TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC
SƠ ĐỒ DÒNG HỌ
BLOG
TÀI LIỆU
LIÊN HỆ
LỊCH SỬ & PHÁT TRIỂN
Khởi nguồn
Danh sách các chi họ
Các Chi tự giới thiệu
CÁC TỔ CHỨC HỌ DOÃN
Ban liên lạc toàn quốc
Ban liên lạc các chi, liên chi
Quỹ khuyến học
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Kỷ niêm 100 năm hợp biên GP
Hội thảo Doãn Uẩn 30/6/11
Hướng dẫn hoạt động
Tư liệu hoạt động dòng họ
CÁC DI SẢN HỌ DOÃN
Nhà thờ, Hoành phi, Câu đối
Địa danh họ Doãn
Những tấm gương
Văn học nghệ thuật
Ảnh, video và Khác
HỌ DOÃN TRONG LỊCH SỬ
Danh nhân họ Doãn thời xưa
Lễ kỷ niệm Doãn Uẩn
Hội thảo Doãn Khuê
Nhân vật họ Doãn thời nay
ẤN PHẨM HỌ DOÃN
Hợp phả họ Doãn 1992
Kỷ yếu hội thảo TTQ Doãn Nỗ 1993
Biên soạn Hợp phả 2011
Kỷ yếu HỌ DOÃN VN 4/2011
Kỷ yếu KHÁNH THÀNH LĂNG MỘ TỔ & GIỖ TỔ 4/2012
Danh mục ấn phẩm người họ Doãn
THÔNG TIN KHÁC VỀ HỌ DOÃN
Những hoàn cảnh khó khăn
Tấm lòng người họ DOÃN
LIÊN KẾT WEBSITE
QUẢNG CÁO
THỐNG KÊ WEBSITE
Đang truy cập:
Yahoo Chat
Skype Chat

 

 

 

"CHÀO MỪNG BÀ CON TRONG DÒNG HỌ VÀ QUÝ KHÁCH ĐẾN THĂM WEBSITE HỌ DOÃN VIỆT NAM"
THÔNG TIN, TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016

 Hä DO·N VIÖT NAM

XUÂN BÍNH THÂN

2016

Song L·ng 21-2-2016

 

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

 Nhân ngày đầu Xuân Bính Thân - 2016

BAN LIÊN LẠC HỌ DOÃN VIỆT NAM

 

Kính chúc mừng các cụ cố “NHẤT BÁCH”,

các cụ ĐẠI THỌ, HỒNG THỌ

Dồi dào sức khoẻ, thêm nhiều tuổi đời,

Vui hưởng phúc lộc cùng con cháu và họ tộc

 

Kính chúc các cụ ông cụ bà;

các ông bà, bác bá chú thím cô già dì;

các anh chị em nội, ngoại, dâu, rể một năm mới

Mạnh Khoẻ - An Khang - Thành Đạt - Hạnh Phúc - Thịnh Vượng

 

Chúc các cháu trẻ tuổi trau dồi được nhiều kiến thức,

Nâng cao được năng lực chuyên môn, ngoại ngữ

Để đón đầu những luồng gió mới của

Đất nước đang hừng hực khí thế mới,

Mỗi người đạt được nhiều thành tựu mới

 

Kính mong cho Đại Doãn Tộc Việt Nam

Hoàn thành được những kế hoạch lớn của năm mới

XÂY DỰNG XONG NHÀ THỜ TRIỆU TỔ

HOÀN THÀNH CUỐN ĐẠI HỢP PHẢ 2016

 

TOÀN HỌ TỘC TA ĐOÀN KẾT VÀ THÀNH CÔNG

 

TM BAN LIÊN LẠC HỌ DOÃN VIỆT NAM

Q. Trưởng Ban

Doãn Tam Hoè

 

 

 

 

XUÂN BÍNH THÂN

MỘT MÙA XUÂN TRÀN ĐẦY HY VỌNG

Doãn Tam Hoè

Xuân mới

Cỏ cây thay lá mới,

Đất nước có lãnh đạo mới

Kinh tế có Định hướng mới, Hợp tác mới, Hội nhập mới…

Mỗi con người, mỗi gia đình đã có bao niềm vui mới, thành đạt mới, dự định mới…

Hôm nay chúng ta tề tựu nơi đây cũng là một nét mới trong hoạt động sau 30 năm của dòng họ.

Xin kính chúc toàn thể Đại Doãn tộc chúng ta người người khoẻ mạnh, thành công và hạnh phúc; mỗi cụ cao niên thêm trường thọ để vui cùng con cháu và chứng kiến những đổi thay của Đất nước, của Dân tộc và của Nhân loại; mỗi cháu thanh thiếu niên đạt thành tựu cao trong học tập, công tác, hoà vào sự thay đổi vũ bão của xã hội và tiến lên không ngừng. Đạt được điều đó cũng là niềm vui mới của chúng ta.

 Trong năm qua chúng ta còn có gì mới? Mỗi các nhân, mỗi chi họ đề có nhiều cái mới; còn riêng về công việc họ thì Đại tộc ta đã hoàn thành một phần công trình Nhà thờ Tổ Cổ định mới; các chi đã có nhiều công trình tu tạo lăng mộ, nhà thờ mới; nhiều chi đã và đang hoàn thành bản viết mới về gia phả của chi mình; Nhà thờ, lặng mộ được cấp bằng Di tích mới …

Những niềm vui phấn khởi ấy thúc đẩy chúng ta thêm nhiều mơ ước mới, nhiều cố gắng mới. Mơ ước của chúng ta năm 2016 này là hoàn thành xây dựng nhà thờ Triệu Tổ và viết xong Hợp phả mới. Mục tiêu ấy sẽ không hoàn thành nếu không có quyết tâm mới.

Để điều hành công việc với một khí thế mới Ban Liên lạc đã hoàn thiện một số Ban:

Ban Xây dựng nhà thờ Tổ. Ông Doãn Mạnh Hồng Phó Trưởng BLL làm Trưởng Ban Xây dựng, ông Doãn Trọng Tiên làm phó Ban phụ trách công tác vận động tài chính, ông Doãn Thơm phó Ban đại diện cho chi sở tại, ông Doãn Đức Duẩn phụ trách tài chính, ông Doãn Quốc Khoa và Doãn Minh Khôi phụ trách phần kiến trúc…

Ban Khuyến học nay thêm chức năng Mừng thọ, do PGS.TS. Doãn Minh Tâm làm Trưởng ban; PGS.TS. Doãn Thị Liễu và TS.KTS. Doãn Quốc Khoa vẫn là các thành viên nòng cốt của Ban này.

Tới đây sẽ phải bổ sung thêm nhiều người vào Ban Liên lạc, do nhiều cụ cao niên không hoạt động nhiều được như trước nữa; phải tăng nhân lực cho Ban phả; phải tăng cường công tác tuyên truyền và quản lý trang WEB của dòng họ; phải cử vác vị thường trực và Tổng Thư ký BLL; phải củng cố Ban Lễ tiết; phải đẩy mạnh công tác tài chính…

Về những hoạt động thu tộc, chúng tôi cho rằng năm nay nhân công tác phả, Ban phả sẽ có nhiều đoàn đi đến các chi họ, qua đó tạo sự gắn kết sâu sắc hơn giữa các chi họ và toàn Đại tộc. Việc này chúng ta phải theo gương các thành viên BLL thời kỳ cụ Doãn Tuế phụ trách.

Các hoạt động lễ hội trong toàn Đại tộc phải lên kế hoạch tổng thể để có thể cổ suý bà con tham gia đông vui và có thể đến được những chi họ chưa tới thăm bao giờ. Hoạt động họp mặt mừng Xuân hàng năm sẽ tổ chức lần lượt ở các chi họ khắp mọi vùng miền.

Năm nay tổ chức Họp mừng Xuân ở Song Lãng một là vì nơi đây có nhiều di tích của dòng họ, một là vì ngày Chủ nhật 14 tết gần trùng với ngày Tế Tổ họ Doãn Song Lãng (15 tháng Giêng), một là vì nơi đây ra đời bản phả 1816 mà năm nay chúng ta lấy trọng tâm công tác là công tác phả. Hội thảo về công tác phả và kỷ niệm 200 năm cuốn phả 1816 nói trên, dự kiến sẽ tổ chức tại Nhà thờ Cổ Định nhân dịp giỗ Tổ tháng Ba tới đây. Cùng với Hội thảo đó chúng ta sẽ tổ chức lớn một đợt quyên tiền công đức xây dựng nhà thờ.

Năm mới đã nửa tháng rồi, thời gian là hạnh phúc nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, nếu chúng ta chần chừ, thì nó cứ trôi, mỗi giây trôi đi là một mất mát, cho nên chúng ta phải chắt chiu thời gian để kịp hoàn thành những nhiệm vụ không dễ dàng gì mà ta đã đề ra.

Trước mắt Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc sẽ phải hoàn thiện tổ chức, phải huy động được tiềm năng các thành viên trong họ cả nội, cả ngoại. Các con cháu thành đạt phải có trách nhiệm hơn với tổ tiên, với dòng họ, mọi sự đóng góp là vật chất, là ý tưởng, là tinh thần cổ suý… của mỗi thành viên đều hết sức quý báu và dòng họ luôn luôn trân trọng.

Năm nay họp mừng Xuân ở Song Lãng, nên trong kỷ yếu chúng tôi dành nhiều trang cho Song Lãng, năm tới chi họ đăng cai cũng phải viết nhiều bài giới thiệu về quê hương, về chi họ mình để toàn Đại tộc được thêm hiểu biết.

Rất tiếc là buổi họp mặt hôm nay vừa ngắn ngủi vừa mang một nội dung lại vô cùng phong phú, nên tôi chỉ xin có vài lời vắn tắt trên đây. Trước khi dừng lời, xin kính chúc toàn thể các cụ, các ông bà, anh chị và các cháu có mặt tại đây phấn khởi vui Xuân cùng chi họ Doãn Song Lãng, giao lưu tìm hiểu được nhiều về chi họ này và một lần nữa xin chúc toàn Đại tộc ta An Khang và Thành đạt.

Xin Cám ơn!

                                                                                                                         Song Lãng, 14 Tết Bính Thân

 

 

THƯ CHÚC TẾT BÍNH THÂN

Doãn Tiến Dũng

Nguyên trưởng BLL họ Doãn Việt Nam

      Mùa xuân mới đến với bao nhiêu dư cảm và khát vọng đã đến bên thềm nhà mỗi chúng ta. Đất trời như hòa cùng một nhịp với lòng người.

      Họ Doãn có từ thời Hùng Vương, cùng với lịch sử đất nước cũng chứa đầy những thử thách và cam go, cứ mỗi độ xuân về cũng là những thời đoạn mà sức mạnh của dòng tộc đoàn kết, trí tuệ của toàn họ tộc lại được phát huy cao độ để vượt lên, để khẳng định bản lĩnh, để hun đúc và lập lên những kỳ tích mới.

      Năm 1882, họ Doãn bắt đầu hình thành Gia phả 1911, cuốn phả đầu tiên ra đời năm 1982 được biên soạn lại, năm 1992 được xuất bản từ đó đến nay được tái bản nhiều lần, hàng ngàn cuốn, nay chúng ta đang biên tập, chỉnh lý bổ sung để xuất bản.

      Năm 1982, Ban liên lạc họ Doãn được thành lập, từ đó họ nhà dần dần được qui về một mối.

      Mỗi đợt xuân về:

      Từ đó đến nay họ nhà đều tụ hội để chúc nhau mừng nhau mạnh khỏe, hạnh phúc, an lành.

      Cùng nhau bàn việc họ, đẩy nhanh việc viết Gia phả,... Duy trì những ngày giỗ Tổ, xây dựng lăng mộ, nhà thờ, mừng thọ các cụ cao niên, phát thưởng khuyến học, khuyến tài cho thế hệ trẻ, mở rộng giao lưu giữa các chi họ,..

      Nhìn lại thời gian qua, họ nhà đã làm được nhiều việc mà nhiều họ khác chưa làm được. Công trình thế kỷ đã được tạo dựng, lịch sử danh nhân đã được đánh thức. Thế hệ con cháu đã tiến bộ nhiều... đó là niềm vui khôn tả.

      Nhân dịp xuân mới cũng nghiêm túc đánh giá chúng ta còn những mặt yếu kém ở một số cá nhân và tập thể như chưa quan tâm đến việc làm Gia phả, còn thiếu nhiệt tình với dòng họ, còn có hiện tượng mất đoàn kết.

      Những năm cuối thập niên thứ hai thế kỷ 21, họ ta còn nhiều việc phải làm:

      - Xây dựng xong nhà thờ họ tại Cổ Định

      - Làm các thủ tục xin Nhà nước cấp bằng di tích

      - Bổ sung, chỉnh lý để xuất bản Gia phả toàn họ

      - Làm một bộ phim về dòng họ Doãn Việt Nam

      - Viết và xuất bản cuốn sách giới thiệu “Họ Doãn xưa và nay”...

      Tôi hy vọng  năm 2016,  họ Doãn sẽ đi vào lịch sử với nhiều sự kiện quan trọng... Kế thừa và sáng tạo từ những kinh nghiệm và thành quả của trên 30 năm qua của ông, cha, anh đã dựng móng xây nền. Chúng ta sẽ đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ để nâng tầm vóc tin yêu, để hội tụ thêm sức mạnh mới cho một tiến trình mới vượt qua mọi khó khăn, họ ta sẽ vươn tới và phát triển mạnh.

      Ban liên lạc mới đã và đang hình thành, những gương mặt đầy tin yêu, đội ngũ mới trẻ, khỏe, trí tuệ, đầy tâm huyết được lựa chọn, hy vọng rằng họ Doãn sẽ phát triển không ngừng với lịch sử ngàn đời yêu mến của chúng ta.

      Về phần mình:

      Vì tuổi cao, sức yếu, bệnh hiểm nghèo, tôi đã tạ với tổ tiên, nay cáo lỗi với toàn họ xin được nghỉ việc họ.

      Tôi vô cùng kính trọng và biết ơn các chi họ, các cụ cao niên, cô, bác, anh, chị, con cháu nội ngoại đã tạo mọi điều kiện đồng hành cùng tôi chăm lo việc họ trong suốt hơn 25 năm qua.

      Trong quá trình ấy họ ta làm được rất nhiều việc lớn xong “điều ong, tiếng ve”, “đơm đặt, thị phi” không phải không có. Về cá nhân tôi nghiêm túc kiểm điểm trong suốt quá trình phụng sự tổ tiên, tham gia việc họ không làm bất cứ điều gì, việc gì phải hổ thẹn với lương tâm.

      Nhân dịp xuân Bính Thân, kính chúc dòng họ ngày càng phát triển.

Kính chúc các cụ cao niên mạnh khỏe sống lâu

Chúc cô, bác, anh, chị, con cháu hạnh phúc thành đạt, tiến bộ không ngừng./.

                                                                  Tháng 2 Xuân Bính Thân 2016

 

 

AN DUYÊN, MỘT PHẦN CỘI NGUỒN

THIÊNG LIÊNG VÀ KỲ VỌNG

Doãn Tiến Dũng

Ngày 27 tháng 12 năm 2015 tại An Duyên, mảnh đất địa linh nhân kiệt có thế đt hình rồng cuộn, rùa nằm, phượng múa, con cháu khắp nơi đổ về tụ hội mang trong mình niềm phấn khởi, tự hào để đón Bằng di tích thờ cúng các danh nhân sinh ra từ mảnh đất này, đã suốt đời cống hiến công lao cho đất nước làm rạng danh dòng tộc.

Như chúng ta đã biết vào những năm cuối của đời Trần, đầu đời Lê, Cụ thượng khởi tổ của họ Doãn từ Doãn Xá, huyện Đông Sơn, Phủ Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa tìm đến đất Tử Dương rồi đến An Duyên làm nơi sinh sống. Cũng từ mảnh đất này, nơi phát tích của một số chi họ Doãn ở miền Bắc nước ta ra đời.

Thưa quý vị,

Hôm nay được về tham dự những này lễ trọng thể này, chúng ta hết sức phấn khởi và rất trân trọng tự hào trước sự cố gắng của các Cụ, các ông trong Ban liên lạc cùng chi An Duyên trong thời gian qua đã cố gắng tập trung chỉ đạo hoàn thành cơ bản việc xây dựng 3 ngôi mộ Tổ, tu sửa lại nhà thờ, làm thủ tục và đã được cấp Bằng di tích để hàng năm con cháu các nơi xa gần có điều kiện về dâng hương chiêm bái Tổ.

Kính thưa các cụ, ông, bà, cô bác anh chị, con cháu nội ngoại của dòng tộc, năm Ất Mùi sắp qua, năm Bính Thân sắp đến, cho phép tôi thay mặt hội đồng họ tộc các chi gốc An Duyên kính chúc các cụ cùng chú bác, anh chị sang năm mới luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống...

Hôm nay, tại đất An Duyên và Tử Dương, đứng trước bàn thờ tổ, ai cũng xúc động tự hào, thành kính tri ân công đức của tổ tiên.

Chúng ta đã biết, truyền thống của dòng họ Doãn có bề dày hàng nghìn năm lịch sử, hàng trăm thế hệ, vẫn giữ được nếp gia phong “lấy dân làm gốc, lấy nghĩa làm nền, tu trí để học hành, làm rạng danh tông tộc”, “Trung với nước, hiếu với dân”, đó là nền tảng đạo lý làm người. Truyền thống đó đã được tổ tiên ta tạo dựng, vun đắp từ lâu.

Là con cháu của Tổ, chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng, trong quá trình hình thành và phát triển của Họ Doãn Việt Nam, thì An Duyên là chiếc nôi thứ 2 Tổ Tiên đã tiếp tục tạo dựng nên một nền tảng tư tưởng, hoàn thiện ý thức hệ: “Thế vi - Nông gia - Sĩ tộc” Tiếp tục thắp sáng ngọn lửa gia phong họ Doãn mãi mãi soi đường cho các thế hệ con cháu bước tới sự phát triển.

Kính thưa Quý vị:

Nhìn lại lịch sử tổ tiên họ Doãn đã khai thiên lập địa từ Chạ kẻ nửa thời Hùng Vương, tên đất, tên núi, tên sông như Kim Sơn - Cổ Định, dòng Lãn Thủy trong xanh mát rượi, mặt trời quanh năm sáng rọi, ánh trăng vằng vặc êm dịu, hiền hòa.           

Người họ Doãn thi Lý, thời Trần, Thời Lê Trịnh đã nêu cao khí phách độc lập, dân tộc tiêu biểu là các cụ.

Thời Lý Nhân Tông có cụ Doãn Anh Khái (1128 - 1138) làm quan trong chiêu chức Lệnh thư gia được cử đi sứ nhà Tng.

Cụ Doãn Tư Tư (1138 - 1175) làm quan chức Trung vệ đại phủ” thời Lý Anh Tông cụ đã có công buộc vua Tống phải trả tên nước.

Trước chỉ là quận giao chỉ của Trung Quốc nay phải công nhận tên nước đu tiên cho Việt Nam là “An Nam Quốc” vua Lý Anh Tông là vua của nước Nam.

Cụ Hoàn Đằng Hòa làm quan chức Hàn Lâm Biện tu quốc tử quán” đào tạo nhân tài cho đất nước.

Cụ Doãn Băng Hài (Hiến) sinh 1272 - 1332 đỗ tiến sĩ năm 1304 thời Trần Anh Tông làm quan chức Hàn lâm hiệu úy” năm 1312 được thăng chức Tả Thị lang bộ hình”, năm 1314 thăng “Thượng thư Bộ hình chánh sứ sang Nguyên khi hoàn thành nhiệm vụ được phong Thiếu phó tước Hương Đinh Hu

Cụ Doãn Định (1312 - 1363) làm “Giám sát ngự sử”

Cụ Doãn Hoằng làm chức “Đại phu”

Cụ Doãn Năng (1390 - 1450) làm chức “Giám tử” thời thuận thiên

Cụ Doãn Nỗ (1393- 1439) làm phó vương khai quốc công thần thời Lê Lợi.

Cụ Doãn Hy làm chức “Tả Thị Lang bộ binh” thời nhà Trịnh được vua Trịnh Tráng phong “Phó quốc vương Doãn tướng công”.

Cụ Doãn Đình Tá (Tuấn) sinh 1601 - 1666 đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi làm “Hiến sát sứ” và được phong Thiêu bảo.

Cụ Doãn Đệ sinh (1630 - 1666) Lâm “hộ bộ tả thư Lang Kiên Thử sử viện sứ”.

Cụ Doãn Động (1640 - 1710) làm quan “Đại sư hữu bất”

Cụ Doãn Đăng Thức (1746- 1819) được phong “uy vũ Tướng quân” Các tướng cầm quân dẹp giặc như các Cụ Doãn Địa, Doãn Phi, Doãn Bật và còn bao danh nhân, danh tướng khác sinh ra từ đất cổ Định mà nay Họ Doãn chưa khảo cứu hết

Vinh quang thay trên mảnh đất ngàn Nửa ngày xưa, cổ Định Tân Ninh ngày nay dòng họ Doãn đã sinh gác danh nhân tài ba kiết xuất văn võ song toàn đứng ra giúp nước.

Cổ Định xưa, nay thuộc xã Tân Ninh, là điểm sáng soi đường cho con cháu, còn hiện hữu cùng thời gian và lịch sử, để con cháu các thế hệ cùng soi đi chung một con đường phát triển.

Tại An Duyên, các thế hệ Tổ Tiên họ Doãn đã tạo ra sự hoàn thiện, khẳng định sự bền vững và phát triển ấy. Khi ý thức hệ: “Thế vi - Nông gia - Sĩ tộc” đã thành nếp gia phong, để con cháu cùng hướng tới, cùng đi chung một con đường Tổ Tiên đã dầy công kiến tạo, qua các thế hệ, đã trở thành một nếp sống, một trường phái tư tưởng thống nhất trong một gia tộc, trở thành: “Thi gia chi học” và tại An Duyên đã thể hiện rõ sự thành đạt, cũng như những giá trị thiêng liêng về một lối sống, một nhân cách con người đó là:

Hồng Đức cửu niên khoa phả tại  - Bảo công nhất phái khánh lưu trường

Nghĩa là: Năm Hồng Đức thứ 9 khoa danh vẻ vang ngọc phả

Bảo công một phái nối tiếp dòng dõi hào hoa.

Ba ngôi mộ Tổ mà con cháu hôm nay xây đựng lại tại An Duyên, là sự nối tiếp những điểm sáng, sự hoàn thiện tấm gương trong về nhân cách, lối sống Thế vi - Nông gia - Sĩ tộc của Tổ Tiên, để các thế hệ con cháu hôm nay cùng nhóm lên ngọn lửa tâm hồn.

Chúng ta vô cùng kính trọng và tự hào trên mảnh đất An Duyên cũng vào thời nhà Lê cuối thé kỷ 14, đầu thế kỷ 15, họ ta bắt đầu phát tích, đầu tiên là Cụ tiến sỹ “Thượng thư bộ lễ Doãn Hoành Tuấn. Tiếp bước cha ông nối dõi tông đương làm rạng danh dòng họ.

Cụ tiến sỹ Doãn Mậu Khôi, cháu gọi cụ Hoành Tuấn là bác ruột làm chức '“Thái bảo hương giang công”, do phúc dày, cụ sống thọ 100 tuổi được vua ban chức “Thọ nham tử”. Bia danh hai Cụ còn xừng xững đứng ở Quốc Tử Giám đều là bia số 6 bên Tả, bên Hữu tính từ cổng vào. Theo truyền thống các cụ, thể hệ sau là con, cháu của cụ đã tô thắm thêm lịch sử của dòng họ, làm rạng danh tông tộc. Tại mảnh đất thiêng An Duyên đã sinh ra 7 chi khởi thủy di cư đi các nơi tạo thành nhiều chi họ Doãn ở Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và các nơi khác. Con cháu đã nối nghiệp cha ông. Đời nhà Mạc có cụ tiến sỹ Doãn Đình Đống giữ chức “ngự sử tước La Sơn Hầu”. Cụ tiến sỹ Doãn Văn Hiệu làm “Tông binh tước Đằng Khê Bá” Cụ tiến sỹ Doãn Mậu Đàm làm chức “thừa chính sứ”.

Bao thế hệ con cháu sau này từ thế kỷ: 16, 17, 18, 19, 20, 21 vẫn theo bước tiền nhân như các cụ tiến sỹ Doãn Tuấn, tiến sỹ Doãn Khuê, an tây mưu lược tướng Doãn Uẩn, Trung tướng phó tổng Tham mưu tưởng quân đội nhân dân Việt Nam Doãn Tuế, nhà văn hóa, nhà Hà Nội học Doãn Kế Thiện và bao người khác kể sao cho xiết. Điểm chung nhất của tổ tiên ta đều là thanh liêm, chính trực.

Các thế hệ kế tiếp sau này có biết bao tướng tá, bao Thứ trưởng, Chủ tịch, phó Chủ tịch tỉnh, Vụ, Cục, Viện trưởng, Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư, Bác sỹ, Nhạc sỹ, các nhà khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội,..

Bao Anh hùng liệt sỹ, bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đã hy sinh, bao thế hệ còn sống luôn phấn đấu lao động quên mình để dựng xây tổ quốc.

Hôm nay, trên mảnh đất An Duyên, con cháu dòng họ Doãn khắp nơi kéo về hội tụ, rồi lại tỏa đi các mọi miền đất nước, thậm trí đã đi định cư tại nước ngoài. Tuy có người về được, người không về được song đều tâm niệm nhớ đến ngày đón Bằng Di tích của các Cụ Thủy Tổ.

Ngày đã trở thành tình cảm sâu đậm trong tâm khảm con cháu bao đời nay, đã trở thành biểu tượng tinh thần vô cùng sâu sắc và độc đáo của họ Doãn, là thể hiện niềm tự hào, sự đoàn kết của con cháu trong dòng tộc, đó cũng là truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dòng họ Doãn. Sự thành kính tri ân với tổ tiên cũng làm ấm lên anh linh tiên tổ.

Là thế hệ con cháu trong dòng họ, đời đời khắc cốt ghi tâm, noi gương tiên tổ. Chúng ta hãy kế tục những gương sáng, những bài học quí, những lời chỉ dạy của tố tiên đế lại, từ đó thấy rõ trách nhiệm của mình đối với tổ quốc, nhân dân, gia đình, vọng tộc, phấn đấu quên mình vì nghĩa lớn, làm gương cho các thế hệ sau này giữ gìn và tôn vinh mãi mãi. Tô thắm cho dòng họ văn hiến ngày càng đơm hoa, kết trái, phấn đấu cho xã hội văn minh, công bằng và tiến bộ. Giữ gìn thuần phong mỹ tục, đạo lý Việt Nam nói chung, dòng họ Doãn nói riêng, tạo lên giá trị văn hóa mới, cũng đồng nghĩa với làm sáng đẹp tinh hoa của thời đại.

Trải qua gần 7 thế kỷ từ ngày cụ khởi thủy cành An Duyên mất, qua bao thăng trầm của lịch sừ, nhà thờ, lăng mộ các cụ bị giặc giã, thiên tai và thời gian tàn phá, con cháu phải ly tán khắp mọi nơi.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ban Liên Lạc dòng họ do cố Trung tướng Doãn Tuế khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo, tập hợp được nguyện vọng của con cháu trong dòng họ nói chung và chi An Duyên nói riêng. Nhờ có sự nhiệt tâm công đức bằng đất đai, tiền của, công sức của bà con trong dòng họ, những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã xây được ngôi nhà thờ và mộ tổ tiên để con cháu gần xa về hành lễ.

Từ đầu thế kỷ 21, cứ đến ngày 1/3 âm lịch, con cháu về lại càng đông hơn. Ai về viếng mộ và lễ tổ tại nhà thờ lúc ra đi cũng bâng khuâng, canh cánh môt niềm trắc ẩn sâu xa mà cảm động. Cảm thấy đất này có ánh hào quang, lung linh, huyền ảo, toát lên niềm nhớ nhung, nỗi khát khao mong đợi, ước ao tổ tiên có một nhà thờ và những ngôi mộ nguy nga, tráng lệ để mỗi đợt xuân về, con cháu được chiêm ngưỡng tri ân.

Thể theo nguyện vọng của con cháu, quí 3 năm 2013, Ban Liên Lạc dòng họ triệu tập một số đại biểu các chi lân cận họp. Hội nghị rất phấn khởi đồng tình quyết tâm làm thủ tục trình Nhà nước công nhận Di tích, đây là Quyết định họp với tâm linh, họp với mong muốn của nhiều thế hệ, nay đã được duyệt, bằng đã về với họ nhà. Chúng ta phải biết ơn lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể thôn An Duyên và Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín và ƯBND Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng ta làm được việc trên.

Đối với dòng họ, công đầu thuộc về chi An Duyên, trực tiếp là gia đình cụ Doãn Đình Lộc đã hiến cho họ 69m2 đất để làm nhà thờ, đã bỏ công sức tiền bạc vất vả mấy năm dòng để hôm nay mới có bằng để cả họ được vui.

Thật là khiếm khuyết nếu không kể đến yếu tố tiền bạc đóng vai trò quyết định. Chúng ta ghi nhận công lao của Ban liên lạc Hội đồng gia tộc đứng đầu là ông Doãn Văn Lộc, ông Đoàn Đăng Doãn Kỷ đã đứng mũi chịu sào thay mặt dòng họ tổ chức vận động thành công việc làm các thủ tục trình thôn, xã, huyện, thành phố duyệt công nhận là cấp Bằng di tích để chúng ta đón nhận.

Chúng ta ghi nhận công lao của các ban liên lạc, các ông trưởng tộc gồm 20 đơn vị đã vận động các thành viên trong họ đóng góp tiền bạc để chi phí tu bổ và cấp bằng đồng thời lo nghị lễ đón bằng.

Chúng ta vô cùng cảm tạ tấm lòng vàng nhân từ các cụ cao niên 70, 80, 90 tuổi đến các cháu ở tuổi 20, 30, 40 đã công đức để chúng ta có được thành công hôm nay.

Chúng ta cũng không thể không nhắc nhở các chi thiếu nhiệt tình, chưa phát huy trách nhiệm với tổ tiên.

Chúng ta là thế hệ con cháu có nhiệm vụ đã, đang và sẽ giữ gìn, tôn tạo nhà thờ, ỉăng mộ tổ cho đẹp, đày đủ và ngày càng đẹp thêm, để mãi mãi là giá trị tinh thần của dòng họ, mãi mãi trường tồn cùng lịch sử của đất nước.

Trong không khí trang nghiêm ngày đón bằng, trước anh linh tổ tiên, chúng ta nguyện hướng về tổ tiên, tiếp tục dốc sức, đồng lòng, đóng góp tiền bạc, sức lực, trí tuệ để các năm sau, con cháu về hành lễ sẽ sung sướng, tự hào hơn.

 

 

BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

NHÀ THỜ TỔ TẠI CỔ ĐỊNH - THANH HÓA

                                                                                       Doãn Mạnh Hồng

Năm 2012, ngay sau khi hoàn thành công trình xây dựng, tôn tạo mộ Tổ họ Doãn tại Đồn Hầu, Cổ Định, Triệu Sơn, Thanh Hóa, toàn thể bà con họ Doãn đều có chung 1 ý nguyện là xây dựng lại nhà thờ Tổ, lúc đó đã xuống cấp và quy mô nhỏ hẹp.

Nắm bắt ý nguyện của đông đảo bà con, Ban Liên Lạc họ Doãn đã xây dựng chương trình, lập Dự án, để xây dựng nhà thờ Tổ.

Tháng 7/2013, Ban Liên Lạc tổ chức Thiết kế khu nhà thờ Tổ ở vị trí mới, trên khuôn khổ khu đất cũ, có bổ xung thêm 100m2 đất, mua thêm của 1 nhà dân liền kề.

Nhiều phương án Thiết kế được đưa ra, có phương án 2 tầng, có phương án chữ Nhị, có phương án chữ Nhất, …

Sau nhiều cuộc họp bàn và xin ý kiến các chi Họ tại Hội nghị cũng như bằng văn bản, phương án cuối cùng để đưa vào Thiết kế là phương án chữ Nhị. Bao gồm 1 nhà Hậu cung và 1 nhà Tiền tế, đồng thời có các công trình phụ trợ khác, như bể non bộ, bức cuốn thư, hệ thống cấp điện, cấp nước, chiếu sáng, cây xanh, …. Trong đó khu nhà Hậu cung và nhà Tiền tế được xây dựng ở vị trí mới, hướng nhìn ra phía dòng sông Lãn Giang.

Về mặt tổ chức, Ban Liên Lạc đã thành lập BQL Dự án Xây dựng nhà thờ Tổ, cùng các Ban khác như Ban Thiết kế, Ban Giám sát, ….

Ban Quản lý Dự án đã xin ý kiến Trưởng Ban Liên Lạc, và vào tháng 10/2014 đã tổ chức đấu thầu, để lựa chọn nhà thầu. Nhưng sau đó, Ban Liên Lạc chủ trương chọn nhà thầu trong dòng Họ để xây dựng, nhằm tăng cường trách nhiệm dòng Họ và huy động trình độ khả năng tay nghề của bà con.

Nhà thầu được lựa chọn là chi họ Doãn Phú Mỹ ( HN ), đã tiến hành động thổ xây dựng nhà thờ, với nguồn vốn được huy động từ đóng góp và công đức của bà con họ Doãn toàn quốc.

Tổ chức thi công xây dựng nhà thờ Tổ, cần nguồn vốn khoảng 4 tỉ đồng, nhưng đến thời điểm thi công, mới chỉ huy động được khoảng 600 triệu đồng. Tuy nhiên, dòng Họ vẫn quyết tâm thi công, theo phương châm vừa thi công vừa huy động vốn.

Sau 4 tháng thi công liên tục, với số tiền vốn huy động đến thời điểm đó khoảng hơn 1 tỉ, hạng mục nhà Hậu cung, phần tường rào đã hoàn thành. Các hạng mục còn lại, do chưa có vốn, nên đành phải tạm để lại.

Ban Liên Lạc họ Doãn đã phối hợp với chi Cổ Định và bà con các chi Họ tổ chức lễ Khánh thành nhà Hậu cung và làm Lễ rước chuyển ban thờ cụ Tổ, từ nhà thờ cũ, sang gian Hậu cung của nhà thờ mới, trong niểm vui hân hoan và xúc động của bà con về dự.

Từ đó đến nay, bà con họ Doãn xa gần, thường xuyên về cúng lễ ở nhà thờ mới, thành kính dâng lễ hương hoa lên cụ Tổ họ Doãn.

Dự án Xây dựng quần thể nhà thờ Tổ họ Doãn còn dang dở, nhiều Hạng mục chưa làm, hoặc làm dang dở, như nhà Tiền tế, sân nền, các công trình phụ trợ, … lý do là chưa có kinh phí.

Ban Liên Lạc họ Doãn xin báo cáo bà con, nhân dịp đầu xuân mới Bính Thân về tình hình Xây dựng nhà thờ Tổ và mong bà con ghi nhận những thành quả đã đạt được, đồng thời phấn đấu để làm nốt các Hạng mục công trình còn dang dở, nhằm sớm hoàn thiện toàn bộ Dự án theo kế hoạch đã định.

BQL Dự án báo cáo

 

 

 

 

VỀ QUÊ HƯƠNG GIA PHẢ CỦA HỌ TA,

NHỚ VỀ VIỆC SOẠN CÁC GIA PHẢ HIỆN ĐẠI

Doãn Quý Cối

Phó Trưởng BLL Họ Doãn VN - Trưởng Tiểu ban Phả

Hôm nay chúng ta tụ họp nơi đây, một làng quê của dòng họ Doãn không chỉ sản sinh ra những danh nhân được ghi trong lịch sử oai hùng của dân tộc mà nơi đây đã sớm có truyền thống viết gia phả dòng họ. Từ năm 1784 cụ Doãn Thự đã soạn gia phả và đúng cách đây 200 năm mùa Thu năm Bính Tý (1816) cụ Doãn Thai, Doãn Phác đã tục biên gia phả. Song Lãng còn viết tiếp những bộ gia phả do cụ Doãn Uẩn soạn (năm 1843) sau này là gia phả do cụ Doãn Đĩnh, Doãn Vị soạn…Những bộ gia phả trên đã góp phần quy tụ họ hàng.

Sau những năm tháng cả dân tộc bước vào kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, việc quy tụ họ hàng đã bị gián đoạn, tới khi Việt nam thống nhất mới dần dần khôi phục lại. Cùng với việc qui tụ họ hàng, họ ta lại chú trọng việc soạn gia phả. Hai cuốn Hợp phả họ Doãn năm 1984 và 1992 được hoàn thành, nhân đây, tôi xin được ôn lại những ngày biên soạn.

Sau khi lập liên chi họ Doãn Hà Nội năm 1982, Liên chi họ Doãn Hà Nội là tập hợp những người họ Doãn đang sinh sống ở nội thành Hà Nội (lúc đó chỉ có 4 quận) BLL quyết định cần soạn bộ gia phả, nhóm biên soạn được cử ra gồm các vị:

- Doãn Văn Đính và Nguyễn Viết Chứ với nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm tài liệu, gia phả các chi gửi tới

- Nguyễn Đăng Na xử lý các gia phả Hán, Nôm và thông qua nhóm biên soạn.

- Doãn Quý Cối tổng hợp các ý kiến trao đổi trong nhóm và biên soạn.

Sau những lần về An Duyên lễ tổ, các chi biết tin đã nhanh chóng gửi gia phả của chi mình. Ông Nguyễn Đăng Na, cháu rể họ ta là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội thông thạo Hán, Nôm đã nhiệt tình dịch ra quốc ngữ các gia phả ấy. Các bản dịch gia phả đều được đối chiếu với các bản của các chi khác và trao đổi thường xuyên trong nhóm biên soạn. Hợp phả 1884 hoàn toàn lấy tư liệu từ các chi gửi đến, sau này được ông Doãn Nhữ Tiếp cho biết, nội dung có nhiều chỗ trùng với gia phả do cụ Doãn Thự soạn hiện đang lưu trữ ở Thư viên Quốc gia. Đóng góp về soạn Hợp phả 1984 còn có các ông: Doãn Lộc (An Duyên), Doãn Đình Khản (Hoành Nhị), Doãn Thị Nguyên (Liêu Xá ), Doãn Nhữ Tiếp (Song Lãng), Doãn Quang Khải (Phú Mỹ)…

Sau Hơp phả 1984, rất nhiều chi chưa biết về nhiều về nguồn gốc đã lần lượt về An Duyên tìm hiểu họ hàng, tình thân ái trong dòng họ ngày càng thắm thiết.

Hạn chế của Hơp phả 1984 là chỉ viết về các chi có gốc nguồn từ An Duyên (thuộc 7 chi khởi thủy) và cội nguồn chỉ biết bắt đầu từ Doãn Xá, nhưng Doãn Xá hiện nay ở đâu? Từ đâu mà tổ tiên ta về Doãn Xá thì chưa biết được .

Do những đòi hỏi phải giải thích được cội nguồn họ ta và cần bổ sung nhiều chi mới. Năm 1988, BLL Liên chi HN đã quyết định cần soạn Hơp phả mới. Ông Trưởng BLL Doãn Tuế đã phân công nhóm biên soạn chính gồm 2 vị:

- Doãn Mậu Côn (thuộc chi Song Lãng) : nghiên cứu, sưu tầm các gia phả Hán Nôm, đặc biệt gia phả do các cụ tiền nhân chi Song Lãng soạn từ hơn 200 năm trước tới hiện tại.

- Doãn Quý Cối (thuộc chi Phú Mỹ) liên hệ trực tiếp với các chi để sưu tầm các gia phả, đặc biệt xử lý các tư liệu mới đưa ra những điều tồn nghi để trao đổi trong nhóm biên soạn.

Trong quá trình biên soạn đã được ông Doãn Vinh cung cấp gia phả Cổ Định, từ đó gốc nguồn của dòng họ mới được sáng tỏ. Đóng góp cho Hơp phả năm 1992 có nhiều chi đã nhiệt tình cung cấp gia phả chi mình, nhiều thành viên trong họ đã trực tiếp góp ý nội dung, giúp đỡ về công việc in ấn, đó là các ông, bà: Doãn Tam Hòe, Doãn Quỳnh, Doãn Thị Hiên, họa sĩ Doãn Vượng. Đặc biệt được sự quan tâm của cụ Trưởng Liên chi HN Doãn Tuế, Hợp phả đã được hoàn thành năm 1992.

Sau Hơp phả 1992 rất nhiều chi đã biết được cội nguồn. Nhiều buổi quy tập dòng họ tại Cổ Định đã có tới hàng ngàn người đại diện cho các chi họ cả nước tham dự.

Hơp phả 1984 và 1992 là cơ sở để các nhà sử học, Bộ Văn Hóa, các sở Văn Hóa , Bảo tàng các tỉnh, thành phố nghiên cứu quyết định xếp hạng lịch sử và danh nhân cấp quốc gia, cấp thành phố, cấp tỉnh mà họ ta đã nhiều lần về dự lễ đón bằng.

Hôm nay chúng ta lại tụ họp tại Song Lãng, vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây họ Đỗ có Trạng Nguyên Đỗ Lý Khiêm, có Tiến Sỹ Đỗ Oánh, họ ta có An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn, có Đốc học, Doanh Điền sứ Tiến Sỹ Doãn Khuê. Đây là quê hương gia phả của họ ta. Song Lãng sớm có truyền thống biên soạn gia phả từ hàng trăm năm trước, từ cụ Doãn Thự, Doãn Thai, Doãn Phác, Doãn Uẩn, Doãn Đĩnh, Doãn Gia Trưng, Doãn Vị. Ngày nay truyền thống hiếu học và quy tụ họ hàng vẫn phát huy có đạo diễn kịch nổi tiếng, nghệ sỹ nhân dân Doãn Hoàng Giang, PGS TS nhà giáo ưu tú Doãn Tam Hòe…, Hợp phả họ Doãn hiện đại vẫn tiếp tục với sự đóng góp của Song Lãng với các vị am tường Hán Nôm: Doãn Mậu Côn, Doãn Tam Hòe, Doãn Quang Thái .

Song Lãng có bà Doãn Đoan Trinh, tuy tuổi già, sức yếu vẫn say mê khảo cứu lích sử, hướng dẫn nhiều địa phương lập hồ sơ để được công nhận di tích lịch sử và danh nhân.

Đến Song Lãng chúng ta còn gặp ông Doãn Thành Hương, một điển hình của sự say mê học hành, ông hoàn toàn tự học chữ Hán để ngày nay có thể dịch, nghiên cứu được các văn bản Hán Nôm và ông có công lớn biên soạn các cuốn phả của chi Song Lãng, Hoành Nha, Hoành Lộ.

Công việc biên soạn Hợp phả mới vẫn đang được tiến hành với nhiều khó khăn trở ngại. Tiểu ban Hợp phả đã nhiều lần kêu gọi các chi tích cực soạn gia phả chi mình. Tới nay, tuy gia phả còn thiếu nhiều nhưng, không thể chờ đợi nữa TBHP vẫn quyết định biên soạn. Chúng tôi dự kiến biên soạn các chi thuộc An Duyên trước, các chi chưa gửi gia phả cho chúng tôi, chậm nhất là đầu tháng 7 phải gửi. Nếu chi nào không gửi sẽ không có tên trong Hợp phả mới. Với các chi còn chưa thống nhất về thế thứ chúng tôi đành bỏ trống không ghi đời của mỗi người vào Hợp phả.

Nhiệm vụ lớn lao của họ ta hiện nay là xây dựng xong ngôi nhà thờ tiền tế và biên soạn xong Hợp phả họ Doãn để hoàn thành 2 nhiệm vụ đó, cần sự đóng góp của toàn thể bà con trong họ, gánh vác trách nhiệm lớn lao này lại thuộc người con của Song Lãng, Trưởng BLL họ Doãn Việt Nam.

Nhân dịp đầu Xuân Bính Thân tôi xin chúc toàn thể các cụ, các ông, bà các bác các cô cùng toàn thể

Anh em bà con họ Doãn một năm mới An khang, Thịnh vượng và Hạnh phúc cùng nhau đoàn kết thắm mãi tình huyết thống, hoàn thành hai nhiệm vụ lớn, xây dựng họ ta ngày càng lớn mạnh.

 

 

 

NGHĨ VỀ HAI CHỮ “GIA PHONG”

               Doãn Thành Hương

                 Chi họ Doãn Song Lãng

Kính thưa Ban Liên lạc họ Doãn Việt Nam

Kính thưa đại biểu các quý chi anh em

Thay mặt chi Ngoại Lãng chúng tôi hân hoan kính chào các quý vị đại biểu về thăm Ngoại Lãng, tổ chức cuộc họp mặt đầu xuân này, tại địa phương chúng tôi.

Trong hân hoan chúng tôi không khỏi lo lắng. Cuộc họp mặt anh em đầu xuân này, là cuộc gặp mặt cả họ đầu tiên theo đổi mới của Ban Liên lạc. Không biết chi sở tại chúng tôi, có để lại được dấu ấn nào tích cực, góp phần làm cho các cuộc gặp mặt mỗi đầu xuân sau này ghi dấu ấn ngày một tốt đẹp hơn.

Thưa quý vị kính mến!

Trở lại Hội nghị thu tộc năm 1911 ở Đình Cao, chúng tôi xin trích một đoạn Lời kêu gọi từ Hội nghị ngày ấy:

Nguyên văn: “Đệ tinh cư tản xứ, thuỷ viễn sơn diêu, sinh xỉ nhật phiền, thế đại nhật viễn, tích nhật chi nhật sổ điến ký đa vọng, kính nhật chi nhật địch diện thả tương thất. Đại phi bảo tộc nghi gia nghĩa dã!”.

Tạm dịch: Sau thời kỳ lịch sử tản xứ đi linh tinh, núi cách song ngăn, con cháu sinh ra ngày càng đông, hang đời ngày một nối xa, gương sống ông cha ngày càng bị lãng quên, các cuộc gặp mặt an hem cũng dần mất. Đại để, chẳng giữ được một thế tộc trăm đời nhất mạch, bất lợi cho gia phong vậy!

Thưa quý vị kính mến!

Ở nửa đầu thế kỷ XIX, người con Ngoại Lãng, An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn có một dãi bày:

                         Năm ngoái xuống cùng Nam,

                         Năm nay lên cực Bắc.

                         Không một chút công

                         Mà dấu chân khắp nước!

Lăn lộn đến như thế, mà sao lại “Không một chút công”.

Vẫn biết, công lao giúp nước của Doãn tướng công, xưa nay đã nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Xin dẫn một và: Giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết: “Ít có vị tướng bách chiến nào bì kịp”. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Văn Huyền viết: “Doãn Uẩn, một nhân vật kiệt xuất, văn võ toàn tài đặc sắc oả thế kỷ XIX của Việt Nam”.

Công lao to lớn, đặc biệt của Doãn Uẩn đã được Hoàng đế Thiệu Trị ban tặng khẩu đại bác “Đệ nhất thần uy Đại tướng quân”, phong Binh bộ Thượng thư kiêm hữu đô ngự sử, giao cho sứ mệnh Tổng đốc hai tỉnh An Giang Hà Tiên, tăng cường cho chiến luỹ số 1 oai hung của Tổ quốc.

Nhà vua ngự chế:

Doãn Uẩn Nho thư định giá chính sự đại tài… Van thế núi song đã khoán cho ta, khiến nên ta kén chọn được duy nhất con người này để sai khiến…”

Vậy dãi bày của Doãn Uẩn “Không một chút công” là gì? Điều gì khiến nên Nhà vua chỉ kén chọn được duy nhất con người này để sai khiến?

Chưa hề có câu trả lời của ai.

Câu trả lời còn ở “Cúc viên phú”, dài nhất là 5 chữ “Bạch hoàng giả thâm thiển”, ngắn nhất là hai chữ “gia phong”. Hai mà là một. Bạch Hoàng giả thâm thiển là gia phong họ Doãn vậy.

Trong bài “Sáng đi Vĩnh Long” mở đầu cuộc vạn lý sa trường, ông viết:

                         “Độc bả tráng tâm huyền kiếm mã,

                         Khả tương biệt tứ đáo gia viên.

                         Thuỷ quang sơn sắc xuân tam nguyệt,

                         Công nghĩa tư tình tửu nhất tôn.

                         Kì niệm lại dân phong hiến trọng,

                         Vị tri hà dĩ đáp quân ân?”

                         (Độc có ta, cầm tráng tâm mang gươm lủng lẳng bên yên ngựa,

                         Lạ lung thay, ra trận mà giống như đến vườn nhà?

                         Trăm năm cuộc gặp gỡ vua tôi như tháng Ba đẹp nhất mùa Xuân,

                         Nghĩa nước tình nhà hoà trong một chén rượu nồng.

                         Mong mỏi lớn của ta là sửa lại những bất cập hiện hữu của gia phong, điều mà ông cha ta đau đáu.

                         Ta chưa biết lấy gì đáp ơn Vua - Người cho ta phương tiện.)

Mười năm cuối triều Minh Mệnh, trong bài “Xuân nhật” ông viết:

                         “Hồ hải thập niên đầu tiệm bạch,

                         Quan sơn thiên lý mệnh tương trì.

                         Chi trì tật bệnh do tầm dược,

                         Chỉ ái xuân quang cập hảo kỳ.”

                           (Mười năm, mười chin lần vượt đèo Hải Vân về kinh, phải tìm Vua ngự ở các Đại hồ thắng tích để nhận lệnh, đầu ta đến bạc dần,

                           Vạn dặm biên cương, chỉ đau đáu về những bất cập hiện hữu của gia phong.

                           Cố sức ứng phó với căn bệnh lâu đời này, ta như người đi tìm thuốc,

                           Luôn dừng lại, tìm hiểu rộng ra trên gương sống của ông cha tổ tiên.)

Thưa quý vị kính mến!

Người ta thấy Doãn Uẩn là nhân vật văn võ toàn tài, đặc sắc…

Là con cháu, chúng tôi thấy ở Ông một Công nghĩa - Tư tình sinh cho nhau, hoà vào nhau, giúp ông luôn gắng làm nên được nhiều việc có ích hơn.

Bước sang tuổi 50, Ông chẳng tiếc tuổi thừa, quên cả năm tháng của đời mình, chỉ còn nhớ rằng trong sứ mệnh đối với gia phong, Ông chưa có một chút công. Mong ước cháy bỏng của Ông là sớm được về với thực tiễn chỉnh đốn những bất cập của gia phong.

Sau chinh Tây toàn thắng “Tam tiệp thủ công biền sự nhĩ, quy lai ly cúc chính y y” (Ba lần báo tin vui thắng trận lẫy lừng, tay còn nắm chuôi kiếm, ông đã mơ ngày về rào lại vườn cúc gia phong như tổ tiên xưa).

Thế nhưng, không còn Công nghĩa, thì cũng chẳng còn phương tiện thực tiễn để mưu sự chỉnh đốn gia phong. Ông đành phải lấy ghi chép mà dãi bày.

Trong tựa Tuy Tĩnh tử tạp ngôn ông viết: “Khoảng mấy năm nay, tôi gắng chịu vất vả để làm nên được nhiều việc có ích hơn. Trong lúc công việc bộn bề, tôi cũng cố dành ra những phút có thể gọi là thư giãn, để ghi chép mà bản than đã có nhiều trầm tư mặc cảm.”

Trầm tư mặc cảm của ông trên bản sắc gia phong và trong bộn bề công việc, sợ để lâu ngày khó nhớ được một cách đầy đủ, vì thế tuy không nhiều mà rất thiết thực đối với từng con cháu mai sau.

Trầm tư mặc cảm của ông, từ thiếu thời, thuở hàn sĩ, cho đến “Tấn mao lạc tận cốt như thiền” (Râu tóc rụng sạch, than xác như ve), luôn luôn là dãi bày về gia phong vườn cúc.

Trước lúc trút hơi thở cuối cùng tám ngày, ngày 28 tháng 10 năm Kỷ Dậu, năm Tự Đức thứ 2, ông mới viết câu cuối cùng bài “Phú Vườn cúc”.

Phú Vườn cúc” là thị hiện gia phong họ Doãn xưa, với những đại tổ vun trồng “Lâm quán chi vi cần hề!”

(Múc từng gầu nước từ trũng lên thung ruộng cao, tưới tắm cho vườn cúc một cách tỷ mỷ, màu nhiệm mà không làm thì không thể nghĩ ra được; Kiên nhẫn, than yêu, ân cần, nâng niu từng cành cúc nhỏ…)

Đây là hiện hình có thể nhìn thấy trước mắt ta những đại tổ dạy con trong tạo lập gia phong.

Gia phong vốn chỉ là vô hình. Trong vô hình, mơ hồ, nói gia phong chỉ là viễn tình. Bản sắc chẳng có, trí tuệ và thực tiễn cũng chẳng thể có. Đó là bất cập hiện hữu.

Thưa quý vị kính mến!

Thời gian hôm nay không cho phép chúng tôi nói dài hơn.

Trong nói năng, khó tránh đường đột, chúng tôi trân trọng kính xin được chỉ bảo.

Xin Trân trọng cám ơn Ban Liên lạc cùng đại biểu các quý chi anh em. Kính chào và kính chúc quý vị cùng gia quyến năm mới an khang hạnh phúc.

Xin trân trọng cám ơn!

 

 

 

 

 

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ VỚI ANH EM TRONG HỌ

                                                                         Doãn Quang Thái

  Tiểu Ban Phả - BLL họ Doãn VN

Nói đến dòng họ là nói đến Từ đường - Lăng mộ - Gia phả , nói đến mỗi chi họ cũng phải nói đến Từ đường, Lăng mộ, Gia phả. Dòng họ nào cũng có Từ đường, Lăng mộ, chi họ nào cũng có Từ đường, Lăng mộ, sự khác biệt về từ đường, lăng mộ giữa các chi, các họ không bao nhiêu, nhưng nói đến sự khác biệt giữa họ này với họ khác, chi này với chi khác là phải nói đến gia phả. Gia phả là gia sử của mỗi chi, mỗi họ, bởi có gia sử kết hợp với quốc sử mà mọi người biết đến sự đóng góp của tiền nhân với dân tộc như thế nào, đức độ của tiền nhân ra sao, từ đó mới có sự công nhận của xã hội ( ví dụ nhờ có gia phả và quốc sử mà nhà nước mới công nhận và cấp bằng danh nhân với các cụ Doãn Nỗ, Doãn Hoành Tuấn, Doãn Mậu Khôi, Doãn Uẩn, Doãn Khuê, Doãn Mậu Đàm…)

Các chi họ Doãn còn rất nhiều các bậc tiên liệt có công nhưng chỉ qua truyền miệng, không có sách vở ghi lại nên chưa được xã hôi công nhận và con cháu cũng chưa biết đến công lao của các cụ. Đó là điều mà hậu thế chúng ta phải suy nghĩ; Có thể chúng ta không thể phục dựng được cái đã qua, nhưng với những gì hiện tại nếu ta không tập hợp lại sau này con cháu không thể biết, thì những người ở mỗi chi họ chưa làm gia phả hiện nay sẽ có lỗi với tổ tiên và có lỗi với hậu thế.

Gia phả góp phần rất lớn trong việc giáo dục nhân cách của mỗi con người, mỗi người trong họ chúng ta hôm nay phải chung tay làm cho được gia phả, như nhóm lên một ngọn lửa nhỏ để sau này con cháu chúng ta sẽ thắp lên một ngọn đuốc lớn .

Đến với Song lãng mùa xuân này để giao lưu, để biết về một chi họ Doãn, biết về cái nôi của gia phả họ Doãn, để biết về một chi họ mấy trăm năm qua rất nhiều thế hệ nối gót nhau giữ gìn hồn cốt dòng họ thông qua việc viết, dịch thuật và bảo tồn gia phả họ Doãn.

Mong muốn của ban liên lạc họ Doãn Việt nam thông qua cuộc gặp mặt đầu xuân này, nhắc các chi họ chưa làm, chưa gửi dự thảo gia phả của chi họ mình về ban lien lạc, suy ngẫm để sau khi xuất bản gia phả họ Doãn Việt nam năm 2016 này mọi chi họ đều thấy có phần viết về chi họ mình.

(Lưu ý các chi họ: Sự chuẩn bị cho viết gia phả lần này đã kéo dài gần 5 năm, đây là đợt cuối cùng tiểu ban hợp phả, ban liên lạc dòng họ tập hợp, nếu chi họ nào không làm xong thì cũng đành thôi vậy).

Gia phả năm 2016 này sẽ là một minh chứng cho lòng hiếu nghĩa của chúng ta với Tổ tiên, Ông bà và cha mẹ .

Xuân Bính thân

 

 

 

 

 

TỔNG KẾT 5 NĂM HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI

CỦA DÒNG HỌ DOÃN TOÀN QUỐC (2010 - 2015)

 

PGS.TS. Doãn Minh Tâm

Trưởng Tiểu Ban khuyến học, khuyến tài

Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc

Tel. 0913 214 852 - E-mail : dmtam2006@yahoo.com

 

1. Tổng quan về hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn

Có thể nói, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó các Hội Khuyến học tại các địa phương và hoạt động khuyến học, khuyến tài của các dòng họ trên toàn quốc luôn có vai trò quan trọng và trách nhiệm to lớn. Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. “Hiền tài” ở đây là nói đến những con người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để mai này phát huy tài năng, góp phần phát triển đất nước. Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.


     Chính vì tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động khuyến học, khuyến tài đối với Quốc gia và tương lai của dân tộc như vậy, cho nên Đảng và Nhà nước ta cũng đã luôn quan tâm đến hoạt động này. Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/ 4/ 2007 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đã khẳng định: khuyến học, khuyến tài là đạo lý của dân tộc ta, còn xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Tiếp thu và thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, những năm qua các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo và có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài.Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/ 2008/CT-TTg ngày 08/ 01/ 2008 về việc đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/ 02/ 2014 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020.

Trong bối cảnh chung đó, hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn đã được Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc chính thức thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 07/ 6/ 2009 sau khi đưa vào hoạt động Quỹ khuyến học dòng họ Doãn với sự đóng góp tự nguyện của đông đảo bà con thuộc các Chi họ Doãn trên phạm vi cả nước mà nền tảng là sự đóng góp của ông Doãn Tới, nguyên là Thượng tá QĐNDVN, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần NamViệt (tỉnh An Giang) với số tiền là 500 triệu đồng dành riêng cho Quỹ khuyến học. Từ đó đến nay, Quỹ khuyến học của dòng họ Doãn đã được phát triển và sử dụng trên nguyên tắc vừa bảo toàn vốn, vừa đảm bảo duy trì các hoạt động hàng năm dành cho công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ.

Mục đích hoạt động ban đầu của Quỹ khuyến học họ Doãn là nhằm động viên con cháu họ Doãn có thành tích trong học tập, nâng cao trình độ và kiến thức để phục vụ xã hội và quê hương mình thông qua các sự kiện thi học sinh giỏi đoạt giải cấp tỉnh, thành phố trở lên; thi đỗ vào các trường đại học và bảo vệ thành công các luận văn thạc sĩ. Đồng thời, thông qua hoạt động biểu dương khen thưởng đó, để khơi dậy niềm tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ, góp phần nhắc nhở và động viên con cháu dòng họ Doãn phấn đấu trong học tập để thành đạt trong cuộc sống và nghề nghiệp của mình, góp phần xây dựng quê hương.

Kể từ năm 2014 đến nay, bằng việc Tiểu Ban khuyến học họ Doãn đã được Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc thành lập mới bổ sung, Tiểu Ban đã phối hợp chặt chẽ với Quỹ Khuyến học họ Doãn, vừa tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, còn phát triển và mở rộng quy mô các hoạt động khuyến tài, khuyến học của dòng họ Doãn, không chỉ dừng ở con số 10 tỉnh như hiện nay, mà sẽ còn tiếp tục phát triển hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn tới các địa phương khác trên phạm vi cả nước. Đồng thời, không chỉ dừng phạm vi hoạt động ở các đối tượng các cháu là học sinh phổ thông có thành tích học tập cao, thi đỗ đại học, … mà còn phát triển tới các đối tượng là con em dòng họ Doãn là các cán bộ đã trưởng thành, có thành tích phát huy năng lực và thành đạt trong sự nghiệp của mình nhưbảo vệ thành công các luận án tiến sĩ; hoặc được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước trao tặng các chức danh Giáo sư hoặc Phó Giáo sư; hoặcđược nhận các phần thưởng cao quý khác của Nhà nước trao tặng. Đồng thời, bằng việc phối hợp chặt chẽ giữa Tiểu Ban khuyến học và Qũy khuyến học, bước sang giai đoạn mới để nhằm mục đích tiếp tục tổ chức và phát triển sâu rộng hơn nữa các hoạt động đóng góp xây dựng Quỹ và kịp thời khen thưởng, biểu dương các tấm gương điển hình phục vụ cho hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn lên một mức cao hơn, hiệu quả hơn, đóng góp xứng đáng với phong trào khuyến học, khuyến tài của từng địa phương trên phạm vi cả nước.

2. Tổng kết 5 năm hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ (2010-2015)

Theo số liệu thống kê tổng hợp của Tiểu Ban khuyến học và Quỹ khuyến học họ Doãn, từ năm 2010- 2015, hoạt động khuyến học khuyến tài của dòng họ Doãn đã được triển khai tới 10 tỉnh, thành phố với 41 Chi họ Doãn trên phạm vi cả nước. Theo tổng kết, trong 5 năm đầu của hoạt động khuyến học, khuyến tài này mới diễn ra tại một số các Chi họ Doãn nằm ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình, Hưng Yên, Nghệ An và Nam Định (xem Bảng 1 kèm theo), mà chưa có điều kiện thông tin để kết nối và phát triển sâu rộng tới các Chi họ Doãn nằm ở các địa phương khác trong cả nước.

Tuy vậy, với 5 năm đầu đi vào hoạt động, tính từ hội nghị trao thưởng khuyến học, khuyến tài lần thứ I do Ban Liên lạc họ Doãn tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/ 01/ 2010 cho đến nay, theo số liệu thống kê hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn, có thể điểm lại những thành công bước đầu đã đạt được như sau :

-             Năm 2009-2010 : Ban liên lạc họ Doãn toàn quốc đã biểu dương, khen thưởng kịp thời đợt đầu tiên trong năm 2010 là 52 cháu.

-             Năm 2010-2011 : nhân dịp gặp mặt đầu Xuân Tân Mão (22/02/2011) đã biểu dương và phát thưởng cho 134 cháu. Sau đó, tại Lễ Giỗ Tổ 01/ 3 Âm lịch tại An Duyên đã phát thưởng bổ sung cho 11 cháu và tại hội nghị hợp phả Đình Cao đã biểu dương và phát thưởng tiếp cho 32 cháu. Trong đó, có 139 cháu là học sinh phổ thông đã có thành tích thi đỗ vào các trường đại học; có 17 cháu tốt nghiệp đại học; có 04 cháu thi học sinh giỏi đạt giải thưởng cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Ngoài ra, Ban liên lạc họ Doãn toàn quốc cũng đã biểu dương 9 cháu đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ và tiến sĩ, biểu dương 01 cháu đã chủ trì thực hiện thành công một đề tài nghiên cứu cấp Bộ.Tổng cộng năm 2011 đã biểu dương khen thưởng 177 cháu.

-             Năm 2011-2012 : nhân dịp đầu Xuân Nhâm Thìn và dịp Lễ Hội ngày 14 tháng Giêng (Âm lịch) tổ chức tại Phương Chiểu, Ban liên lạc họ Doãn toàn quốc đã biểu dương, khen thưởng 100 cháu. Tiếp đó, trong dịp Giỗ Tổ và khánh thành Lăng mộ Tổ, Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc cũng đã biểu dương, khen thưởng tiếp cho 101 cháu. Tổng cộng năm 2012 đã biểu dương, khen thưởng 201 cháu.

-             Năm 2012-2013 : nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, đã biểu dương, khen thưởng 139 cháu. Sau đó, nhân dịp Giỗ Tổ ngày 01. 3 Âm lịch tại An Duyên, đã biểu dương, khen thưởng tiếp 25 cháu. Tổng cộng đã biểu dương, khen thưởng trong năm 2013 là 164 cháu.

-             Năm 2013-2014 : nhân dịp kết thúc năm học 2013, Ban liên lạc họ Doãn toàn quốc đã biểu dương, khen thưởng 541 cháu trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đó, nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ (2014) Ban đã bổ sung biểu dương, khen thưởng tiếp 148 cháu.. Nâng tổng số cháu đã được biểu dương khen thưởng trong năm 2014 lên con số 689 cháu.

-             Năm 2014-2015 : nhân dịp khánh thành Hậu cung nhà thờ Tổ và giỗ Tổ họ Doãn Việt Nam ngày 19 tháng 3 năm Ất Mùi (2015) tại Cổ Định,  ngày 2-5-2015 Ban liên lạc họ Doãn toàn quốc đã biểu dương khen thưởng 114 cháu (thuộc 17 chi họ Doãn), trên phạm vi toàn quốc của toàn bộ năm học 2014-2015.

Sau 5 năm đi vào hoạt động, Ban liên lạc họ Doãn toàn quốc đã tập hợp và kết nối được với phong trào khuyến học, khuyến tài của (số lượng) Chi họ Doãn tại (số lượng) tỉnh, thành phố trong cả nước. Ban đã gửi trao tặng 1283 biểu trưng và 114 Giấy khen biểu dương thành tích học tập kèm 1397 lượt khen thưởng cho các cháu học sinh phổ thông, sinh viên đại học, và sau đại học đạt thành tích cao trong học tập với tổng trị giá khen thưởng bằng tiền mặt là khoảng 280 triệu đồng. Đồng thời, Ban cũng đã đưa tin trên trang web của dòng họ thay cho thư Chúc mừng tới con em dòng họ Doãn, đã có thành tích đặc biệt trong học tập, nghiên cứu khoa học.

Có thể nói rằng, công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn, tuy mới đi vào hoạt động chính thức qua 5 năm đầu tiên, song cũng đã bước đầu góp được tiếng nói, lời động viên và sự quan tâm của dòng họ tới thế hệ trẻ, là các lứa con cháu của dòng họ Doãn tại các Chi họ ở các địa phương, tất cả nhằm duy trì và phát huy truyền thống hiếu học, trau dồi lòng yêu Tổ Quốc, hết lòng phụng sự quê hương.

Để đạt được thành tích bước đầu như trên, trước hết phải nói tới sự chỉ đạo và sự vận động đầy nhiệt huyết và trách nhiệm cao của các lớp lãnh đạo thuộc Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc như Cụ Doãn Ngọc Ánh, Cụ Doãn Tiến Dũng, Cụ Doãn Tam Hòe, … cùng với sự tận tụy, tận tâm và tận lực của các thành viên của Quỹ khuyến học họ Doãn, như ông Doãn Quốc Khoa, ông Doãn Hải Bằng, Doãn Huy Tuân, Doãn Ngọc Thảo,Bà Doãn Thị Liễu, Bà Doãn Vân Anh, ông Doãn Hiệu, … đã bỏ ra nhiều công sức để kết nối và phối hợp chặt chẽ với các Chi họ Doãn trong cả nước nhằm duy trì và phát triển hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ. Bên cạnh đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động khuyến học, khuyến tài chỉ có thể duy trì và phát triển được như ngày hôm nay, đó là nhờ có các tấm lòng vàng thiện nguyện đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn trong cả nước. Có thể tổng kết lại, sau hơn 5 năm thành lập Quỹ khuyến học, kể từ tháng 6/ 2009 đến nay, theo thống kê chưa thật đầy đủ, Quỹ khuyến học họ Doãn đã tiếp nhận được hàng trăm lượt cá nhân và chi họ Doãn đóng góp, với tổng số kinh phí đóng góp cho Quỹ gần 700 triệu đồng (hai năm 2009-2010 đóng góp là 632 950 000 đ; năm2011: 14,3 triệu đồng; năm 2012: 23 tr đồng; năm 2013: 4,2 triệu đồng; năm 2014 : 0,7 triệu đồng; năm 2015 là 08 triệu đồng và đầu năm 2016:12 triêu đồng). Từ đó, Quỹ khuyến học đã có điều kiện để chi phục vụ cho hoạt động khuyến học, khuyến tài là 427,24 triệu đồng. Trong đó đã chi cho hoạt động khuyến học, khuyến tài năm 2010 là 55,763 triêu; năm 2011 là 107,425 triệu; năm 2012 là 85,9 triệu; năm 2013 là 88 triệu; năm 2014 là 47,28 triệu; năm 2015 là 24,15 triệu và đầu năm 2016 tạm chi 20 triệu). Đạt được thành công đó, phải kể đến các tấm gương sáng đã quan tâm đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài như ông Doãn Tới (An Giang),Cụ Doãn Phú, Cụ Doãn Ngọc Ánh, Cụ Doãn Ngọc Trâm, Cụ Doãn Nho (Yên Quyết),Cụ Doãn Kim Lai (ở Mỹ), ông Doãn Gia Cường, ông Doãn Huy Tuân, ông Doãn Mạnh Hồng, bà Doãn Hồng Nhung, bà Doãn Thị Liễu, bà Doãn Thị Vân Anh và nhiều người khác. Ngoài ra, cũng cần ghi nhận công đức và hoạt động tự nguyện của các thành viên của Quỹ khuyến học và Tiểu Ban khuyến học họ Doãn đã tận tâm, tận lực, chí công vô tư để nỗ lực nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động khuyến học, khuyến tài trong suốt 5 năm qua. Nhân dịp này, chúng ta bày tỏ tấm lòng trân trọng và khâm phục trước những tình cảm và tấm lòng cao cả đó vì sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn, tất cả vì sự nghiệp giáo dục, vì thế hệ trẻ và vì sự phồn vinh, tinh hoa của dòng họ và dân tộc.

Về phương hướng hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn trong 5 năm tới (2015 - 2020), ngoài việc kế tục và phát huy những thành quả đáng khích lệ đã đạt được trong 5 năm qua, còn chú trọng đến việc vận động để không ngừng củng cố và phát triển quy mô Quỹ khuyến học, đồng thời phát triển mở rộng các hoạt động của dòng họ Doãn tới các Chi họ Doãn nằm tại các địa phương trong cả nước, cho phù hợp với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Chính Phủ và sự quan tâm của dòng họ nhằm phát huy hiệu quả hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng nhân cách, con người mới vẫn lưu giữ được bản chất truyền thống của dân tộc và dòng họ.

3. Kết luận

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua khuyến học, xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học với lòng tự trọng, tự hào của dòng họ Doãn giàu truyền thống hiếu học, thời gian tới, Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc xác định rõ phong trào thi đua khuyến học phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước, làm cho tất cả mọi người nhận thức rõ mục tiêu của hoạt động khuyến học, khuyến tài, đó là Học để hiểu biết, học để làm người; học để có nghề, có việc làm; học để biết làm cho mình và mọi người xung quanh mình sống hạnh phúc, sống có văn hóa; học để góp phần vào sự hưng thịnh và phát triển bền vững của quê hương đất nước.

Hy vọng rằng, với các mục tiêu cao cả và đầy tính nhân văn của hoạt động khuyến học, khuyến tài, chắc chắn phong trào khuyến học, khuyến tài của dòng họ Doãn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng dòng họ Doãn trên phạm vi toàn quốc, của các nhà doanh nghiệp, các tổ chức và các bậc phụ huynh để góp phần duy trì và phát triển văn hóa dòng họ, vì sự nghiệp “ mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” như Bác Hồ đã dạy và tất cả vì tương lai tươi sáng cho con em mình trong một xã hội thanh bình, văn minh và hạnh phúc.

 

Bảng 1. Thống kê tổng hợp danh sách các Chi họ Doãn tại các tỉnh đã tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài do Ban Liên lạc họ Doãn toàn quốc tổ chức trong giai đoạn 2010 - 2015.

 

STT

Tỉnh, TP

Chi họ Doãn

Địa chỉ liên hệ

1

 

Hà Nội

1.           Chi Yên Quyết

2.           Chi Phú Mỹ - Quốc Oai

3.           Chi Sơn Đồng - Hoài Đức

4.           Chi Dương Liễu -

5.           Chi Vân Nam - Phúc Thọ

6.           Chi An Lãng - Thường Tín

7.           Chi Hoàng Mai

8.           Chi Nguyễn Doãn Hoàng Mai

9.           Chi So - Quốc Oai

10.        Chi Nhị Khê

11.        Chi Hải Bối

12.        Chi Đức Thụ,

13.        Chi Phượng Dực

14.        Chi An Thượng

Chi Phúc Thọ

 

2

Thái Bình

1. Chi Song Lãng - Vũ Thư

2. Chi Tiền Hải

3. Chi Duyên Phúc - Hưng Hà

 

3

Nam Định

1. Chi Hoành Lộ - Giao Thủy

2. Chi Hoành Sơn và TP Nam Định

3. Chi Hoành Nhị - Giao Thủy

 4. Chi Giao An

5. Chi Nam Điền - Xuân Trường

 

4

Ninh Bình

1. Chi Như Độ - Kim Sơn

 

5

Thanh Hóa

1. Chi Đông Yên - Đông Sơn

2. Chi Doãn Xá - Đông Sơn

3. Chi Đông Xuân - Đông Sơn

4. Chi Nhuệ Sâm - Đông Sơn

5. Chi Cổ Định - Triệu Sơn

 

6

Hưng Yên

1. Chi Đình Cao - Phủ Cừ

2. Chi Đại Duy - Phủ Cừ

3. Chi Thổ Hoàng - Ân Thi

4. Chi Giai Lệ

5. Chi Phương Chiểu

6. Liên chi TP Hưng Yên

7. Chi Liêu Xá

 

7

Nghệ An

1. Chi Nghi Thái - Nghi Lộc

2. Chi Nghi Đức - Nghi Lộc

 

8

Sơn La

1. TP Sợn La

 

9

Hòa Bình

1. TP Hòa Bình

 

10

Hải Dương

1. Chi Nam Sách

 

 

 

 

 

 

 

LỄ ĐÓN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ

NHÀ THỜ TỔ AN DUYÊN - TÔ HIỆU - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI

Ngày 26-27/12/2015 - tức 16-17 tháng Chạp năm Ất Mùi.

Doãn Đình Khiêm

Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định

          Vinh dự dòng họ Doãn nhà

                                                   Đón bằng di tích thật là hiển vinh

                                                         Dòng họ ở khắp mọi miền

                                                   Về đây tụ hội quây quần đông vui

                                                         Tạ ơn công đức tổ tông

                                                   Ngàn năm tích tụ đức nhân cao dày

Hôm nay dòng họ tổ chức nghi lễ đón bằng Di tích Lịch sử Văn hoá Nhà thờ Tổ. Ông Doãn Đình Khiêm được ban Tổ chức Lễ hội phân công thông báo chương trình lễ đón bằng.

1. Ngày 26/12/2015

Từ 16 h 00

- Cụ Doãn Văn Lộc, Trưởng chi, trưởng Hội đồng gia tộc An Duyên khai mạc chương trình lễ hội

- Cụ Doãn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng BLL họ Doãn Việt Nam

Tóm tắt khái quát sự hình thành, nêu công danh, công đức Tổ tiên, nêu tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết nhiệt tình của cả chi An Duyên để dòng họ rạng rỡ có ngày hôm nay.

Trong ngày vui phấn khởi dòng họ được đón đoàn đại biểu đại diện BCH Đảng bộ, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể xã Tô Hiệu cùng đại biểu thôn xóm sở tại đến chúc mừng sự kiện trọng đại của họ Doãn, Đoàn đã dâng lễ, dâng hương, dâng những đoá hoa tươi thắm cùng ngưỡng mộ chiêm bái Tổ tiên Doãn tộc, Tổ dòng họ đã là một thành viên dựng làng, giữ nước bảo vệ quê hương cả chiều dài lịch sử cùng dân tộc.

17 h 00: Tổ chức viếng thăm mộ cụ Thuỷ tổ dưới sự hướng dẫn của Hội trống người cao tuổi xã Giao Hà, Giao Thuỷ, Nam Định.

Mặc dù trời mưa, đường lầy lội nhưng hàng trăm người đều đông đủ tề tựu bên lăng mộ với nhiệt huyết và tấm lòng con cháu mà Tổ tiên đã ban cho.

Những nén hương thơm toả theo làn gió, mỗi người một nén vòng quanh mộ Tổ cùng bó hoa tươi thắm đượm nghĩa quê nhà dâng lên thần linh bản thổ dâng lên anh linh tiên tổ.

Chúng con thưa rằng chúng con từ những miền quê xa xôi như liên chi Giao Thuỷ, Nam Định cùng các miền khác tề tựu về đây đã đội ngũ sẵn sàng, ngày mai chúng con lên UBND Tô Hiệu rước bằng vinh danh tiên tổ.

Buổi tối 19 - 21 h 

Đoàn tế Nam quan Liên chi Giao Thuỷ tế Tổ

Đoàn Nữ quan Chi Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định

Gần 60 người thành kính dâng lên anh linh tiên tổ tuần lục cúng, tuần dâng hương

Sau chương trình tế, lễ đoàn Liên chi Giao Thuỷ, từ các cụ cao niên đến các cháu nhỏ gần 200 người gặp gỡ than tình, giao lưu cùng các chi.

2. Ngày 27/12/2016

7 h 00

Đội ngũ chỉnh tề đi rước. Đi đầu là lá cờ Tổ quốc cùng hàng chục lá hồng cờ, cờ thần… hàng chục lẵng hoa tươi thắm đủ sắc khoe màu đem từ quê hương Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định.

 Đội trống đồng người cao tuổi Giao Hà, Giao Thuỷ. Đội rước kiệu Hoành Lộ - Hoành Nha, Giao Thuỷ, Nam Định.

Các đoàn tế nam quan, nữ quan Liên chi Giao Thuỷ, Nam Định; các cụ ông, cụ bà, con cháu nội ngoại chi An Duyên… trang phục đủ sắc đủ màu.

Đội hình nghiêm trang, rồng phượng hoành tráng, lộng lẫy văn hoá.

Khi đoàn rước họ Doãn đến UBND Tô HIệu đã được các cán bộ viên chức ra tận cổng UBND hướng dẫn đón tiếp chu đáo, thân tình, niềm nở, coi vinh dự là vinh dự chung của cả xã cả dân.

Đoàn rước vào tới hội trường UBND được giao tiếp vui vẻ, giao lưu văn nghệ với cán bộ và nhân dân địa phương. Những bài thơ, những điệu hát của mọi người nói lên công đức tiền nhân tổ tiên và truyền thống quê hương dòng họ. Trong đó có các bài hát bài thơ của cháu ngoại (1 bài), của ông Phạm Văn Thế người sở tại (1 bài) của ông Doãn Thánh Liêm - Doãn Đình Khiêm chi Giao An (4 bài)…

9 h 30

Cả Hội trường sôi động hẳn lên, những tràng vay kéo dài đón đoãn cán bộ huyện, cán bộ Phòng VH-TT & DL  huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội về trao bằng Di tích LSVH Nhà thờ Họ Doãn An Duyên do bà Phó chủ tịch UBND huyện Lê Thị Liên trao. Ông Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu cùng ông Doãn Văn Lộc Trưởng chi An Duyên, đại diện dòng họ lên đón nhận Bằng.

Tiếp theo là những lời chúc mừng, những lẵng hoa tươi thắm của các ban ngành đoàn thể từ huyện xã trao tặng phấn khởi, rạng rỡ với những tràng pháo tay kéo dài.

Cụ Doãn Tam Hoè - Trưởng Ban Liên lạc họ Doãn Việt Nam phát biểu cảm ơn Đảng, Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ dòng họ Doãn, chúc đoàn kết, chúc sức khoẻ Hội nghị, lễ hội.

Buổi trao bằng diễn ra theo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng vô cùng trang trọng.

10 h 00

Dòng họ tiếp nhận Bằng đưa lên kiệu tại chính giữa sân UBND, đám rước được bắt đầu.

Đoàn rước đi qua QL 1, qua các đường xã Tô Hiệu, đường thôn An Duyên, qua chợ Mui, qua các trường học của xã, trạm xã xã… Đi đầu đoàn rước là Nhà sư Trụ trì chùa Mui cầm gậy độ, cành phan dẫn đường.

Đoàn rước vào Đình, Chùa Mui nguy nga cổ kính, linh thiêng, trình lên anh linh Thành hoàng làng và lên Đức Phật.

Dòng họ dâng lễ lên Đình và Chùa được các cán bộ sở tại, các bậc cao niên, nhân dân, các Phật tử chờ sẵn từ sớm cùng bái Thần linh Thành hoàng và Đức Phật.

Buổi tiếp đón của dân làng diễn ra vui vẻ, thân tình, trang trọng, tôn nghiêm, tình họ, tình làng. Các vị đã dành cho dòng họ lời chúc tốt đẹp.

Trên đường rước qua nhiều cây số về nhà thờ vượt qua hang ngàn xe hơi, xe máy, hàng ngàn hành khách qua đường… Tất cả, tất cả đều hoan hỷ, ngưỡng mộ và dành cho dòng họ Doãn những lời hay ý đẹp… cùng mong muốn có ngày như họ nhà.

Đoàn rước về nhà thờ Tổ an toàn tuyệt đối là nhờ sự quan tâm của chính quyền xã, trực tiếp là các cán bộ và chiến sĩ công an tận tình giúp đỡ.

Trước sân nhà thờ tấm Bằng được đặt vào vị trí trang trọng.

Cụ Doãn Văn Lộc Trưởng chi, trưởng ban lễ Hội.

Cụ Doãn Tam Hoè Trưởng BLL họ Doãn VN.

Cụ Doãn Tiến Dũng nguyên Trưởng BLL họ Doãn VN báo cáo khái quát sự hình thành và phát triển của chi An Duyên, phát huy, bảo tồn, giữ nguyên các giá trị di tích bền vững lâu dài.

- Các chi tiếp tục vào dâng lễ bái Tổ cầu mong mạnh khoẻ, dòng họ phát triển trường tồn…

Phương hướng các năm tiếp theo

- Tiếp tục làm hồ sơ DTLSVH nơi nào có đủ điều kiện (nhất là tại chi gốc, cội nguồn Cổ Định, Tân Ninh).

- Hướng về Cổ Định với tâm huyết, trí tuệ, tài năng, công đức góp công, góp của trang bị nội thất hậu cung và xây xong tiền đường nhà thờ Tổ Cổ Định, Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hoá.

11 h 30

Tại nhà Văn hoá thôn An Duyên các vị khách cùng dòng họ hoan hỷ thụ lộc Tổ, hai tay nâng chén rượu nghĩa tình dùng bữa tiệc mừng, chúc nhau thân tình cùng mong đại tộc đoàn kết mọi người mạnh khoẻ, may mắn, thành đạt và chung nhau góp công xây dựng dòng họ.

Mọi người ra về lưu luyến, không quên chúc sức khoẻ gia đình cụ Lộc, ông Đăng và toàn thể chi An Duyên.

Cụ Lộc và các vị trong chi An Duyên ra tận xe tiễn các đoàn thượng lộ bình an, cầu mong gia đình hạnh phúc, dòng họ phát triển, tiến bộ.

Tôi xin trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể cùng toàn thể nhân dân địa phương.

Chúc dòng họ mạnh khoẻ, may mắn, thành đạt.

Cảm ơn chi An Duyên tổ chức thành công Lễ hội và đón tiếp các đoàn khách  thịnh tình chu đáo.

Xin trân trọng cảm ơn!

                         Khi đến tay bắt mặt mừng

                         Ra về xiết chặt ngập ngừng hẹn sau

An Duyên, 27 - 12 - 2015

Doãn Đình Khiêm – ĐT 01668267949

 

 

 

HỌ DOÃN CÀNH AN DUYÊN

Tiểu Ban Phả Họ Doãn VN

giới thiệu sơ lược, nhân dịp Nhà thờ An Duyên được cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hoá

Theo cuốn phả xưa nhất còn lưu đến ngày nay (viết năm 1784) thì Họ Doãn cành An Duyên xuất hiện vào cuối thời Trần (trước năm 1400). Cụ Tổ làm nghề nông, từ Doãn Xá xứ Thanh Hoa ra lập nghiệp và định cư tại nơi đây, thuộc huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).

Trải mấy đời không rõ, đến cuối thể kỷ XV có hai anh em, anh là cụ Doãn Hoành Tuấn, em (không rõ tên huý) hiệu là Thân Không có học vấn và làm quan cho Triều Lê. Có thể suy đoán rằng  khi này cành An Duyên đã phát đạt, con em đã được học hành chu đáo và họ hàng đã trở nên đông đúc. Nhưng, trong gia phả chỉ chép được từ hai cụ Hoành Tuấn và Thân Không trở xuống.

Cụ Doãn Hoành Tuấn sinh vào khoảng năm 1434 và mất năm 1487, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, năm Hồng Đức thứ 9 (1478).

Cụ làm quan đến Thượng thư bộ Lễ, được cử đi sứ sang Tàu năm 1480 mang thư của vua Lê Thánh Tông trả lời Nhà Minh về việc Đại Việt chinh phạt Ai Lao năm 1479. Cụ không có con, nhận cụ Khôi (con trai cụ Thân Không) làm người kế tự. Cụ Thân Không được ấm phong Thiếu Khanh.

Cụ Doãn Mậu Khôi sinh vào khoảng năm 1478 và mất khi sang tuổi 100, vào khoảng năm 70 thế kỷ 16, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất , năm Cảnh Thống thứ 5 (1502). Cụ làm quan đến Thượng thư bộ Lễ, năm 1507 được cử đi sứ sang Tàu, khi về cụ chuyển sang Võ ban, làm Tả phủ Tả Đô đốc, trấn thủ ở Xứ Hải Dương. Sang thời Mạc (từ năm 1527 về sau) cụ làm Thượng thư kiêm Chưởng Hàn lâm viện. Cụ được phong các tước Tường An hầu, Thái Bảo Hương Giang công và truy phong “Tế thế hộ quốc an dân, Khoan hoà trung hậu Đại vương”.

Cụ chính thất của cụ Khôi có bốn trai, một gái. Người con gái của cụ là cung tần (triều nào không rõ).

Con trai cả là Viên ngoại lang định cư ở đất Tổ (tức An Duyên), làm quan ở vùng Kinh Bắc và con cụ là cụ Doãn Văn Hiệu đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1541), làm quan đến chức Tổng binh, tước Đằng Khê bá. Từ An Duyên chi trưởng lan toả ra các vùng lân cận. Một trong các hậu duệ nổi tiếng là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Pháo binh Doãn Tuế quê ở xã Văn Tự.

Con thứ hai di về Yên Lãng, phủ Hoài Đức nay là chi họ Doãn ở Yên Quyết (làng Cót) Hà Nội, hậu sinh có nhà văn Doãn Quốc Sĩ, nhạc sĩ Doãn Nho nổi tiếng. Từ Yên Quyết một nhánh di về Ngọc Mỹ (Quốc Oai) hậu sinh có Doãn Kế Thiện, nhà nghiên cứu, danh sĩ Hà Nội; có Doãn Quang Khải, tác giả bài hát Vì Nhân dân quên mình; có Doãn Mậu Diệp Thứ trưởng Bộ LĐTBXH; có Doãn Gia Cường doanh nhân có tiếng...

Con thứ ba di về Thanh Miện, Xứ Hải Dương (nay thuộc Phù Cừ, Hưng Yên) sinh ra cụ Doãn Mậu Đàm đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất 1586, cụ làm Hiến sát sứ Kinh Bắc, Thừa chính sứ Nghệ An, tước Thọ Nham tử. Chi này toả ra nhiều vùng thuộc Hưng Yên, Hải Dương ngày nay, con cháu cũng có nhiều người thành đạt, điển hình là nguyên Chủ tịch tỉnh Hưng Yên Doãn Thế Cường.

Người thứ tư di về Hoành Lộ, huyện Giao Thuỷ, thuộc trấn Sơn Nam Hạ thuở xưa, nay thuộc tỉnh Nam Định. Từ đó toả sang Thái Bình, Hải Phòng. Trong chi họ thứ tư này nổi danh là các cụ Tiến sĩ Doãn Đình Đống (khoa thi Tân Mùi 1571) tước La Sơn Hầu, chức Hiến sát sứ, Tổng tri Giám sát ngự sử. Đời sau có cụ Doãn Uẩn, Thượng thư bộ binh, An Tây mưu lược tướng, Tổng đốc An-Hà, tước Tuy Tĩnh tử thuộc triều Nguyễn; cụ Doãn Khuê đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ năm 1838, Đốc học Sơn Tây, Nam Định, kiêm Hải phòng sứ, Doanh điền sứ, hàm Quang Lộc tự khanh.

Vậy là chỉ một thế kỷ kể từ khi cụ Tổ từ Doãn Xá ra đất An Duyên họ Doãn đã trở nên một họ nổi tiếng trong nước với hai cụ Tiến sĩ và mạch đó được nối sang hai thế thế sau với ba cụ trúng đại khoa là cụ Doãn Văn Hiệu, Doãn Đình Đống, Doãn Mậu Đàm. Trong cả nước không có mấy dòng họ đạt được thành công như vậy.

Trong 100 năm trị vì từ 1427 đến 1527 của Nhà Lê, thì một phần tư cuối cùng là thời kỳ mục nát, đó cũng là 25 năm đầu hoạn lộ của cụ Khôi (1502-1527), chính vì vậy cụ phải để các con chuyển cư đi mỗi người một nơi, tìm nơi cư trú an toàn và cũng để tìm nơi mới hy vọng phát triển mạnh mẽ hơn, có lẽ đó cũng là kinh nghiệm chuyển cư thành công của cụ Tổ từ Doãn Xá, xứ Thanh Hoa ra An Duyên, xứ Sơn Nam. Tuy nhiên các thế hệ sau vẫn thường xuyên qua lại An Duyên, cụ Đàm (cháu cụ Khôi) vẫn lấy hộ tịch An Duyên để đi thi. Từ bấy đến nay ở đất Tổ An Duyên trong nhiều thế hệ người họ Doãn không nhiều, con cháu di đi, di lại. Song, phần lớn các chi họ Doãn ở Hà Bắc, Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hải Dương, Nam định, Thái Bình cũng là hậu duệ của cụ Tổ An Duyên.

Ngày nay hậu duệ họ Doãn An Duyên có rất nhiều người thành đạt trong mọi lĩnh vực chiến đấu, công tác, học hành, sản xuất kinh doanh và luôn luôn tận tâm tận lực phục vụ nhân dân, đất nước.

Nhà thờ Họ Doãn ở An Duyên qua nhiều đời không được bảo tồn, nhà thờ hiện nay được xây dựng vào năm 90 của thế kỷ trước. Năm 2010 ba ngôi mộ cụ Tổ và hai cụ Tiến sĩ Doãn Hoành Tuấn, Doãn Mậu Khôi được xây mới như ngày nay. Trong nhà thờ và khu mộ có nhiều tài liệu Hán văn, đặc biệt là bản sao và ảnh chụp nguyên bản của bản phả 1784 do cụ Tứ trường Doãn Thự (chi Song Lãng, Thái Bình) kể cho các con ghi lại.

Tháng 12 năm 2015 Nhà thờ họ Doãn ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được Thành phố xếp hạng là Di tích lịch sử danh nhân. Đây là niềm vinh dự lớn lao của địa phương và là niềm hạnh phúc, tự hào to lớn của cả Doãn tộc Việt Nam. Chúng ta sẽ tu tạo và bảo tồn di tích mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

 

 

 

 

QUÁ TRÌNH TÔN TẠO DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

LĂNG VÀ ĐỀN THỜ DOÃN NỖ

TẠI PHƯƠNG CHIỂU, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

Doãn Đức Lan - Doãn Đình Quế

Chi họ Doãn Phương Chiểu

1. Khái quát về Thượng tướng quân Doãn Nỗ và chi họ Doãn Phương Chiểu

Tại xã Phương Chiểu (trước đây thuộc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, nay thuộc Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) có chi họ Doãn sinh sống lâu đời và duy trì thờ cúng cụ Thủy tổ của chi tại ngôi miếu “Doãn Công thần” và mộ của Cụ cách miếu thờ 300m về phía đông.

Trong gia phả chi Phương Chiểu có ghi bản sao sắc phong vào năm Duy Tân thứ 5 (1912): “Bình Ngô khai quốc, tái phạt Chiêm thành, an kỳ địa phương, Đường quốc công tứ tính phong công thần hiệu ... Lê Doãn Nỗ” (Dịch nghĩa: Lê Nỗ Doãn Nỗ công thần mở nước thời bình giặc Ngô, sau dẹp Chiêm Thành, giữ yên địa phường (này), được phong tước Đường quốc công và được Vua ban họ Lê). Tuy nhiên, cho đến thập niên 1980, con cháu chi Phương Chiểu chỉ biết Thượng thủy tổ là người họ Doãn, được phong Khai quốc công thần triều Lê và ban quốc tính (họ Lê: Lê Doãn Nỗ) mà không biết thêm thông tin cụ thể về gốc tích, công trạng của Cụ.

Đến đầu thập kỷ 1990, Ban Liên lạc liên chi họ Doãn ở Hà Nội đã tìm được nơi phát tích của họ DOÃN và từ đó, quê quán, công tích của Thượng thủy tổ chi Phương Chiểu đã được xác định và các nhà sử học công nhận. Thượng tướng quân Doãn Nỗ sinh năm Quý Dậu (1393) tại Kẻ Nưa - Nông Cống (ngày nay là Cổ Định, xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa). Cụ nội của TTQ Doãn Nỗ là cụ Doãn Băng Hài (1272-1332) đỗ tiến sĩ năm 1304, thời Trần Minh Tông được phong Thượng thư bộ Hình, năm 1322 làm chánh sứ sang Nguyên, khi về được phong Thiếu phó, tước Hương đình hầu. Ông nội của TTQ Doãn Nỗ là cụ Doãn Định (1312-1363), thi Hội trúng tam trường, làm Giám sát ngự sử thời Trần Dụ Tông. Cha của TTQ Doãn Nỗ là cụ Doãn Quyết làm Cung hiển Đại phu. Ngay sau hội thề Lũng Nhai (1416) Cụ Doãn Nỗ đã đến Lam Sơn gia nhập nghĩa quân của Lê Lợi. Năm 1418, khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, Doãn Nỗ là 1 trong 51 tướng đốc xuất đội quân thiết đột đối địch với giặc Minh. Trải qua các trận chiến gian lao, cụ lập nhiều chiến công và được phong Thượng tướng quân. Sau khi chiến thắng quân Minh, trong đợt xét công khen thưởng đợt đầu, tháng 2/1428, Thướng tướng quân Doãn Nỗ được xếp công hạng hai, hàm Trung lượng đại phu, tả Phụng thần vệ tướng quân, tước Đại trí tự, được liệt vào hàng ngũ Khai quốc công thần và được ban “quốc tính” mang họ nhà vua là Lễ Nỗ (Lam Sơn thực lục).

 Thời kỳ đầu của triều Lê sơ, TTQ Doãn Nỗ tiếp tục đảm đương nhiệm vụ dẹp giặc ở Hoà Bình, Tây Bắc, dẹp phỉ ở Mường Lễ, chinh phạt Chiêm Thành ở phương Nam

Những năm cuối đời, TTQ Doãn Nỗ được giao làm Quản trấn đạo Sơn Nam (với địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình ... ngày nay), trị sở đóng tại Phố Hiến - Hưng Yên. Chức Quản trấn một Đạo, tương đương chức Tư lệnh quân khu ngày nay.

Khi làm Quản trấn đạo Sơn Nam, TTQ Doãn Nỗ được Vua ban thái ấp và đưa gia đình về ở tại Hương Chiếu (địa bàn các xã Phương Chiểu, Thủ Sỹ, Hồng Nam huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ngày nay), liền kề với trị sở tại Phố Hiến.

Thượng tướng quân Doãn Nỗ mất năm 1439 tại thái ấp Hương Chiếu, đền thờ, lăng mộ vẫn còn đến ngày nay. Sau khi mất, TTQ Doãn Nỗ vẫn được Triều đình sắc phong vào các năm: Năm Thiệu Bình thứ 6 (1439) ông được thăng Tráng sĩ vệ đồng tri chư quân sự, tước Quang phục hầu; Năm Diên Ninh thứ nhất (1454) tặng Quan nội hầu; Năm Quang Thuận thứ năm (1464) được tặng Á hầu.

 Ngày 15/12/1993, tại Bái Đường của Quốc Tử Giám (Hà Nội), hội thảo khoa học “Kỷ niệm 600 năm sinh Doãn Nỗ (1393-1993) và họ Doãn trong lịch sử” do Hội khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp cùng các tỉnh Hải Hưng, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Hà, Thanh Hóa và dòng họ Doãn tổ chức trang trọng. Từ các tư liệu trong chính sử, gia phả, sắc phong ... các nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử đã thống nhất Doãn Nỗ là Khai quốc công thần triều Lê, là một tướng lãnh góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để giành lại độc lập dân tộc từ tay nhà Minh thế kỷ XV.

Trên cơ sở công lao của Doãn Nỗ và hiện trạng di tích đền thờ, lăng mộ, ngày 20/4/1995, Bộ văn hoá đã có Quyết định 1586 VH/QĐ cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia cho Lăng và Đền thờ TTQ Doãn Nỗ tại Phương Chiểu.

Theo gia phả chi Phương Chiểu và chi Sơn Đồng, TTQ Doãn Nỗ có 2 người con trai, người con trưởng ở tại Phương Chiểu tạo thành chi Phương Chiểu và người con thứ, được TTQ gửi làm con nuôi cụ Nguyễn Hữu Phu ở Sơn Đồng tạo thành chi họ Doãn Sơn Đồng (do vẫn giữ họ của cha nuôi nên chi Sơn Đồng, nam giới đều mang họ Nguyễn Doãn chỉ có nữ giới thì giữ nguyên họ Doãn).

Như vậy, sau hơn hơn 550 năm, con cháu hậu duệ của TTQ Doãn Nỗ hiện tập hợp ở 2 chi chính là chi Phương Chiểu (Hưng Yên) và chi Sơn Đồng (Hà Nội). Trong khi ngành trưởng là chi Phương Chiểu do nhiều đời độc đinh nên số gia đình hiện nay rất ít thì ngược lại, ngành thứ là chi Sơn Đồng phát triển thành một chi họ khá đông đúc có con cháu làm ăn sinh sống khắp các tỉnh thành cả nước. Ngoài ra, tại một số làng dọc theo sông Đáy (Hà Nội) có một số chi họ Doãn (Nguyễn Doãn) sinh sống khá lâu đời. Từ năm 1993, trong hội thảo khoa học “Doãn Nỗ và họ Doãn trong lịch sử” đã có ý kiến về khả năng các chi họ Nguyên Doãn này có thể xuất xứ từ chi Nguyễn Doãn ở Sơn Đồng do một số người họ Doãn đi làm ăn và định cư tạo thành chi họ mới. Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải đáp thỏa đáng do các chi không còn gia phả hoặc tư liệu chính xác.

2. Khái quát vê hiện trạng di tích đền thờ và lăng mộ TTQ Doãn Nỗ

Sau khi TTQ mất (năm 1439), Đền thờ và Lăng được xây dựng, quy mô kiến trúc chắc chắn rất khang trang tương xứng với công lao chức tước của Cụ. Trải qua trên 500 năm, do sự biến thiên của lịch sử và thiên nhiên khắc nghiệt, trên vị trí cũ của đền thờ xưa cho đến trước năm 1994, chỉ còn lại một ngôi miếu nhỏ chỉ khoảng 25m2 xây đơn giản kiểu chữ Nhị, mái lợp ngói, hai bên hồi và hậu cung xây tường mười. Trên bờ nóc có đắp nổi hàng chữ nho "CÔNG THẦN MIẾU".

Cách Đền 300 m về phía đông là Lăng mộ của TTQ (thuộc địa giới xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ). Đây là phần còn lại sau gần 600 năm nên chắc chắn đã bị thu nhỏ nhiều so với khu lăng mộ ban đâu. Lăng mộ Thượng tướng quân Doãn Nỗ nằm trên gò đất cao hơn mặt ruộng, thời điểm trước 1945 có diện tích khoảng 3 sào, cây cối um tùm. Sau cải cách ruộng đất, dân cư đến khai hóa làm nhà và vườn tại đây. Ngôi mộ kiểu cổ xây gạch giật cấp lên trên thành hình vuông rộng 1,2 x 1,2m nằm lọt trong vườn của một gia đình ở đây.

Đợt tôn tạo Lăng mộ năm 1989

Trước hiện trạng ngôi mộ cổ còn lại quá nhỏ bé và xuốn cấp, năm 1989, chi họ Doãn Phương Chiểu đã tổ chức tôn tạo lại. Ngôi mộ cổ được giữ nguyên và xây tường bao bọc xung quanh mỗi chiều 2,9m tạo thành phần bệ Lăng hình vuông cao 0,9m. Phần thân thu nhỏ mỗi chiều 2,3m cao 1,4m. Cửa chính của Lăng nhìn ra ngã ba sông Hồng và sông Luộc (hướng Nam) hai bên là cửa phụ và tường sau xây đặc gắn bia đá. Phần trên thân lăng được thu nhỏ tạo thành tổng thể công trình 3 cấp, 2 tầng mái với 8 mái giả ngói ống và 8 góc đao được đắp uốn cong. Mặt trước Lăng đắp nổi hàng chữ "Lăng Doãn công thần".

Đợt tôn tạo Đền thờ năm 1994:

Ngày 15/3/1994 khởi công xây dựng nhà tiền đường nối phía trước ngôi miếu cũ (ngôi miếu giữ nguyên chuyển thành cung thờ. Toà tiền đường rộng 5 gian gỗ lim, được dựng theo lối cổ tứ trụ lòng thuyền, con chồng đấu sen, chạm khắc hoa lá, mái lợp ngói ta, các chi tiết đắp nổi theo đúng phong cách kiến trúc đền thờ thánh thần xưa. Việc xây dựng nhà tiền đường đã góp phần bổ xung hồ sơ để đủ điều kiện Bộ Văn hóa quyết định công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1995.

 Đợt tôn tạo Lăng và đền thờ 1996

Ngay sau khi được công nhận di tích LS-VH năm 1995, chi họ Doãn Phương Chiểu đã tập trung xây dựng và tôn tạo các hạng mục công trình tại lăng và khu đền thờ gồm:  

Tại khu vực Lăng: trên cơ sở 100m2 đất được UBND Tỉnh Hải Hưng và Huyện Phù Tiên đã cấp để làm mặt bằng lăng mộ, chi họ Phương Chiểu đã mua thêm 30m2 đất để mở lối riêng vào lăng mộ (trước đó phải đi nhờ qua vườn nhà dân) và tổ chức xây dựng cổng, cầu qua mương và tường hoa bao quanh khu đất lăng mộ.

-     Tại khu vực đền thờ: tổ chức đền bù hoa màu để mở rộng mặt bằng và xây mới công trình cổng đền; tôn tạo giếng cổ, ao rối; xây dựng nhà bia và tường rào; trồng cây …

Các công trình trên được hoàn thành và tổ chức khánh thành đúng dịp lễ giỗ TTQ Doãn Nỗ ngày 14 tháng giêng Đinh Sửu (1997) và cũng là ngày tổ chức hội xuân của nhân dân xã Phương Chiểu.

Đợt trùng tu hậu cung đền thờ năm 2011

Do phần hậu cung là ngôi miếu cũ bị xuống cấp trầm trọng, chi Phương Chiểu quyết định trùng tu lại nhà hậu cung và kết hợp tôn tạo nâng cấp nhà tiền đường. Công trình khởi công ngày 13/9/2011 (ngày 16 tháng 8 âm lịch). Phần hậu cung cũ diện tích 15 m2 được thay thế bằng tòa hậu cung mới gồm cung Nhị và cung Cấm có tổng diện tích xây dựng gần 70m2. Giữa cung nhị và nhà tiền đường là sân trong rộng 2,5m. Nhà hậu cung có kiến trúc khung gỗ, mái ngói theo kiểu cổ phù hợp với kiến trúc nhà tiền đường đã dựng năm 1994. Nhà tiền đường cũng được nâng cấp và cùng với hậu cung tạo thành công trình đền thờ hoàn chỉnh theo mô hình nhà chữ tam kết cấu gỗ truyền thống. Lễ khánh thành trùng tu nhà hậu cung được tổ chức đúng địa hình giỗ TTQ Doãn Nỗ và lễ hội xuân năm Nhâm Thìn 14 tháng giêng (2012)

4. Quá trình trùng tu Lăng mộ Thượng tướng quân Doãn Nỗ năm 2015

Mặc dù công trình Lăng mộ TTQ Doãn Nỗ đã được tôn tạo năm 1989 và làm tường rào năm 1996 nhưng quy mô mặt bằng cũng như công trình vẫn không tương xứng với tính chất của di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngay sau lễ khánh thành trùng tu nhà Hậu cung đền thờ năm 2012, chi Phương Chiểu đã bàn định, lập kế hoạch việc mở rộng mặt bằng và tôn tạo khu lăng mộ.

Đầu năm 2015, việc đền bù mở rộng mặt bằng khu Lăng thêm 150 m2 đã hoàn thành với kinh phí là 163 triệu do con cháu chi Phương Chiểu đóng góp). Diện tích đất khu Lăng mộ đã tăng từ 130 m2 lên thành 280m2 với mặt bằng vuông vắn, chiều ngang rộng 10m.

Chi Phương Chiểu đã làm văn bản đề nghị và được Sở VHTTDL Hưng Yên cấp 310 triệu để xây dựng mới cổng tường rào theo mặt bằng mới mở rộng. Riêng công trình Lăng hiện trạng sẽ chỉ gắn vá sửa chữa và sẽ tôn tạo vào giai đoạn sau.

Ngày 26/6 năm Ất Mùi, công trình đã được khởi công.

 Tuy nhiên, sau khi xây xong móng cổng, tường rào và đổ cát tôn nền, công trình Lăng hiện trạng bị ngập mất hơn nửa phần bệ nên việc xây dựng lại công trình Lăng phải làm ngay, không thể chờ giai đoạn sau được nữa. Số tiền 310 triệu ngân sách cấp vẫn phải dành cho xây dựng cổng tường rào nên kinh phí xây công trình Lăng phải huy động con cháu trong chi Phương Chiểu đóng góp kết hợp với vận động các chi, cá nhân họ Doãn và nhân dân địa phương công đức.

Dự kiến lúc đầu chỉ xây lại Lăng bằng gạch vữa bình thường nhưng từ góp ý của ông Doãn Thế Cường (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên) khi về thăm công trình ngày 29/8/2015, chi Phương Chiểu thống nhất chủ trương cần đặt trọng tâm tôn tạo công trình Lăng để đảm bảo tương xứng với tính chất di tích LS-VH và công tích của Thượng tướng quân Doãn Nỗ. Thiết kế được nhất trí cao là sử dụng kết cấu đá xanh nguyên khối đặt trên hệ móng, khung cột BTCT được tách riêng để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến phần mộ cổ bên dưới.

Trong một thời gian khá gấp gáp, từ tháng 9/2015 mới bắt đầu thiết kế lăng đá và điều chỉnh thiết kế cổng, tường rào, tháng 10/2015 mới ký hợp đồng với cơ sở chế tác đá, một số hạng mục vừa thiết kế vừa thi công, đến tháng 1/2016 toàn bộ công trình trùng tu di tích lăng mộ TTQ Doãn Nỗ đã hoàn thành bằng hai nguồn kinh phí:

-        Kinh phí ngân sách nhà nước cấp 310 triệu do Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên làm chủ đầu tư và Công ty xây dựng tu bổ di tích thi công gồm các hạng mục: xây dựng cổng và tường rào (cả trang trí đắp vẽ); thi công phần móng bê tông cốt thép cho công trình Lăng; đổ bê tông dày 10cm nền sân và lối đi bên trong mặt bằng khu Lăng.

-        Kinh phí huy động xã hội hóa gồm các hạng mục: mua đất mở rộng mặt bằng và cây nhãn cổ; tôn nền bằng cát đen (cao hơn cốt cũ 0,5m); thi công hệ khung cột, dầm BTCT công trình Lăng; chế tác và lắp đặt kết cấu đá công trình Lăng; xây dựng giếng bát giác; lát mặt nền sân và lối đi trong mặt bằng khu Lăng (bằng đá xanh); đổ đất màu, trồng cây và cỏ; bậc tam cấp đá cổng ngoài; đổ bê tông sân trước (khoảng 30 m2); hệ thống thoát nước, cấp điện; làm biển báo di tích bê tông và xây tường bao gốc cây nhãn cổ. Tổng kinh phí hết 562 triệu (tiền mua đất 163 triệu và xây dựng 399 triệu)

Chi Phương Chiểu là chi họ Doãn có số gia đình và nhân đinh rất nhỏ nhưng với trách nhiệm là con cháu trực hệ của TTQ Doãn Nỗ nên sau đợt huy động đợt một để mua đất là 172 triệu, đã tự động viên nhau và huy động đợt hai được 284 triệu, tổng số tiền huy động là 456 triệu. Trong quá trình xây dựng, một số chi họ và cá nhân họ Doãn cũng đã công đức số tiền tổng cộng là 43,91 triệu (không kể một số công đức bằng hiện vật và nhân công). Như vậy, tổng số huy động và công đức là 499,91 triệu và số tiền mà chi Phương Chiểu còn thiếu chưa trả hết cho đơn vị thi công là 562 - 499 = 62 triệu.

Chi Phương Chiểu xin được báo cáo với Ban Liên lạc họ Doãn, các chi họ và toàn thể bà con dòng họ Doãn tình hình tôn tạo di tích LS-VH Lăng và đền thờ Doãn Nỗ nói chung và chi tiết đợt trùng tu Lăng mộ trong năm 2015 như trên. Chi Phương Chiểu xin trân thành cảm ơn sự quan tâm, góp ý và công đức của các chi, các cá nhân trong, ngoài họ thời gian qua góp phần trùng tu di tích một danh nhân không chỉ của chi Phương Chiểu mà của dòng họ Doãn và đất nước. Nhân dịp lễ giỗ và khánh thành trùng tu lăng mộ Thượng tướng quân Doãn Nỗ, chi Phương Chiểu kính mong các chi họ và các cá nhân phát tâm công đức để có thể hoàn đủ số tiền 62 triệu còn thiếu nêu trên.

Nhân dịp tết Bính Thân, chi Phương Chiểu xin kính chúc Ban Liên lạc dòng họ, hội đồng gia tộc các chi họ và toàn thể các cụ, các ông bà và con cháu nội ngoại họ Doãn một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc cho họ Doãn ngày càng phát triển và xứng đáng là dòng họ văn hiến.

Hưng Yên ngày 16/2/2016

TM chi họ Doãn Phương Chiểu

Doãn Đức Lan và Doãn Đình Quế

 

 

 

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

và một vài giới thiệu về chi họ Song Lãng

 

 

CHI HỌ DOÃN SONG LÃNG

                         (Tài liệu: Các gia phả)

Chi họ Doãn Song Lãng có nguồn gốc từ ngành thứ tư di từ An Duyên về Hoành Lộ, huyện Giao Thuỷ (nay thuộc tỉnh Nam Định). Khởi thuỷ là hai cụ La Sơn Hầu Doãn Đình Đống và Hoằng Tín Đại phu Doãn Đinh, sang đời thứ hai là cụ Triều Liệt Đại phu Doãn Đức Tông, tiếp đến cụ Đường Lâm Hầu Doãn Đình Nga (1603-1684), đời thứ tư là cụ Ban Triều Bá Doãn Đình Phả (1647-1725) sinh ra cụ Thuỷ tổ họ Doãn Song Lãng là cụ Tam trường Doãn Đình Tước, tức Doãn Doanh, hiệu Chính Nghị (1669-1725) - Mộ phần các cụ Ban Triều và Chính Nghị đều ở Song Lãng.

Cụ Chính Nghị đi dạy học ở nhiều nơi, cụ thấy Ngoại Lãng là vùng đất địa linh nhân kiệt nên khuyên con cháu chuyển cư về đây. Trong số 7 con trai cụ Chính Nghị có 3 người chuyển về Song Lãng (chính thức là vào năm 1732) - các cụ thuộc đời thứ 6 tính từ Hoành Lộ, đó là :

- Cụ trai cả: Hương cống Doãn Duệ (1694-1746) Tri huyện huyện Trung Thuận (Tây Nghệ An thuở xưa, nay thuộc Trấn Ninh ở Lào). Cụ định cư tại Ngoại Lãng, là cụ Tổ ngành Giáp Song Lãng.

- Cụ thứ ba: Tam trường hương thí, Cử nhân võ (Biền sinh hợp thức) Doãn Du (1699-1765). Cụ định cư tại làng Văn Lãng, là cụ Tổ ngành Ất Song Lãng.

- Cụ thứ năm: Tam trường hương thí Doãn Đình Bài (1707-1790). Cụ định cư tại Ngoại Lãng, là cụ Tổ ngành Bính Song Lãng.

Bốn người con trai khác của cụ Chính Nghị (không định cư ở Song Lãng) là 2) Hương cống Doãn Thuỵ (1694-1753) Tri huyện huyện Kim Sơn (ở tây Nghệ An, nay thuộc Lào), 4) Doãn Đình Chẩm giữ chức Thủ hiệp ở kinh đô, 6) Doãn Đình Ý (tức Cẩn), 7) Tam trường Doãn Đình Ích.

Đời thứ 7 - Ngành Giáp: Cụ Tam trường Doãn Đình Ưng (1714-1762) sau di về Thanh Hoá; cụ Hương cống Doãn Thự (1728-1793) là người thuật cho các con viết cuốn phả 1784; cụ Quan viên tử Doãn Đình Hộ (phạt tự).

Ngành Ất: Cụ Quan viên tử Doãn Đình Huyến.

Ngành Bính: Cụ Tam trường Doãn Đình Thọ (làm Tổng trưởng).

Đời thứ 8 - Ngành Giáp: Cụ Thự sinh ra

1) Hương cống Doãn Duyện (1759-1788) Huấn đạo phủ Trùng Khánh (Lạng Sơn), cụ thi Hội ba lần đều đỗ Tam trường, cụ là người điểm chính bản Doãn phả lược thuật 1784 (cụ Thự thuật cho cụ Thai ghi), các con trai của cụ đều mất sớm, trong các cháu ngoại có cụ Đỗ Liên đỗ Cử nhân.

2) Tú tài Doãn Thai (1769-1838) cụ cưu mang, nuôi dạy các cháu (con của các em) học hành chu đáo.

3) Gia Nghị Đại phu Doãn Dụng (1774-1814) Hàn lâm viện thị độc học sĩ, Thái bộc tự khanh, Tòng tam phẩm.

4) Cụ Doãn Triệu (1777-1820).

5) Triều Liệt Đại phu Doãn Hoàn Phác (1784-1824) được truy tặng Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, trật Tứ phẩm, thuỵ Đoan Lượng.

Hai cụ Thai và Phác hoàn chỉnh bản phả 1784, đưa lên thỉnh ý cụ Bùi Huy Bích và cuốn phả đó trở thành cội nguồn các cuốn phả của các chi họ An Duyên và Hợp phả Họ Doãn 1984, 1992 sau này.

Ngành Ất: Cụ Huyến sinh ra cụ Tam trường Doãn Đình Vọng (1754-1803).

      Ngành Bính: Cụ Thọ sinh ra cụ Lý trưởng Doãn Đình Hiến (1775-1844), Doãn Đình Vàng (1782-1854).

Đời thứ 9 - Ngành Giáp: Cụ Thai có một trai là cụ Doãn Long (1808-1856);

Cụ Dụng sinh ra cụ 1) Cử nhân Doãn Uẩn, An Tây mưu lược tướng, Thượng thư bộ Binh, Tổng đốc An Hà, Tuy Tĩnh tử (cụ Uẩn viết cuốn phả năm 1843) và 2) Tú tài Doãn Trân (1804-1840, phạt);

Cụ Triệu sinh ra các cụ 1) Doãn Hổ (1806-1892), một con rể cụ Hổ là cụ Tú tài Lê Quang Khải; 2) Doãn Báo (tức Bỉnh, 1811-1890); 3) Tú tài Doãn Hùng (1821-1887);

Cụ Phác sinh ra cụ Tiến sĩ Doãn Khuê Quang Lộc Tự Khanh, Thị giảng Học sĩ, Đốc học, Thương biện hải phòng, Doanh điền sứ (1813-1878, một cháu ngoại là Tú tài Phạm Cao Tịch).

Ngành Ất: Cụ Vọng sinh ra cụ Doãn Đình Phổ (1790-1839).

Ngành Bính: Cụ Hiến sinh ra cụ Lý trưởng Doãn Đình Ngọ (1810-1883, một con rể là cụ Tú tài 8 khoa thi Phạm Đức Trạm, cụ Trạm sinh ra cụ kép Phạm Đức Vĩnh) và cụ Nhiêu Nam Nhất Đại Doãn Đình Duật (1821-1857); cụ Vàng sinh ra cụ Doãn Đình Ước (1808-1858) và cụ Doãn Đình Nhật (1821-1899).

Đời thứ 10 - Ngành Giáp: Cụ Long sinh ra cụ Doãn Đình Thiều (1850-1921); cụ Uẩn sinh ra Tri phủ phủ Phú Bình, Tuy Tĩnh nam Doãn Chính (1829-1862) và Chính Lục phẩm Doãn Trực (1839-1888, con trai cụ Trực là cụ Doãn Nguyên sao bản phả 1843, đó chính là bản được gửi lưu giữ ở Viện Bác cổ); cụ Hổ sinh ra 1) cụ Nhị trường Doãn Đĩnh (1848-1929, cụ cùng cụ Doãn Gia Trưng tham gia Hội nghị Đình Cao Hưng Yên viết cuốn phả 1911, con cả cụ Đĩnh là cụ Doãn Nhật Trung đỗ Nhất trường); 2) cụ Lý trưởng Doãn Tân; cụ Bỉnh sinh ra cụ Doãn Trứ (1840-1862, tử trận), cụ Nhất trường Doãn Lô (1849-1874) và cụ Doãn Viêm (1859-1895); cụ Hùng sinh ra cụ Doãn Quang Chúc (1860-1914) và cụ Nhị trường Doãn Gia Trưng (1865-1914, một con rể của cụ Trưng là Tú tài Đào Văn Bình); cụ Khuê sinh ra cụ Cử nhân Doãn Chi (1840-1874) Tri phủ phủ Nam Sách, Hàn lâm viện thị độc học sĩ, cụ Nhị trường Doãn Giốc (1843-1862) được tặng Hàn lâm viện điển bạ (năm 1862 cụ và anh con bác là Doãn Trứ tham gia chiến đấu ở vùng Sơn Tây, Hưng Hoá đánh chiếm được Vĩnh Tường, Quốc Oai, sau đó tiến đánh Hạ Hoà, Đồng Long, trong trận này cụ và cụ Trứ tử trận), thứ ba là cụ Doãn Vị (1855-1910) tham gia Đông kinh nghĩa thục, con cả cụ Vị là Nhất trường Doãn Thành Đạm.

Ngành Ất: Cụ Phổ sinh ra cụ Nhị trường Doãn Đình Thăng (1824-1872) Chánh thất phẩm trật thiên hộ; thứ là cụ Tú tài Doãn Đình Biện (1828-1859).

Ngành Bính: Cụ Ngọ sinh ra cụ Doãn Giao (1841-1895) và cụ Doãn Dậu (1849-1874, tử trận); cụ Duật sinh ra cụ Doãn Chẩn (1850-1901); cụ Ước sinh ra cụ Doãn Đình Cầm (1850-1924) và cụ Lý trưởng Doãn Đình Thi (di sang Hưng Yên); cụ Nhật sinh ra cụ Lý trưởng Doãn Đình Hưng (1851-1894) và cụ Doãn Nhang Bái (1852-1884, di đi Tiền Hải).

 

Trải qua ba thế kỷ rưỡi, từ giữa thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX, năm thế hệ đầu sống ở Hoanh Lộ, do cụ Doãn Đình Đống giữ trọng trách trong Triều đình và nhận cụ Đức Tông làm người thừa tự, nên liên tiếp nhiều đời được Nhà Lê Trịnh phong cho tước hầu tước bá. Đến đời thứ tư cụ Phả có tước hiệu là Ban Triều bá nhưng chỉ làm xã trưởng và làm nghề thuốc. Cụ Chính Nghị dấn thân vào sự nghiệp học hành, tuy không thật thành đạt, chỉ đỗ Tam trường, nhưng đã mở ra một đường đi sáng sủa cho các thế hệ sau. Năm thế hệ tiếp sống trong hai thế kỷ XVIII và XIX đã có tới 1 Tiến sĩ, 7 Cử nhân (Hương cống), 10 Tú tài (Tam trường) và nhiều Nhị trường, Nhất trường. Họ Doãn Song Lãng trở thành một dòng họ nổi tiếng ở vùng Sơn Nam hạ.

 

 

 

Cụ DOÃN DOANH

MỘT Ý CHÍ LỚN, MỘT THÀNH CÔNG LỚN

Cụ Ban Triều bá Doãn Đình Phả (1647-1725) là tằng tôn (chắt) của các cụ Đình Đống, Đình Đinh và cụ bà chính thất Lê Thị Vựng (1650-1674) sinh ra mình cụ Doãn Doanh rồi cụ bà mất. Cụ Phả làm xã quan nên thường gọi là cụ Chánh Ban, cụ còn làm nghề thuốc. Rất lâu sau khi cụ bà mất, cụ ông mới lấy bà trẻ Phạm Thị Nhiễm (1682-1758, ít hơn cụ Doanh 13 tuổi, sinh ra các cụ Tuy, Bính, Bái). Có thể đoán rằng gia đình cụ Phả vào hàng khá giả trong làng, nhưng không giàu lắm.

Cụ Doãn Doanh (1669-1724) còn có tên là Doãn Đình Tước, tên chữ là Đức Dung, hiệu là Chính Nghị, lúc trẻ xưng là Bút Đoan. Trong hoàn cảnh mồ côi mẹ, mình bố nuôi dạy mà cụ học hành chăm chỉ, năm 22 tuổi (1690) cụ thi hương đỗ Tam trường (Tú tài) đã là một thành công. Ý chí vươn cao và tự lập đã thôi thúc cụ rời bỏ quê hương đi tìm bến bờ mới, do đó cụ đã đi dạy học kiếm sống ở nhiều nơi. Trong vòng mươi năm cụ đã xây dựng cho mình một gia đình lớn (hai cụ bà đã sinh các con đầu là cụ Duệ, cụ Thuỵ 1694, cụ Côi tức Du 1699) và bắt tay vào việc dạy dỗ các con. Trong số 14 người con cả thảy, có 7 nam 7 nữ, cụ đã nuôi dạy được hai Hương cống là cụ Duệ (con cả, đỗ năm 1717, Tri huyện), cụ Thuỵ (con thứ hai, đỗ năm 1714, Tri huyện), ba Tam trường là cụ Côi (sau thi võ trúng Cống võ - Biền sinh hợp thức, năm 1726), cụ Bài và cụ Ích (đỗ cùng khoa 1729). Cụ thứ 4, Doãn Đình Chẩm, không rõ khoa cử thế nào, cụ giữ chức Thủ hiệp ở kinh thành. Cụ thứ 6, Doãn Đình Ý (tức Cẩn), nghe nói cụ đỗ Hương Cống (thường gọi là Cống Cẩn), nhưng do cụ có tư tưởng phản kháng (gây nên phong trào chống đối vào năm Canh Thân 1740) nên phải trốn chạy. Với việc nuôi dạy thành đạt (tuy không đạt đến đại khoa) như thế, ở một vùng đất mới ven biển, nói lên công sức và ý chí của cụ Tổ Chính Nghị lớn biết nhường nào. Đời đời con cháu phải xem đó là tấm gương to lớn, gắng công gìn giữ cho mãi mãi được sáng trong.

Thành công của cụ Tổ họ Doãn Song Lãng - cụ Doan Doanh, không dừng ở chỗ thành công trong dạy giỗ các con mà ở chỗ tạo ra một truyền thống hiếu học vững bền trong gia đình. Trải qua 4, 5 thế hệ con cháu của cụ đã có tới 1 tiến sĩ, 7 cử nhân, 10 tú tài nhiều nhất nhị trường. Sự nổi tiếng của chi họ truyền đến tận ngày nay cũng thuộc về công ban đầu của cụ

 

 

Cụ DOÃN THỰ

và việc viết phả ở Ngoại Lãng

Doãn Tam Hoè

(Tài liệu: Một số bản phả họ Doãn)

 

TIỂU SỬ CÁC CỤ THAM GIA VIẾT CÁC BẢN PHẢ TỪ 1777 ĐẾN 1911

1. Cụ Doãn Thự

Hương cống (khoa Mậu Tý 1768) Doãn Thự (Doãn Đình Chẩn, tự Nhã Đạm, hiệu Kính Hiên), sinh giờ Tý 5-11 Mậu Thân (5-12-1728), mất giờ Thân 18-10 Quý Sửu (21-11-1793) cụ làm Tư nghị ở Quốc tử giám, năm 1777 giữ chức Thí tướng sĩ lang Giảng dụ. Con: 6 trai, Duyện, Thai, Yến (mất sớm), Dụng, Triệu, Phác; 3 gái: Thìn, Trừu và Chín (mất sớm). Cụ là con cụ Hương cống, Tri huyện Trung Thuận Doãn Duệ (cụ Dĩnh Liệt) và cụ bà là kế thất Hà Thị Như người phường Hồng Mai, huyện Thọ Xương, Hà Nội.

Ngay từ nhỏ cụ đã phải sống với tổ mẫu ngoại là cụ Diệu Tranh người Chương Mai, Thanh Trì. Năm 12 tuổi, cụ theo học cụ Nguyễn Quốc Côn, tiếp đó lại theo giúp việc cụ Trần Đạt Lý người Thanh Oai nhân lúc nấu bếp mà đọc sách. Cụ Trần nuôi dạy quý như người thân, nhân đó mà nhập tịch cho ở ấp riêng ở Thanh Oai. Năm Bính Dần (1746) thân phụ mất, cụ (19 tuổi) phải về Ngoại Lãng chịu tang. Năm sau (Đinh Mão 1747) thân mẫu qua đới, cụ lại phải từ Ngoại Lãng trở lại quê ngoại ở Hồng Mai thọ tang mẹ. Từ Hồng Mai cụ đến Hải Dương xin ở giúp việc cho nho sinh Trịnh Xuân Huy người Văn Thai, Cẩm Giàng, huyện Kinh Môn.

Năm Canh Ngọ (1750) cụ 23 tuổi, khai quê cũ là Hoành Lộ dự thi hương, nhưng không trúng, lại tìm đến cụ Tiến sĩ Vũ Công Tuấn người Thanh Oai để học. Khoa thi Quý Dậu (1753) cụ lấy hé tịch Ngoại Lãng để dự thi, nhưng cũng không trúng. Cụ ở nhà đèn sách tự học, đến khoa Bính Tý (1756) cụ dự thi, đạt được Sảo thông.

Năm Đinh Sửu (1757) cụ lên quê ngoại, lấy vợ ở làng Hồng Mai, năm Kỷ Mão (1759) sinh con trai trưởng là Duyện, nhân đó cụ làm nhà yên sống ở làng Hồng Mai.

Liền hai khoa Nhâm Ngọ (1762) và Ất Dậu (1765) cụ dự thi hương đều không trúng.

Năm Quý Mùi (1763) cụ bà mất, khi ấy cụ Duyện mới 6 tuổi. Năm Đinh Hợi (1767) cụ lấy cụ bà khác (sinh ra các cụ Thai, Yến, …).

Sang năm Mậu Tý (1768) lần thi hương thứ 6 cụ trúng được Tứ trường (năm ấy cụ 41 tuổi). Cụ Doãn Uẩn viết: “Tiền nhân ta lập thân gian nan vất vả đến như thế mới có phúc dày truyền cho đời sau. Con cháu há chẳng lấy đó làm điều tâm niệm hay sao”.

Mùa xuân năm Canh Dần (1770) cụ từ làng Hồng Mai về Ngoại Lãng, mở trường dạy học ở làng Đức Hiệp, trước đây thân phụ là cụ Doãn Duệ và ông nội là cụ Chính Nghị đã từng dạy ở đây, nay danh tiếng vẫn còn lưu.

Các năm Nhâm Thìn (1772), Ất Mùi (1775) cụ dự thi Hội nhưng không trúngtừ đó cụ chuyển về Ngoại Lãng định cự trên mảnh đất cũ, nơi cụ Doãn Duệ và cụ Đình Bài mua năm Nhâm Tý 1732 sơ di từ Hoành Lộ về. Do ông Đỗ Lý Quĩ hậu duệ cụ Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm bán cho mảnh vườn họ Đỗ ở sau chùa Phúc Thắng, cụ di về đấy. Đất cũ phân cho con trưởng là cụ Doãn Duyện ở. Về ở đất họ Đỗ, cụ có làm đôi câu đối để nhắc nhở cháu con về lối sống “Dĩ đức cầu địa” của tiền nhân:

地出英贤先状元杜公固地

家传诗礼后保公别祖世家

Địa xuất anh hiền tiên trạng nguyên Đỗ công cố địa

Gia truyền thi lễ hậu Bảo công biệt tổ thế gia

Mùa đông năm Bính Thân (1776), hàng huyện xây ngôi Tư Vũ (trụ sở để hàng huyện bàn việc quân) ở khu chùa Phúc Thắng, làng tiến hành làm cầu chợ Lạng và xây lại chùa Chung Quang, cụ đem hết công sức ra xây dựng những công trình công ích ấy, đến nay mọi người còn truyền tụng.

Năm Đinh Dậu (1777), con trưởng là cụ Duyện thi khảo đỗ đầu, dự thi hương trúng liền Tứ trường (Hương cống). Cùng năm ấy cụ được cử giữ chức “Tướng sĩ lang Giảng dụ”. Từ đấy cụ yên vui với ruộng vườn và dạy học.

Mùa hạ năm Bính Ngọ (1786) quân Tây Sơn ra Bắc, Thăng Long thất thủ, trong nước không có chủ, nhân đó giặc giã các nơi nổi dậy, quân triều đình cũ ở các châu huyện bạc nhược không chống lại. D©n chúng Thư Trì suy tôn cụ lên làm Huyện trưởng cùng với các văn thân trong huyện như cụ Huấn đạo phủ Thiên Trường ở Hương Giáp, hai anh cụ Giảng dụ họ Đỗ ở An Để, cùng con trai trưởng Doãn Duyện, đoàn kết hào mục các Tổng, lấy hương binh tám tổng bắc huyện Thư Trì để chống giặc cướp, ủng hộ quân Tây Sơn.

Tháng 7 năm 1786, đội tiên phong của quân Tây Sơn đã tới Vị Hoàng (Nam Định). Quân Trịnh hong loạn bỏ chạy ở nhiều nơi. Khắp nơi từ cửa Ba Lạt lên Vị Hoàng, dưới sông Hồng thì thuyền chiến của quân Tây Sơn tiến mau lẹ. Trên bờ thì dân chúng xông vào phá các kho lương của triều đình, xay thóc giã gạo trao cho quân Tây Sơn. Dọc các bờ Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ tới Ninh Bình, dân chúng dựng cột luồng, bó lá khô mà phát hỏa rực trời để báo cho đại quân Nguyễn Huệ.

Cụ Huyện trưởng đã tập hợp được hương binh 8 tổng, hô hào dân chúng bao vây, uy hiếp quận địch ở các đồn Cổ Lễ, Kỳ Bố, Chân Định, Thư Trì, Bổng Điền, Tân Đệ, giúp cho thuyền quân Tây Sơn tiến nhanh vào Vị Hoàng.

Sáng 11/7/1786, quân Tây Sơn đã bất ngờ chiếm được Vị Hoàng. Ngày 17/7/1786, đại quân Nguyễn Huệ ra đến Vị Hoàng. Ngày 1/8 năm ấy thì Nguyễn Huệ giành được chính quyền toàn cõi Bắc Hà.

Sau chiến thắng, nghĩa quân đã lại rút vào Đàng Trong. Tình hình Nam Định và các tỉnh Bắc Hà cực kỳ rối loạn. Các thế lực phản động và bọn thổ phỉ, hải phỉ mặc sức cướp phá và tàn sát. Dân chúng điêu linh, phiêu tán. Cụ Huyện trưởng tự bỏ tiền của mình, vận động các văn thân bỏ tiền của ra, chiêu tập, giúp đỡ các lưu dân trở về làng cũ làm ăn, khôi phục trật tự các làng, chờ nhà Tây Sơn trở lại.

Cuối tháng 8/1786 bọn hải phỉ do tên Kình, tên Đen cầm đầu cùng với bọn phỉ Quận Ấn, Quận Ô có đến hàng trăm thuyền kéo vào sông Hồng, lên đến tận làng Bổng Điền và Phú Chử (Bắc Thư Trì). Cụ Huyện trưởng đã điều huyện binh giao chiến giết được hàng chục tên, huyện trở lại yên ổn. Cụ đi chiêu dân ở làng Khê Cầu. Ít người dám về làng cũ. Cụ phải tự mình ở lại thôn Hạc làng Khê Cầu, gần đình Bạch Hạc, mua ba sào vườn, dựng ba gian nhà tranh. Từ đó dân lục tục kéo về ở gần cụ. Sau khi cụ mất, cụ Doãn Dụng (con thứ 3) vẫn ở trong căn nhà ấy cho tới năm 1824 triều Minh Mệnh, cụ Doãn Uẩn (con cụ Dụng) mới giao lại cho cụ Phạm Đĩnh người trong làng Khê Cầu, để về Ngoại Lãng.

Năm Quý Sửu (1793) Cảnh Xuân Hầu, Đô đốc nhà Tây Sơn trấn giữ xứ Sơn Nam hạ, coi cụ như bậc thầy về quản lý xã hội, mời cụ ra giúp sức, tiếp đãi rất trọng hậu. Cụ miễn cưỡng nhận lời mời, vì trước sau cụ vẫn là người ủng hộ Tây Sơn, nhưng việc Nguyễn Huệ rút bỏ Bắc Hà ngay sau khi chiến thắng khiến cụ thất vọng. Được mấy tháng, đến giờ thân ngày 18/10 năm ấy cụ mất, thọ 66 tuổi.

Bình sinh cụ tính khoan hòa. Cụ lấy sự kính tín ghi chép sự tích tổ tiên làm biện phát để giữ mình và dạy dỗ con cháu. Cụ lấy bản thân mình để dạy con, cho nên có loại sách “Kính Hiên bản truyện” để lưu truyền gia phong. Cụ Doãn Uẩn khảo xét “Kính Hiên bản truyện”, ghi lại rằng: Từ năm Đinh Dậu (1777) trở về trước, gia phả họ Doãn là do cụ Kính Hiên thuật, con trưởng bái bút. Từ năm Tân Sửu (1781) về sau là do cụ Hằng Trai, con thứ hai chép tiếp. Có thể nói cụ là người đầu tiên khôi phục gia phả họ Doãn từ thời mạt Trần và Lê sơ, để lại cho dòng họ Doãn một gốc tổ không bao giờ mất nữa.

Cụ Doãn Uẩn viết: “Lúc bé tôi được bà nội yêu chiều lắm. Bà kể khi bà về với ông, thấy trong bếp chẳng có gì ngoài hoa cúc, dễ đến mấy cân, chả là ông đau mắt, trữ hoa cúc làm thuốc. Bà phải mang vác thuê để kiếm sống lần hồi, lại nhờ vả bạn bè, hàng xóm và học trò nên mới sống được đến nay, còn gia thế mà truyền lại cho con cháu. Gia thế cũng chỉ có sách vở kể hàng nghìn cuốn, chẳng có sào ruộng nào. Thế mà trong nhà vẫn hiếu thuận, vui vẻ. Đó là phúc ấm lưu lại đời đời.”

2. Cụ Doãn Duyện

Hương cống Doãn Duyện (1759-1788), con cả cụ Thự. Khi 6 tuổi cụ mồ côi mẹ, sống với mẹ kế. Lớn lên cụ theo học Tiến sĩ Bùi Huy Bích (cựu thần nhà Lê) ở Thịnh Liệt, Hà Nội. Khoa Đinh Dậu (1777), dự khảo sát ở tỉnh cụ đỗ ưu xếp thứ nhất, sau đó cụ trúng liền Tứ trường và tiếp tục theo học cụ Trần Văn Trứ người làng Từ Ô huyện Thanh Miện, Hải Dương (quan Ngự sử triều Lê). Các Khoa thi Hội (1778,1784,1787) cụ dự thi nhưng đều chỉ trúng tam trường. Năm Nhâm Dần (1782), được giữ chức Nho học huấn đạo phủ Trùng Khánh. Năm Quý Mão (1783) cụ được bổ Hội đồng giám khảo thi Hương xứ Thanh Hóa. Năm Chiêu Thống thứ nhất, Đinh Mùi (1787), triều đình đặt 10 khoa để tuyển kẻ sĩ, cụ được coi là bậc “hiền lương” và được triệu tập về kinh tiến yết. Bấy giờ Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền nên cụ từ chối không dự tuyển. Bình sinh cụ là người hào sảng, rất mực cung kính bố mẹ ông bà, tổ tiên. Khi có việc đi xa, cụ đến cáo lễ trước nhà thờ, chào cha mẹ. Khi về lại cáo lạy tạ tổ tiên, chào hỏi cha mẹ, cười nói chuyện trò vui với các em xong mới về nhà riêng. Đối với các em, luôn lấy hiếu thuận trung tín dạy dỗ các em. Họ hàng, láng xóm ai nấy cũng yêu mến đức hạnh của cụ. Nhà cụ nghèo mà khách khứa bạn bè lúc nào cũng có. Cụ chẳng thích danh lợi, sống đạm bạc. Cụ thích làm thơ, trữ sách, thích các trước thuật. Các văn thân, các bậc nổi danh đương thời đều quý trọng đức tài của cụ, không ai là không nghĩ rồi cụ sẽ tiến xa. Song cụ lại không gặp thời thế! Tháng 6 năm Mậu Thân (1788) cụ ốm và từ trần khi vào tuổi 30. Cụ có bốn con, nhưng chỉ được một bà con gái đến trưởng thành. Khi cụ ông mất, cụ bà mới 26 tuổi, cụ ở vậy trong cảnh nghèo túng, thành kính tổ tiên, thờ phụng kế mẫu của chồng rất có hiếu.

3. Cụ Doãn Thai

Tam trường Doãn Thai (1769-1838), tên là Án đổi thành Thai, hiệu Hằng Trai cư sĩ, cụ là con thứ hai của cụ Thự và là con đầu của cụ bà kế. Thuở nhỏ, cụ học cha và anh ở nhà (Ngoại Lãng). Năm 1789 thời khởi nghĩa Tây Sơn, nhân đi chiêu tập lưu dân ở Khê Cầu, cụ Kính Hiên đã mua đất làm nhà ở thôn Hạc làng Khê Cầu. Năm ấy, cụ Thai đã 21 tuổi, được cha phân cho ở lại chỗ đất mua của cụ họ Đỗ. Năm 1793, cụ Kính Hiên mất, cụ Thai (25 tuổi) tìm đến theo học cụ Tứ trường họ Đặng, năm 1796 cụ theo học Huấn đạo họ Lưu (người Thanh Trì). Sau cụ lại học cụ Bùi Đàn Trai (cháu cụ tiến sĩ Bùi Huy Bích, người Thịnh Liệt, Thanh Trì). Mãi năm Quý Dậu (1813), 45 tuổi, cụ mới dự thi, một lần trúng tú tài, ngay sau khoa ấy cụ về ở ẩn (cư sĩ) tại thôn Hội, làng Ngoại Lãng. Từ làng Ngoại Lãng cụ thỉnh thoảng lại lên Thịnh Liệt, giúp việc cụ Bùi Huy Bích. Năm Bính Tý (1816), cụ cùng em là cụ Phác làm tiếp gia phả họ Doãn và đem bái thỉnh cụ Bùi Huy Bích xin nhuận chính. Các em cụ lần lượt qua đời: Cụ Doãn Dụng mất ở làng Khê Cầu năm 1814, cụ Doãn Triệu mất năm 1820, cụ Doãn Phác là em út qua đời năm 1824. Từ sau năm 1824 cụ không đi xa, ở làng Ngoại Lãng dạy học, làm nông phu, đặc biệt là làm cha, làm bác mẫu mực. Cụ phải nuôi dạy con là cụ Doãn Long và tất cả các cháu mồ côi của các em: Doãn Uẩn, Doãn Trân (con cụ Dụng); Doãn Hổ, Doãn Hùng (con cụ Triệu) và Doãn Khuê, Doãn Trì (con cụ Phác). Nhờ sự giáo dưỡng của bác Hằng Trai, các cháu mồ côi này đều trưởng thành, đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ; làm quan đến Binh bộ thượng thư, danh tướng; làm quan can gián vua, là văn thân nổi tiếng cả nước.

4. Cụ Doãn Phác

Cụ Doãn Hoàn Phác (1784-1824), tên là Đệ, tự Hy Thành là con trai út của cụ Thự. Năm cụ 10 tuổi thì cha mất. Các anh đi học xa, cụ ở nhà với mẹ và anh thứ tư là Doãn Triệu. Tuổi nhỏ cụ học các anh, lớn lên đã theo học cụ Bùi Đàn Trai, cụ Nguyễn Nha (tiến sĩ thời Lê, người Thanh Oai), sau lại học tiến sĩ Bùi Huy Bích (cựu thần nhà Lê). Cụ rất nghiêm cẩn trong học tập. Do hiểu rộng nên thơ văn của cụ có nhiều ý lạ, được nhiều bậc đại nhân ưa chuộng. Thi hương ba lần đều không đỗ, cụ bỏ cử nghiệp về dạy con và dạy học trò, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu thơ văn cổ, tự tay viết ra nhiều tập. Cụ có thói quen ghi chép những điều hay, những gương tốt của người xưa, lấy đó mà dạy con và học trò.

Cụ mất ở lãng Vô Ngại, ngay giữa lớp cụ đang dạy học, thọ 41 tuổi, khi ấy con trưởng là Doãn Khuê mới 12 tuổi, con út là Doãn Trì 4 tuổi. Do con là Doãn Khuê có công với nước, cụ Phác được truy tặng Triều liệt đại phu, Hàn lâm viện thị giảng học sĩ, trật tứ phẩm. Cụ bà được truy tặng Tứ phẩm cung nhân.

5. Cụ Doãn Uẩn

Viết cuốn phả 1843.

6. Cụ Doãn Nguyên

Cụ Doãn Nguyên (1865-1898), hiệu Thể Nhân, con trai trưởng cụ Doãn Trực, cháu cụ Doãn Uẩn, kế tự cụ Tỉnh Hiên, sinh năm Ất Sửu (1865), mất năm Ất Mùi (1895), thọ 31 tuổi. Chính thất Lâm Thị Chiêm sinh một con trai là Doãn Quang (mất sớm). Cụ sao lại cuốn phả 1843 do cụ Uẩn viết, bản sao này được lưu giữ ở Viện Bác cổ.

7. Cụ Doãn Vị

Cụ Doãn Vỵ (1855-1910), hiệu Bảo Chân, tự là Cồ Mai cao sĩ, con thứ ba cụ Tiến sĩ Doãn Khuê (gọi cụ Phác là ông nội). Cụ làm chủ trại khai hoang ở Nghĩa Hưng lấy tên là Doãn Thúc Bình, khi tham gia Đông Kinh Nghĩa thục lấy tên là Doãn Cảnh Tinh.

Cụ là người có công khai phá vùng Thư điền, Phủ Nghĩa Hưng (bia đá ở xã Nghĩa Thành hiện còn tên tuổi và công tích của cụ và cụ Nghè). Năm 1873, khi quân Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ nhất, cụ đã tham gia chiến đấu anh dũng nhiều trận, lo về quân lương cho nghĩa dũng ở tỉnh Nam Định.

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884) thất bại, phòng trào văn thân tan rã, cụ vẫn không nản chí. “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ xã Song Lãng” có chép: “Cụ Doãn Cảnh Tinh đã cùng các bạn văn thân tham gia hoạt động trong Hội Đông kinh nghĩa thục, chăm lo đào tạo những thế hệ yêu nước, cùng nhau lập kế đánh Pháp. Tổ chức này bị lộ. Đông Kinh nghĩa thục lần lượt tan vỡ, cụ đi nhiều nơi tìm bạn văn thân, tuyên truyền khích lệ tinh thần yêu nước, căm thù thực dân xâm lược và bọn phong kiến bán nước”. Cụ tự tổ chức lớp học (theo Đông Kinh nghĩa thục) ở làng Khánh Lai. Cụ Doãn Châu Thịnh ghi trong phả: “Quan viên Ấm tử Doãn Vỵ học rất thông minh kỳ dị. Các vị đại khoa, phó bảng, cử nhân đều khâm phục là bậc học rộng, tài cao, chỉ vì quân Pháp đô hộ mà cụ không thi thố với lũ thực dân và triều đình nhà Nguyễn”. Những năm đầu thế kỷ XX, gặp cụ Tú tài Doãn Quang Tán (chi Phú Mỹ Quốc Oai), cụ cùng cụ Tán và cụ Tề (chi Đình Cao Hưng Yên) viết một cuốn phả hiện còn lưu ở các chi Hưng Yên. Cụ mất năm 1910 khi đang dạy học ở Khánh Lai, trước Hội nghị Đình Cao 1911, dân làng và học trò an tang cụ và lập bàn thờ thờ cụ tại Khánh Lai.

8. Cụ Doãn Đĩnh

Nhị trường Doãn Đĩnh (1848-1929) tự Hy phương, tự Hữu Đoan, hiệu Phương Cẩn, hiệu Cúc viên cư sĩ, là cháu trưởng cụ Triệu (cụ Triệu là con thứ tư cụ Thự, em cụ Duyện, cụ Thai, cụ Dụng, anh cụ Phác). Tuổi nhỏ cụ học chú là cụ Tú Hùng, năm 15 tuổi học cụ Tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 24 tuổi (Tân Mùi 1871) cụ thi hương một lần đỗ nhị trường thì có đại tang, đồng thời do thời cuộc thay đổi các cuộc thi bắt buộc có thêm phần thi Quốc ngữ, cụ bỏ cử nghiệp ở nhà dạy học. Năm Tân Hợi (1911) cụ cùng cụ Doãn Gia Trưng tham gia Hội nghị Đình Cao-Hưng Yên và soạn bộ Gia phả họ Doãn tục biên.

9. Cụ Doãn Trừng

Nhị trường Doãn Gia Trưng (1865-1914), tức Doãn Trừng, hiệu Miễn Chi, con trai thứ ba cụ Tú Hùng, cháu cụ Triệu. Cụ thi hương 4 khoa đều đỗ nhị trường, gọi là cụ Nhì Trưng. Cụ ngồi dạy học ở làng Bình An. Năm 1911 cụ đã cùng cụ Doãn Đĩnh tham gia Hội nghị thu tộc ở Đình Cao, Hưng Yên và biên soạn bộ phả năm Tân Hợi (1911). Đây là bộ gia phả chữ hán thứ bảy và là bản cuối cùng của họ Doãn ở Ngoại Lãng (bản thứ nhất là do cụ Doãn Thự thuật cho các con viết năm, bản hai cụ Thai và cụ Phác viết lại năm 1816, bản ba do cụ Thai soạn lại năm 1834, bản bốn do cụ Uẩn soạn năm 1842, bản năm do cụ Nguyên sao và gửi lên Viện Bác Cổ, bản sáu do các cụ Tán, Vỵ, Tề soạn).

 

ĐIỂM MỘT VÀI NỘI DUNG CÁC CUỐN PHẢ HỌ DOÃN Ở NGOẠI LÃNG

Bản thứ nhất 1784

Vậy là đã rõ, cội nguồn cuốn phả thứ nhất là những lời thuật của cụ Thự, cho cụ Duyện, cụ Thai ghi chép lại từ năm 1777. Xem nét chữ thấy rằng bản phả này chỉ do một người viết, chắc đó là cụ Thai chép lại những phần đã viết trước đó và viết tiếp. Bản phả này được thêm mãi cho đến Xuân Giáp Tý 1864. Hoàn cảnh ra đời những trang phả đầu tiên cũng đã rõ! Năm 1777 cụ Kính Hiên đã dừng thi hội, chuyên chú vào việc dạy học, dạy con và tham gia việc làng, việc nước; cụ Duyện vừa thi một lần trúng ngay Hương cống. Niềm vui lớn ấy làm cho các cụ không khỏi không nghĩ về đức dày của tổ tiên, nghĩ về truyền thống khoa bảng của dòng họ. Đó là khởi nguồn ý tưởng viết gia phả của các cụ.

Tuy nhiên ngay lập tức các cụ gặp phải những khó khăn chồng chất, đó là thiếu tư liệu, đó là cư ngụ nơi xa cội nguồn, đó là hoàn cảnh đi lại thời ấy vô cùng trắc trở lại thiếu thốn tiền nong, đó là đất nước đang trong thời buổi loạn ly…Lý do cụ Thự thuật cho các con ghi chép có lẽ một phần là do cụ bận rộn, một phần do cụ cẩn trọng câu chữ khi kể về tổ tiên và phần nữa có thể do cụ đau mắt, mỗi tối đến đèn dầu không đủ sáng cho cụ tự viết chăng. Sau khi thi Hương, những ngày đầu rỗi rãi cụ Duyện viết được ít nhiều, nhưng ngay sau đó cụ phải lao vào học tập để dự thi Hội. Do đó việc viết phả từ 1777 đến 1784 bị gián đoạn nhiều lần.

Khi cụ Thự thuật về phả thì bậc cha chú ruột thịt chỉ còn cụ Bài, họ hàng gần thì đều ở Hoành Lộ. Khi ấy các cụ ở Hoành Lộ có ít người được học hành, nên không có mấy người giúp cụ Thự được. Năm Quý Hợi 1743, ở Giao Thuỷ xẩy ra loạn tặc, các phả cũ bị thất lạc hết, như vậy việc biên soạn phả hầu như chỉ dựa vào tư liệu truyền khẩu. Điều đó làm cho việc biện soạn phả gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sai sót. Từ năm 1781 việc ghi chép phả chuyển cho cụ Thai (khi cụ mới sang tuổi 13) cho nên có thể coi cuốn phả 1784 do một mình cụ Thự soạn. Sau này cụ Duyện điểm son để tu chính, thì chắc chắn rằng phải được sự đồng ý của cụ Thự và trải qua sự bàn bạc rất kỹ lưỡng của hai cha con.

1) Mở đầu cuốn phả ghi là Giáp Tý niên Xuân trọng tu - Doãn Tông gia phả - Đệ tứ chi tộc cẩn thủ. Nét chữ rất đẹp, viết to và rất trang trọng. Có lẽ là các chữ đó viết vào năm 1864, không thể là viết năm 1804 vì trong nội dung có nhiều phần được viết sau năm 1804.

2) Các trang tiếp theo là 5 sơ đồ khu mộ: Mộ Thuỷ tổ họ Doãn An Duyên, mộ cụ Thái Bảo, mộ cụ Tiên Thượng thư (ba mộ ở An Duyên), mộ Vũ Nhụ nhân chính thất của cụ Doãn Doanh (ở làng Hữu Quang, An Sơn, Sơn Tây) và mộ cụ Doãn Duệ (ở làng An để, Thư Trì). Các sơ đồ này được vẽ trước khi ghi trang mặt (1864), nhưng chắc là vẽ sau khi các cụ về họp đầu Xuân ở An Duyên năm Đinh Sửu (1817).

3) Tiếp theo có một trang về Doãn gia thế khoa ghi 6 cụ tiến sĩ, năm cột đầu do cụ Thai viết (ghi các cụ Tuấn, Khôi, Hiệu, Đàm, Đống) cột cuối ai đó thêm vào sau (ghi tên cụ Khuê đỗ năm 1838). Có điều đáng quan tâm là ở đây ghi tuổi các cụ khi đỗ như sau: Cụ Tuấn 25, cụ Khôi 40, cụ Bảo (tức cụ Đống) 16 thì chắc chắn có nhầm lẫn. Có lẽ là tuổi cụ Tuấn và cụ Khôi đổi cho nhau, còn cụ Đống ghi tuổi là mười mấy (không rõ), chữa lại là 16, thì có thể đoán rằng cụ Đống sinh vào khoảng năm 1555-1557 (như vậy có thể cụ sống vào thời 1556-1635). Nếu cụ Tuấn đỗ khi 40 tuổi thì cụ sống vào thời 1439-1487 (vì Văn từ ở An Duyên viết về các cụ họ Doãn từ năm 1487 về sau không nói đến cụ Tuấn, nên có thể đoán là Văn từ lấy mốc là năm cụ Tuấn mất để kể đến các cụ họ Doãn đời sau). Nếu cụ Khôi đỗ năm 25 tuổi thì cụ sống vào thời 1478-1577, nếu quả là năm 1571 cụ Đống thi Tiến sĩ thì khi ấy cụ Khôi đã 94 tuổi (cụ Đống 16 tuổi, nên có thể suy ra cụ Đống phải gọi cụ Khôi là ông).

4) Một trang vẽ sơ đồ phả hệ con cháu cụ Đường Lâm hầu Doãn Đình Nga (1603-1684)

5) Một nội dung chính của cuốn thứ nhất này là phần Doãn phả lược thuật. Phần này do cụ Thai chép, cụ Duyện sửa bằng son đỏ rất kỹ lưỡng, các phần sau không có sửa chữa gì, chỉ có dấu son các cụ thế hệ sau điểm vào. Trong phần này ghi rằng cụ Thái Bảo có 4 con trai, 1 con gái (không kể cụ Cầm, cụ Sắt con cụ bà ở Hải Dương) và chi Hoành Lộ là đệ tứ chi (việc cụ Doãn Đàm thuộc chi thứ ba lấy hộ tịch An Duyên để dự thi góp phần khẳng định cụ Thái Bảo có nhiều hơn hai trai). Có một đoạn đáng lưu tâm là: Cụ Thai ghi Đệ tứ chi giả sơ thiên vu Hoành Lộ, công huý Đống, cụ Duyện sửa là Đệ tứ chi ngã phái dã, sơ thiên Hoành Lộ, xuất Hiến Sứ công huý Đống. Theo câu văn sửa lại thì có thể hiểu ở chi thứ tư có người ra giữ chức Hiến Sứ đó là cụ Đốngkhông chắc rằng cụ Hiến Sứ có là con thứ tư của cụ Khôi hay không. Rất có thể các cụ cũng chưa thật biết rõ rằng cụ Đống là con hay là cháu cụ Thái Bảo. Nếu cụ Đống là con thứ tư của cụ Thái Bảo thi mâu thuẫn với phần sau viết về cụ là Chính thất Quận phu nhân Nguyễn Thị, hàng nhị, khuyết danh, hiệu Từ Quang, tốt nhị nguyệt thập nhị nhật, sinh nhị nam Đình Đống, Đình Đinh. Có lẽ là do ghi chép trong một thời gian dài, không liền mạch nên các cụ đã bị nhầm lẫn và lúc này cụ Thự đã mất lâu rồi nên không đính chính được. Nhiều cuốn phả sau viết giống như đoạn vừa nói (chính thất cụ Thái Bảo có 2 trai). Cuốn Hợp phả họ Doãn 1992 viết là cụ Khôi có 5 con trai kể cụ Đống là thứ tư, cụ Đinh là thứ năm, nghe có vẻ hợp lý, nhưng sai với cựu phả là: Công (cụ Khôi) nữ nhất nam tứ và cũng sai với Chính thất… sinh nhị nam Đình Đống, Đình Đinh. Hơn nữa có lẽ cụ Đống làm quan chủ yếu vào thời Lê Trịnh, nên con cháu nhiều đời mới được phong tước hầu tước bá, và như thế tuổi cụ Đống kém cụ Khôi nhiều. Một điều nữa minh chứng là dựa vào năm thi đỗ nói ở trên thì cụ Thái Bảo hơn cụ Đống tới gần 80 tuổi, chúng ta có thể tin rằng cụ Đống là con của người con thứ tư của cụ Khôi, di về Hoành Lộ và cụ Từ Quang có thể chỉ là chính thất của con thứ tư và là thân mẫu của cụ Đống, cụ Đinh (còn hiệu danh quận phu nhân của cụ có thể do các cụ viết phả suy đoán rằng cụ là phu nhân cụ Thái Bảo mà ghi, cũng như ghi rằng thân mẫu của cụ Cầm cụ Sắt là quận phu nhân vậy).

Một chi tiết của phần này cần lưu tâm là: cụ Thai ghi Thượng Phúc trung hựu nhất chi thiên cư Bắc Ninh chi An Dũng, An Ninh sinh hạ Doãn Văn Hiệu, cụ Duyện sửa thành hữu biệt cư Bắc Ninh xứ, An Dũng huyện, An Ninh xã sinh Doãn công Văn Hiệu. Như vậy coi cụ Hiệu là con cụ Viên ngoại lang, trưởng của cụ Khôi như trong Hợp phả 1992 có thể thiếu chắc chắn, một cứ liệu khác cũng gây nghi ngờ là: Nếu cụ Khôi đỗ Tiến sĩ khi 25 tuổi, cụ Hiệu đỗ khi 31 tuổi thì cụ Khôi chỉ hơn cụ Hiệu 33 tuổi, khả năng là ông cháu là ít.

Vì một câu trong đoạn phả này: Ngã gia kỳ tiên cái Thanh Hoá xứ nhân… tính thị cập danh tự hành trạng bất khảo… thuỷ tự Đông Sơn huyện Doãn Xá xã thiên … toại nhân tính Doãn yên (Nhà ta trước là người xứ Thanh… họ, tên, hành trạng không rõ… lúc đầu từ làng Doãn Xã huyện Đông Sơn di về… vì thế mà mạng họ là Doãn vậy), nên đến tận khi có bản phả 1992, rất nhiều chi họ Doãn ở đất Bắc đều cho rằng chi họ mình có cội nguồn từ An Duyên, mà có thể ở đất Bắc có nhiều chi họ Doãn khác nhau, không cùng gốc An Duyên.

Một chi tiết nữa là người con thứ hai của cụ Khôi về Yên Lãng, có lẽ đó là làng Láng, ngày nay làng Láng thuộc nội thành và ở bờ trái sông Tô Lịch. Hiện ở Láng không có họ Doãn, trái lại bờ phải sông Tô là làng Cót (Yên Quyết) có đông người họ Doãn. Họ Doãn ở Yên Quyết có sớm hơn thế kỷ XVI, nên có thể hiểu ngành 2 từ An Duyên di về hợp với bà con Yên Quyết thành chi họ Yên Quyết ngày nay.

6) Hai trang ghi chép trong buổi họp mặt tại An Duyên sau Tết năm Đinh Sửu 1817 và biên về chi My Động Thanh Miện ngày 15 tháng 9 (có lẽ cùng năm 1817).

7) Ghi ngày giỗ các cụ chi Song Lãng

8) Gia phả ngành thứ tư ghi từ cụ Thân Không, cụ Mậu Khôi, trong đó ghi chính thất của cụ Mậu Khôi là cụ Nguyễn thị hiệu Từ Quang, sinh ra hai cụ Đình Đống, Đình Đinh tiếp theo ghi từ cụ Đức Tông trở xuống.

9) Ngoại tông gia phả đầu tiên là cụ tằng tổ Hà quý công tự Phúc Nhuận (ông nội của cụ bà Hà Thị Như, thứ thất cụ Du

Bản thứ hai (1816)

Bản này được viết rất rõ ràng không sửa chữa mấy. Có lẽ đây là bản do cụ Thai chép lại hoàn chỉnh bản 1784.

1) Mở đầu là Doãn thị phả lược thuật về cơ bản giống như phần Doãn phả lược thuật ở Bản thứ nhất sau khi cụ Duyện đã sửa. Kết thúc phần này ghi rõ người thuật, người viết và người điểm chính (mãi về sau hai cụ Thai và Phác mới chuyển cho cụ Tham Tụng họ Bùi điểm chính)

Hoàng Lê Cảnh Hưng tứ thập lục niên Long phi Giáp Thìn Xuân. Đề tứ chi tộc Mậu Tý khoa Hương thí trúng Tứ trường Thuyên thụ Giảng dụ Doãn Thự Nhã Đàm bái thuật.

Trưởng tử Đinh Dậu khoa nhất cử Hương thí trúng Tứ trường, Hội thí luỹ trúng Tam trường Thuyên thụ Trường Khánh phủ Nho học Huấn đạo Doãn Duyện bái thư.

Y Thịnh Liệt hàng Tham Tụng Bùi Tồn ông điểm chính.

Phần này so với phần cụ Duyện sửa trong bản thứ nhất có sai khác một vài chữ.

2) Tiếp theo là lời tựa (Doãn thị gia phả tự) do hai cụ Thai, Phác viết. Kết bài tựa ghi Gia Long thập ngũ niên Bính Tý Thu trung (Trung thu năm Bính Tý, Gia Long 15 tức năm 1816).

3) Phần này sao lại bia Tiến sĩ ở Văn miếu Mậu Tuất khoa Tiến sĩ đề danh ký.

4) Phần này sao lại bia Tiến sĩ ở Văn miếu Nhâm Tuất khoa Tiến sĩ đề danh ký.

5) Doãn thị gia phả ghi phả chi 4, từ cụ Thân Không, Thái Bảo . Trong đoạn nói về cụ Tháo Bảo có viết: Đệ tứ tử thiên Giao Thuỷ huyện, Hoành Lộ xã vi ngã phái chi thuỷ. Hựu công (cụ Thái Bảo) ư xuất trấn thì, nạp Vĩnh Lại huyện Cống Hiền xã Nguyễn thị chi nữ vi thiếp... Cứ kiến ngã phái cựu phả tải Chính thất Nguyễn thị hàng nhị khuyết danh hiệu Từ Quang sinh nhị nam Đình Đống Đình Đinh, phu nhân tốt nhị nguyệt thập nhị nhật thọ niên khuyết.

Như vậy trong đoạn này không nói cụ Từ Quang là Quận phu nhân, cũng không nói cụ là chính thất của cụ Thái Bảo và hoàn toàn có thể hiểu rằng cụ Đệ tứ tửChính thất là cụ Từ Quang. Tuy nhiên liền ngay dưới đó lại có một cột chữ nhỏ chú thích là ... huý Đống tự Đình Bảo Thái Bảo công chi tử..., cùng với những chữ đó đoạn này còn có nhiều chỗ có đánh dấu hoặc chú thích, sửa chữa khác. Tiếp một đoạn ngắn có ghi ... cứ cựu phả tải công trúng ... Tân Mùi khoa đồng Tiến sĩ. Vấn đề “cựu phả” là phả nào, vì trước đó các cụ đều đã viết rằng do phỉ tặc năm 1743 các phả cũ không còn. Câu chuyện cụ Đống đỗ Tiến sĩ được nói là ghi ở phả Cống Hiền, mà khi này giữa Cống Hiền và Hoành Lộ không còn qua lại nữa, vậy nói rằng theo phả cũ cũng có thể chỉ là truyền khẩu mà thôi.

Bản thứ ba (1834)

Ngay trang đầu đã ghi rõ bản này do cụ Doãn Đình Thai viết năm Giáp Ngọ (1834) nhưng không phải chữ cụ Thai (tên cụ viết là 尹 廷 台, trong các bản trước chữ Thai có thêm bộ ở bên trái). Có lẽ đây là bản do cụ Thai hướng dẫn cho một ai đó sao chép lại các bản trước cho sạch đẹp và dùng riêng trong nhà cụ. Mặc dụ vẫn khẳng định chi Hoành Lộ là Đệ tứ chi, nhưng không viết phần lược thuật của cụ Thự nữa, mà ngay sau khi viết về cụ Thái Bảo thì tiếp luôn là Chính thất Nguyễn thị hàng nhị hiệu Từ Quang sinh nam nhị nhân

Các phần tiếp theo kể về thế thứ từ cụ Đức Tông xuống.

Bản thứ tư (1843)

Bản hiện còn lưu giữ là bản sao, bản gốc hiện không tìm thấy.

1) Ngay trang đầu đã ghi rõ Thiệu Trị tam niên Quý Mão Xuân Trung. Thứ tôn Hộ bộ Tả tham tri Uẩn bái thủ cẩn chí (giữa Xuân năm Quý Mão, Thiệu Trị 3. Cháu thứ là Uẩn, Tả Tham tri Bộ Hộ kính cẩn ghi chép lại)

2) Phần lược thuật.

3) Tựa của bản 1816

4) Kế tu gia phả phàm lệ

5) Doãn thị hợp tộc thế thứ chi đồ

6) Doãn thị bản chi thế thứ chi đồ

7) Luỹ thế đăng khoa

8) Luỹ thế trsng trường

9) Doãn thị tiết thứ thiên cư

10) Doãn thị liệt tiên kỵ nhật

11) Doãn thị gia phả tiền biên

12) Viết về đương đại (tiếp cuốn 1816)

Bản thứ năm - Doãn Thị gia phả 尹氏家譜 Trong Từ điển ghi là:

Sách do Doãn Thự, Doãn Uẩn biên soạn. Doãn Uẩn viết tựa năm Thiệu Trị 3 (1843). Doãn Nguyên sao lục. 1 bản viết, 198 trang khổ 30 x 20 cm, 1 tựa, 1 phàm lệ. Kí hiệu: Viện NCHN A.784

Gia phả họ Doãn ở làng An Duyên, phủ Thường Tín (nay thuộc thành phố Hà Nội); họ này trước ở làng Doãn Xá, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau dời đến An Duyên. Nội dung: Hệ thống các đời; tiểu sử của các danh nhân trong họ; những người thi đỗ, làm quan, phần mộ, ngày giỗ tổ tiên. Họ có một chi ở làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và một chi ở làng Ngoại Lãng, huyện Thư Trì. Trong họ có nhiều người hiển đạt như Doãn Hoành Tuấn, Doãn Mậu Khôi, Doãn Đàm, Doãn Khuê. Bảng liệt kê thế thứ cả họ và gia phả các chi.

Bản thứ sáu

Bản này do cụ Doãn Vị cung cấp tài liệu, cụ Doãn Quang Tán chấp bút và cụ Doãn Tề (chi Đình Cao) chứng giám. Tài liệu gốc ở chi Giai Lệ Hưng Yên. Do cụ Doãn Tề tham gia vào việc viết cuốn phả này mà sau đó chính cụ tổ chức Hội nghị thu tộc Đình Cao 1911.

Bản thứ bảy (1911)

Toàn văn, phiên âm và dịch nghĩa đã đăng trong Kỷ yếu nhân dịp kỷ niệm 100 năm Hội nghị Đình Cao tháng 8-2011.

 

 

 

 

 

XÃ SONG LÃNG

(Dựa trên tài liệu Địa chí Huyện Vũ Thư)

Xã Song Lãng thuộc huyện Vũ Thư, đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Đi theo đường 223, từ thành phố Thái Bình 11km về phía cầu Tịnh Xuyên (phía Tây), đi theo đường huyện từ Cầu Nhất (trên QL10) 5km về phía Bắc. Thành lập ngày 10-1-1947 từ hai xã cũ Ngoại Lãng (làng Lạng) và Văn Lãng (làng Văn). Năm 1949 sáp nhập thêm thôn Phú Mãn (tách từ xã Minh Lãng) thành xã gồm năm thôn: Văn, Hội Trung, Ba và Phú Mãn. Năm 1955 chia Song Lãng thành hai xã Song Lãng (ba thôn: Văn, Hội, Trung) và Đông Phú (hai thôn: Ba và Phú Mãn). Tháng 12-1976 tái nhập Đông Phú vào Song Lãng. Năm 2003, chia làm 7 thôn: Văn Lãng, Hội, An Lợi (tách từ thôn Hội ra), Trung, Ba, Nam Hưng (tách các xóm Nam Sơn và Đông Hưng từ thôn Ba ra) và Phú Mãn. Diện tích tự nhiên 667ha. Dân số 7881 nhân khẩu, gồm 2274 hộ.

Độc canh nghề nông. Đồng ruộng bằng phẳng, có sông Trà Lý chảy qua (xưa đoạn sông này được gọi là sông Bạch Lãng), trong đồng có nhiều sông nhỏ, có hệ thống kênh mương tưới tiêu (tương truyền làng Lạng có 99 khúc sông có 99 gò đống). Trên đoạn sông Trà qua xã có đò Lạng, có bến bãi tập kết vật liệu; giữa xã có chợ Lạng. Thời phong kiến, Ngoại Lãng có một Trạng nguyên, 5 Tiến sĩ và nhiều Cử nhân. Có các danh nhân nổi tiếng là Đỗ Đô, Đỗ Lý Khiêm, Doãn Uẩn, Doãn Khuê. Còn bảo tồn được 2 đình, 1 đền và 3 chùa, nhiều từ đường dòng họ, lăng mộ. Đền Thượng và chùa Hội thờ Đỗ Đô; Nhà thờ và mộ Doãn Khuê là hai di tích được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Từ đường họ Đỗ, từ đường và lăng mộ Doãn Uẩn được xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Có 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 217 liệt sĩ, 63 thương binh, 2150 người được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.

Làng Ngoại Lãng

Xã cũ, được thành lập từ hàng ngàn năm trước đây, tên nôm là Làng Lạng, tên chữ là Ngoại Lãng (ngoài vùng sóng - các cụ dùng lối chiết tự, bỏ đi bộ tịch và bộ thuỷ 氵, thành Bốc Lương 卜良, trong nhiều tài liệu Hán Nôm còn viết là ). Đông giáp xã Lãng Xuyên, xã Phú Mãn, tây giáp các xã Mỹ Lộc, Đức Hiệp, Hương Cáp, bắc giáp sông Trà Lý, nam giáp xã Văn Lãng cùng huyện. Đầu tk. XIX thuộc tổng Vô Ngại, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ. Trong kháng chiến chống Pháp thuộc xã Song Lãng; năm 1955 tách ra thuộc hai xã: Đông Phú (thôn Ba) và Song Lãng (thôn Hội, Trung); năm 1976 tái hợp thành xã Song Lãng. Tài liệu cũ còn: Tục lệ xã Ngoại Lãng, 12 tr., gồm 15 lệ lập ngày 5/12 Cảnh Hưng năm thứ 3 (năm 1742). Thần tích lệ xã Ngoại Lãng, 16 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Đô Công (Đạt Ma Thiền Sư... Đô Đại Vương) thời Lý Thánh Tông. Bản khai thần tích-thần sắc (năm 1938): 8tr.

Làng Văn Lãng

Xã cũ thuộc tổng Vô Ngại, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ, còn gọi là Làng Văn, hình thành từ đầu tk. XVI, người có công lập làng là Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm, cụ lấy tên Đài Văn Lãng (聞浪臺) đặt tên làng (sau này lại thường viết là 文朗). Đông giáp xã Lãng Xuyên, tây giáp xã Mỹ Lộc, nam giáp xã Vô Ngại, bắc giáp xã Ngoại Lãng cùng huyện. Sau cách mạng tháng Tám đến nay thuộc xã Song Lãng.

Một số di tích

Chùa Bạch Mã

Thuộc thôn Ba, xã Song Lãng. Chưa xác định được năm khởi dựng, ngôi chùa hiện nay vẫn được giữ nguyên gốc, chỉ trùng tu lại. Lần cuối trùng tu vào năm 2004. Bố cục theo kiểu chữ (đinh), gồm 2 tòa 5 gian, rộng 45m². Tòa tiền đường 3 gian, cột kèo bằng gỗ lim. Bộ vì kiểu “Tứ trụ lòng thuyền” không trang trí hoa văn, cửa đóng cuốn vòm 2 cánh. Tòa hậu cung 2 gian, vì kèo theo dạng “Ván mê” bằng gỗ lim, theo lối “Hồi văn tam đấu” Chùa còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự quý giá như: mâm bồng, cây đèn, ống hương, quán tẩy từ thời Lê; cửa võng, y môn, khám thờ, giá gươm, chuông đồng... từ thời Nguyễn. Chùa đặt 15 pho tượng cổ, đường nét tạo tác sinh động. Thời kháng chiến chống Pháp, trong chùa có hầm bí mật để du kích xã hoạt động.

Chùa Chung Quang

Thuộc thôn Trung, xã Song Lãng; nằm trên khu đất rộng hơn 1100m², chưa xác định được niên đại khởi dựng, chùa hiện nay xây dựng trên nền móng cũ vào năm 2000, bố cục theo kiểu chữ (đinh), gồm 3 gian bái đường và 2 gian thượng điện. Bộ khung bằng gỗ lim, bộ vì theo dạng “kèo cầu chúa báng” không trang trí hoa văn, mái chảy lợp ngói mũi. Đồ thờ trong chùa quý nhất là 15 pho tượng cổ bằng gỗ, tạo tác rất sinh động. Trong kháng chiến chống Pháp chùa từng là địa điểm tập trung, luyện tập của du kích địa phương. Chùa cúng lễ, dâng hương vào các ngày lễ Phật đản, Nguyên tiêu và Vu Lan cùng các ngày sự lệ như nhiều ngôi chùa thờ Phật khác.

Chùa Lạng

Còn gọi là chùa Hội, thuộc làng Ngoại Lãng, xã Song Lãng. Thời Lý là thiền viện dòng Hoàng Giang, do đại tổ Đạt Mạn Thiền sư Đỗ Đô được vua Lý Thánh Tông châu phê, cho dựng. Trải thời Trần, Lê nhiều lần sửa sang, tu bổ. Lớn nhất là đợt tu bổ dưới triều Vĩnh Thịnh (1705-1719). Thành Thái năm thứ 4 (năm 1892) lại được tân tạo, và truyền đến ngày nay. Tam quan chùa đồ sộ, cao 6m, xây chồng diêm, trổ 3 cửa, bảng văn đề 3 chữ Hán: Phúc Thắng tự 勝寺. Chùa ông Hộ 5 gian, kiểu hồi văn cánh bảng. Chùa Phật 3 gian, cùng phong cách chùa ngoài. Được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia (1989).

Chùa Văn

Thuộc thôn Văn, xã Song Lãng. Công trình hiện tồn được xây dựng vào năm 1995, nằm trong khuôn viên với phủ Văn. Bố cục theo kiểu chữ (đinh), gồm 2 tòa, 4 gian, mái lợp ngói Tây. Bộ vì bằng gỗ theo dạng “kèo cầu chúa báng” bào trơn đóng bén, rui hoành bằng tre. Chùa nhỏ bé, đồ thờ không nhiều, chủ yếu vẫn còn mới. Chùa không có lễ hội, chỉ cúng lễ, dâng hương bình thường vào các ngày rằm, mùng một hàng tháng và các ngày sự lệ như nhiều ngôi chùa thờ Phật khác.

Đền Lạng

Thuộc làng Ngoại Lãng, xã Song Lãng, là cái nôi lớn Phật giáo vùng Hoàng Giang. Xưa cũng có đền, gọi là đền Hạ. thôn Thượng thịnh đạt đời sau, quê hương quốc sư đại tổ Đỗ Đô, dân lập đền ở xóm trên, vì thế gọi là Đền Thượng, cũng gọi là đền Thánh tổ Ngoại Lãng. Đại tổ có phép “tam bảo táp thất trùy” từng diệt, trừ ma và các trùng độc gây bệnh, viết thành sách, gồm 36 phép (sách ấy hiện không còn). Thường ngày, đại tổ dùng tịnh trùy để truyền 37 phép đánh giặc cướp (sát phỉ), trừ tà (sát thỉ), trừ trùng bệnh (sát sa). Khởi đầu đánh 3 tiếng trùy, kết thúc lại đánh ba tiếng trùy. Lại cũng dùng trùy để ra hiệu lệnh cho các tông đồ “nhất đả tinh trùy, chúng tăng trực lệnh”. Chủ nhang các đời truyền di chúc: Bảo vật của Thánh tổ, phải giữ gìn như sinh mệnh. Tục truyền, chiếc cồng đúc bằng đồng, dân chúng vừa đi, vừa đánh cồng, đọc chú trừ yêu tà vào đêm giao thừa. Trải hơn 500 năm, cồng cũ hư nát, dân sắm cồng mới theo kiểu cách cũ. Lạc khỏan ghi trên cồng nói rõ: Đời Lê Chính Hòa cho người đến Đông Hải đặt mua cồng này. Dòng chữ: “Tại Đông Hải xã mãi” xác định câu thành ngữ: “Trống Văn ông, cồng Đông Hải” có nghề bưng trống từ xa xưa, đến thời Lê Chính Hòa đã rất nổi tiếng. Đáng chú ý là tượng đại sư Đỗ Đô, cao 0,8m, ngồi định thiền trên đài sen (vị trí chỉ dành cho Phật), phản ánh đầy đủ tài trí, hành trang đại tổ phái Hoàng Giang. Được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia (1989).

Đình Ba

Tương truyền, xa xưa tại đình có tượng Đỗ Pháp Thuận, con gọi là Đền Cầu Vường, dân thường gọi Đại vương linh từ, thuộc thôn Ba . Đình nằm giữa phần Làng và phần Trại của làng Ngoại Lãng xưa, phía sau là đường làng, trước là cánh đồng trũng trải dài hàng cây số đến các làng thuộc xã Minh Lãng ngày nay. Suốt từ tháng Tư đến tháng Mười âm lịch nước ngập mênh mông, sóng vỗ bì bọp (nên có tên là Ba vậy). Sát phía Bắc đình có một sông nhỏ chảy từ Bến Tắm sang Cánh Giá, trên có một cầu nhỏ là Cầu Vường, cuối dịp Hội chùa làng, tại đây có lễ Tán Hoa. Trong khuôn viên đình ở phía nam là Thọ Đàn. Trong kháng chiến chống Pháp đình là nơi các cơ quan, các đơn vị quân đội hội họp, cùng những sinh hoạt văn hoá như Hội thơ, liên hoan văn nghệ... Năm 1953 đình bị Pháp đốt và đến thời kỳ cải cách ruộng đất bị phá hoàn toàn. Ngôi đình hiện nay mới được xây dựng lại.

Hai anh em họ Đỗ

thờ ở đền Lạng. Đỗ Lý Khiêm, sau đổi tên là Ích, đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi, Cảnh Thống năm thứ 2 (năm 1499), thời Lê Hiến Tông, làm quan đến chức Đô ngự sử, mất trên đường đi sứ sang nhà Minh. Được phong làm Phúc thần. Ông là anh của Đỗ Oánh. Đỗ Oánh đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn, Đoan Khánh năm thứ 4 (năm 1508) thời Lê Uy Mục; làm quan đến Thượng thư; sau bị giặc giết hại. Ông cũng được phong làm Phúc thần.

Miếu Âm Hồn

Thuộc làng Ngoại Lãng, xã Song Lãng, ở phía Nam xã, gần cánh đồng làng Mỹ Lộc. Miếu Âm Hồn cùng miếu Đống Thư xác định điểm đầu và cuối của làng Ngoại Lãng xưa.

Miếu Đống Thư

Thuộc thôn Nam Hưng, xã Song Lãng. Chưa xác định được niên đại khởi dựng. Do bị xuống cấp nghiêm trọng nên năm 1998 nhân dân dỡ ra xây mới lại như hiện nay. Miếu rộng 40m², gồm 3 gian tiền tế và 2 gian hậu cung, bố cục theo kiểu chữ (đinh). Tòa tiền tế có tường gạch xây bao quanh, xà bằng bê tông. Bộ vì bằng gỗ kết cấu theo kiểu “kèo cầu chúa báng”, bào trơn đóng bén.Tòa hậu cung theo lối cuốn vòm. Miếu thờ Thành hoàng của làng. Đồ thờ đều có niên đại tk. XXI. Miếu chỉ cúng lễ, dâng hương bình thường vào các ngày rằm, ngày mùng một hàng tháng.

Phủ Văn

Thuộc thôn Văn, xã Song Lãng. Được xây dựng vào đầu tk.XVIII, trước đây ở địa điểm khác, đã bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp. Công trình hiện tồn được phục dựng năm 1980. Bố cục theo kiểu chữ (đinh). Tòa tiền đường 3 gian, cột kèo bằng gỗ, bộ vì theo lối “kèo cầu” bào trơn đóng bén. Tòa hậu cung 1 gian xây cuốn vòm. Trong phủ chỉ còn 5 pho tượng cổ bằng gỗ. Hiện nay, có thêm một số đồ thờ, niên đại đầu tk.XXI như: đỉnh đồng, vạc thờ, ngựa, khám thờ... Phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh và phối thờ vị Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phủ không có lễ hội, chỉ cúng lễ, dâng hương bình thường vào các ngày rằm, mùng một hàng tháng.

Từ đường Họ Doãn

Thuộc thôn Hội, xã Song Lãng. Bố cục kiểu chữ (đinh), gồm 2 tòa: 3 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Sân lát gạch, rộng gần 100m², mặt tiền trông ra sân vườn, tổng thể mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Công trình được xây liên hoàn bằng bê tông cốt thép theo lối “hồi văn tam đấu”,hai bên có hai trụ biểu bút sen. Các bộ vì theo kiểu “giá chiêng”, cửa đại hội. Năm 1952 từ đường họ Doãn và đền thờ Doãn Uẩn bị Pháp đốt trụi, dòng họ dựng lại vào năm 1991 và 2003, đưa ngai thờ Doãn Uẩn về thờ tại từ đường. Chính giữa hậu cung thờ thủy tổ họ Doãn là Doãn Doanh, gian bên phải thờ Doãn Uẩn, gian bên trái thờ các tiền nhân ngành Giáp họ Doãn. Từ đường còn bảo lưu khá nhiều sắc phong, chỉ dụ của các vua triều Nguyễn, trong đó có sắc của Thiệu Trị năm thứ 7 (năm 1847) phong cho Doãn Uẩn các chức Tổng đốc An Hà, Binh bộ Thượng thư, Hữu đô Ngự sử; chỉ dụ của Tự Đức năm thứ 6 (năm 1853) truy phong cho cha mẹ Doãn Uẩn và con trai trưởng của Doãn Uẩn là Nam tước Doãn Chính. Các bức đại tự, câu đối, châm, thơ chữ Hán được khảm trai, sơn son thếp vàng. Hàng năm, lấy ngày 15/1 âm lịch làm ngày tế tổ và dâng hương vào ngày giỗ Doãn Uẩn. Từ đường được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2005.

Từ đường Họ Đỗ

Thuộc thôn Hội, xã Song Lãng, xây vào thời Thiệu Trị (năm 1845), trùng tu nhiều lần, đại tu vào năm 1888. Lần tu sửa gần đây nhất vào năm 2004, sửa lại phần mái tòa hậu cung. Từ đường theo kiểu chữ (nhị) gồm 3 gian tiền đường, 3 gian hậu cung; mái lợp ngói mũi, dạng kiến trúc gỗ, chồng rường con nhị, cửa kiểu bức bàn. Cột kèo bằng gỗ lim, xây theo lối “hồi văn tam đấu”. Tòa hậu cung được xây mới cuốn vòm. Chính giữa cung là khám thờ cụ Cao tổ Đỗ Lý Diên (Đỗ Thế Diên), dưới thờ con của cụ là Đỗ Lý Thành; phía trái phối thờ các ngành thuộc họ Đỗ ở các nơi tụ về; phía phải thờ cụ tổ trưởng ngành là Đỗ Phúc Tín. Hai bên dưới phía ngoài là ngai thờ Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm và Tiến sỹ Đỗ Oánh. Ngoài ngai, khám thờ còn có 4 bức đại tự và nhiều câu đối gỗ được sơn son thếp vàng. Từ đường còn lưu giữ được 9 trong số 11 đạo sắc phong. Sớm nhất là sắc Vĩnh Khánh năm thứ 2 (năm 1730) ban cho cụ Đỗ Vinh (Đỗ Hoằng), Thượng thư Bộ Lễ, tặng Thái bảo Thụy trung Huệ Hiền Hiếu, sau được phong Đại Vương. Vào ngày giỗ Tổ, con cháu trong dòng tộc lại quy tụ về từ đường để tế lễ, dâng hương. Từ đường được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 1997.


    Comments (0)       Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server In       Lên trên

Viết bình luận của bạn:

Tên:
Email:
Tiêu đề:
Bình luận:
 





Template khác:
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016 (2)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016 (3)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server HỌ DOÃN SONG LÃNG
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016 (4)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server TÁC PHẨM: DOÃN KHUÊ-LẬP ĐỨC LẬP CÔNG LẬP NGÔN TRON VẸN
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server TÁC PHẨM: DOÃN KHUÊ-LẬP ĐỨC LẬP CÔNG LẬP NGÔN TRON VẸN
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server ĐƯỜNG PHỐ MANG TÊN DANH NHÂN HỌ DOÃN Ở ĐÀ NĂNG
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Giấu bằng thạc sỹ, xin làm osin
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server GS.TSKH Trần Duy Quý: Nói ‘Tiến sĩ giấy’ cũng không oan!
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Ly kỳ trúng 3 vé độc đắc trong ngày giỗ chồng

VIDEO CLIP
 
  • Khánh thành tu tạo nhà thờ Sơn Đồng ngày 23/12/2012
  • Lễ Giỗ và khánh thành lăng mộ Tổ (Clip 2)
  • Clip hóa bát hương tại lễ khánh thành Lăng mộ Tổ 18/3/Nhâm Thìn
  • Lễ Giỗ và Khánh thành lăng mộ Tổ 18-19/3/Nhâm Thìn
  • ALBUM ẢNH
    DANH SÁCH CÔNG ĐỨC CỘNG 2 ĐỢT XÂY NHÀ THỜ CỔ ĐỊNH
    BÁO CÁO CỦA TRƯỞNG BLL (1)
    ThaiHung_Tuduong
    Ý KIẾN NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đề xuất một phương án xây dựng nhà thờ mới
  • THư của Doãn Thị Dương Tuyên (Bố Trạch - Quảng Bình)
  • Thư của Doãn Thị Hương
  • THÔNG TIN TÌM VIỆC
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần hỗ trợ học tập
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần tìm việc làm
  • HỖ TRỢ TN-SINH VIÊN
  • THƯ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đại lý bếp đun trấu không khói
  • Thông tin có thể hỗ trợ học tập và tìm việc làm
  • QUỸ KHUYẾN HỌC
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2014
  • THONG BAO VE KHUYEN HOC
  • Danh sách phát thưởng khuyến học dịp giỗ 1/3 Quý Tỵ tại An Duyên
  • Danh sách XD Quỹ Khuyến học năm 2011, 2012 và 2013
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2012 (đợt 3)
  • CÁCH SỐNG
  • Bàn về sự ấu trĩ
  • Chiến lược và cạnh tranh (Michael Porter)
  • Những điều răn của cổ nhân
  • Học làm người
  • Thành kiến
  • VIỆC HỌC & PP HỌC
  • Học như thế nào?
  • Trao học bổng Amcham 2012
  • Giới thiệu về một số phương pháp TƯ DUY
  • Phương pháp học tập và luyện thi hiệu quả
  • NGŨ TRI ĐƯỜNG
  • SÁCH & TÀI LIỆU HỌC
  • YẾU LƯỢC SỬ CA
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Chương2: Sóng Cơ
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Dao động điều hòa
  • Địa chỉ các website phục vụ việc học tập
  • HỘI NGHỊ 16-1-2010
  • Thư của ông Doãn Minh Tâm tại hội nghị 16/1/2010
  • Ảnh chụp tại hội nghị 16-1-2010
  • Phát biểu khai mạc Hội nghị
  • Phát biểu của đại điện Ban liên lạc dòng họ
  • Vài lời phân tích kết quả thi ĐH 2009 của con cháu họ Doãn
  • NGỤ NGÔN VÀ TRIẾT LÝ
  • Ngu công dời núi
  • Chim Hỉ Thước
  • Gia Cát Khổng Minh khuyên con
  • chữ NHẪN
  • Lời Phật dạy
  • CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN
  • Thông báo về việc tạm hoãn hội nghị CLBTN họ Doãn
  • DIỄN ĐÀN MỚI CỦA THANH NIÊN HỌ DOÃN
  • Danh sách thành viên CLB (theo chi)
  • Tổ chức và Chương trình hoạt động
  • Danh sách thành viên CLB (theo Trường, tổ chức)
  • Thời tiết | Giá vàng | Giá ngoại tệ | Liên hệ | QUAY VỀ TRANG CHỦ

    Bản quyền thuộc Ban liên lạc Họ Doãn Việt Nam
    (Vui lòng ghi rõ nguồn tin nếu bạn sử dụng thông tin từ trang web này)