆC
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần hỗ trợ học tập
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần tìm việc làm
  • HỖ TRỢ TN-SINH VIÊN
  • THƯ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đại lý bếp đun trấu không khói
  • Thông tin có thể hỗ trợ học tập và tìm việc làm
  • QUỸ KHUYẾN HỌC
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2014
  • THONG BAO VE KHUYEN HOC
  • Danh sách phát thưởng khuyến học dịp giỗ 1/3 Quý Tỵ tại An Duyên
  • Danh sách XD Quỹ Khuyến học năm 2011, 2012 và 2013
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2012 (đợt 3)
  • CÁCH SỐNG
  • Bàn về sự ấu trĩ
  • Chiến lược và cạnh tranh (Michael Porter)
  • Những điều răn của cổ nhân
  • Học làm người
  • Thành kiến
  • VIỆC HỌC & PP HỌC
  • Học như thế nào?
  • Trao học bổng Amcham 2012
  • Giới thiệu về một số phương pháp TƯ DUY
  • Phương pháp học tập và luyện thi hiệu quả
  • NGŨ TRI ĐƯỜNG
  • SÁCH & TÀI LIỆU HỌC
  • YẾU LƯỢC SỬ CA
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Chương2: Sóng Cơ
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Dao động điều hòa
  • Địa chỉ các website phục vụ việc học tập
  • HỘI NGHỊ 16-1-2010
  • Thư của ông Doãn Minh Tâm tại hội nghị 16/1/2010
  • Ảnh chụp tại hội nghị 16-1-2010
  • Phát biểu khai mạc Hội nghị
  • Phát biểu của đại điện Ban liên lạc dòng họ
  • Vài lời phân tích kết quả thi ĐH 2009 của con cháu họ Doãn
  • NGỤ NGÔN VÀ TRIẾT LÝ
  • Ngu công dời núi
  • Chim Hỉ Thước
  • Gia Cát Khổng Minh khuyên con
  • chữ NHẪN
  • Lời Phật dạy
  • CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN
  • Thông báo về việc tạm hoãn hội nghị CLBTN họ Doãn
  • DIỄN ĐÀN MỚI CỦA THANH NIÊN HỌ DOÃN
  • Danh sách thành viên CLB (theo chi)
  • Tổ chức và Chương trình hoạt động
  • Danh sách thành viên CLB (theo Trường, tổ chức)
  • Thời tiết | Giá vàng | Giá ngoại tệ | Liên hệ | QUAY VỀ TRANG CHỦ

    Bản quyền thuộc Ban liên lạc Họ Doãn Việt Nam
    (Vui lòng ghi rõ nguồn tin nếu bạn sử dụng thông tin từ trang web này)