TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC
SƠ ĐỒ DÒNG HỌ
BLOG
TÀI LIỆU
LIÊN HỆ
LỊCH SỬ & PHÁT TRIỂN
Khởi nguồn
Danh sách các chi họ
Các Chi tự giới thiệu
CÁC TỔ CHỨC HỌ DOÃN
Ban liên lạc toàn quốc
Ban liên lạc các chi, liên chi
Quỹ khuyến học
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Kỷ niêm 100 năm hợp biên GP
Hội thảo Doãn Uẩn 30/6/11
Hướng dẫn hoạt động
Tư liệu hoạt động dòng họ
CÁC DI SẢN HỌ DOÃN
Nhà thờ, Hoành phi, Câu đối
Địa danh họ Doãn
Những tấm gương
Văn học nghệ thuật
Ảnh, video và Khác
HỌ DOÃN TRONG LỊCH SỬ
Danh nhân họ Doãn thời xưa
Lễ kỷ niệm Doãn Uẩn
Hội thảo Doãn Khuê
Nhân vật họ Doãn thời nay
ẤN PHẨM HỌ DOÃN
Hợp phả họ Doãn 1992
Kỷ yếu hội thảo TTQ Doãn Nỗ 1993
Biên soạn Hợp phả 2011
Kỷ yếu HỌ DOÃN VN 4/2011
Kỷ yếu KHÁNH THÀNH LĂNG MỘ TỔ & GIỖ TỔ 4/2012
Danh mục ấn phẩm người họ Doãn
THÔNG TIN KHÁC VỀ HỌ DOÃN
Những hoàn cảnh khó khăn
Tấm lòng người họ DOÃN
LIÊN KẾT WEBSITE
QUẢNG CÁO
THỐNG KÊ WEBSITE
Đang truy cập:
Yahoo Chat
Skype Chat

 

 

 

"CHÀO MỪNG BÀ CON TRONG DÒNG HỌ VÀ QUÝ KHÁCH ĐẾN THĂM WEBSITE HỌ DOÃN VIỆT NAM"
THÔNG TIN, TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016 (2)

MƯU LƯỢC TƯƠNG DOÃN UẨN

BIÊN NIÊN TIỂU SỬ

Doãn Đoan Trinh

Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam

1771 (Tân Mão)

      - Thân mẫu Doãn Uẩn: Nguyễn Thị Tào, hiệu Thục Trinh, là con gái dòng họ tiến sĩ Nguyễn Như Thức tại làng Bình An (nay là xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, Thái Bình), sinh năm 1771

1774 (Giáp Ngọ)

      - Thân phụ: Doãn Đình Tấn, sau đổi là Đình Tụng, tự Đắc Thi, hiệu Khoa Giản và Lãng Khê. Sinh giờ Dần ngày 7 tháng 10 năm Giáp Ngọ đời Cảnh Hưng 35 (1774) tại phường Hồng Mai (Thọ Xương, Hà Nội).

1795 (Ất Mão)

      - Doãn Uẩn: Tự Ôn Phủ, Nhuận Phủ, hiệu Nguyệt Giang và Tĩnh Trai. Ông sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Mão, đời vua Nguyễn Quang Toản, niên hiệu Cảnh Thịnh 3 (1795), nhằm này 27/12/1795 tại thôn Khê Cầu, tổng Khê Cầu, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương (nay là thôn Khê Cầu, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Đây là nơi cha ông đem cả gia đình theo ông nội Doãn Đình Chẩn (đổi là Doãn Thự, hiệu Kính Hiên - Tư nghị Quốc Tử giám - Thí tướng sĩ lang - Giảng dụ) tới dạy học.

      - Chính thất: Nguyễn Thị Chân, người làng Ngoại Lãng, sinh giờ dần ngày mồng 1 tháng 5 Nhâm Tuất (tức ngày 31/5/1802).

      - Thứ thất: Nguyễn Thị Bốn, người làng Dị Sử, huyện Dương Hào, Hải Dương. Sinh năm Canh Thìn 1820.

 1813 (Quý Dậu) Theo học Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích (gọi là Tồn Am Tiên Sinh), người làng Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

 1814 (Giáp Tuất) Thân phụ là Doãn Đình Dụng mất giờ Thân, ngày 11 tháng 6 năm Giáp Tuất (tức ngày 27/7/1814) tại làng Khê Cầu (Thư Trì, Thái Bình), lúc ông vừa 20 tuổi.

1820 (Canh Thìn) Đoạn tang thầy học, về nhà ở và bắt đầu viết “Tạp ngôn”, bài đầu là “Viên cư tạp hứng” (Tạp hứng về vườn ở) khi 26 tuổi.

1822 (Nhâm Ngọ) Đỗ Tú tài lần 1.

1824 (Giáp Thân) Chuyển cả gia đình từ Khê Cầu về quê Ngoại Lãng.

1825 (Ất Dậu) Đỗ Tú tài lần 2.

1828 (Mậu Tý) Đỗ Cử nhân hạng ưu khoa Mậu Tý (1828) triều Minh Mạng,

1829 (Kỷ Sửu) Thi Hội không đỗ, khởi nghiệp chức Hàn lâm viện Điển bạ.

1831 (Tân Mão) Chủ sự Ty bộ Hộ - Thăng Viên ngoại lang bộ Hộ. Vua Minh Mạng sắc chỉ đổi tên Ôn thành tên Uẩn, lấy tự Ôn Phủ, hiệu là Tĩnh Trai.

1832 (Nhâm Thìn) Giữ chức Lang trung bộ Hộ. Tháng 11: thăng Tham tri bộ Hộ và Quyền Án sát Vĩnh Long.

1833 (Quý Tỵ) Tháng 3/1833: Thăng chức Án sát Vĩnh Long (Tổng trấn). Viết bài “Vĩnh Long hiểu phát”. Tháng 6/1833, thành Vĩnh Long bị xâm chiếm, đốc tập trung nghĩa dũng thu phục thành trì và trở lại nhậm chức Án sát Vĩnh Long. Tham gia Hội đồng Tổng đốc quan phòng Vĩnh Long - Định Tường.

      - Tháng 10/1833: Đẩy lùi quân Xiêm khỏi biên giới An - Hà, tham gia thực hiện chính sách “Hòa hợp bộ lạc, củng cố bờ cõi lâu dài” của vua Minh Mạng.

 1834 (Giáp Ngọ) Được bổ Hình bộ Lang trung. Tháng 4/1834, được triệu về kinh nhận chức mới. Tháng 8/1834, nhậm chức Án sát Thái Nguyên. Cùng Phạm Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ tiểu trừ cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang.

 1835 (Ất Mùi) Án sát Thái Nguyên Doãn Uẩn đã thu phục được các quan và tòng đảng của bọn phỉ, vỗ về yên dân cho vùng Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Rã…

 1836 (Bính Thân)

      - Tháng 7: Dâng sớ lên vua xin tập trung quân về tỉnh thành Định Tường. Bao vây, chém được 60 tên giặc (Lưu thủ là Hoàng Văn Thông và Phó Lưu thủ là Trần Khắc Doãn chịu phép lăng trì). Được vua phê chuẩn và trao thêm chức. Viết bài thơ “Hồi tỉnh thành” (Trở về tỉnh thành).

      - Tháng 11: Nhận chức Kinh lược phó sứ, Thự tuần phủ quan phòng Hưng Yên (để giải quyết liên quan tới Gia Tô giáo). Nhận chức Tả thị lang bộ Hộ.

      - Tháng 12: Nhận Kinh lược phó sứ Thanh Hoa, cùng Kinh lược sứ Trương Đăng Quế và Phó sứ Nguyễn Đăng Giai đi dẹp loạn, chia ruộng đất, chia thôn xã, quản lý chặt chẽ ở nông thôn, giải quyết mọi việc ổn thỏa, dân được yên ổn mọi bề. Vua dụ thưởng: một áo mổ bụng bằng đoạn màu quan lục có hoa mẫu đơn 5 sắc; 1 quần nhiễu trơn màu hồng, 100 quan tiền.

1837 (Đinh Dậu)

      - Tháng 1: Kinh lược phó sứ Thanh Hoa kiêm Phó sứ đạo Nông Cống. Đánh thắng giặc ở Thọ Thắng, nơi sào huyệt của Chánh thống lãng Lê Duy Hiển, được vua dụ thưởng: Quân công kỷ lục thứ 2.

      - Tháng 2: Nhận sắc vua Minh Mạng ban tặng mẹ là Nguyễn Thị Tào Chánh tứ phẩm cung nhân.

      - Tháng 3: Lập công liên tiếp, bắt được gián điệp Lê Công Vụ, đầu mục giặc là Lê Yên, bắt giặc ở Lương Sơn, được vua dụ thưởng đạo Nông Cống 200 quan tiền.

      - Tháng 6: Vua dụ thưởng Doãn Uẩn cùng Trương Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai của đạo Thanh Hoa mỗi người 1 cấp quân công.

      - Tháng 7: Tả Tham tri hộ Bộ Doãn Uẩn được sung làm Chủ khảo trường thi Gia Định. Sau đó ông được triệu về kinh sung thêm chức Hữu thị lang bộ Hình; đi kiểm tra công việc các sở chính yếu.

1838 (Mậu Tuất)

      - Tháng 4: Minh Mạng chỉ dụ: Hình bộ Hữu thị lang Doãn Uẩn giữ nguyên ấn Hưng Yên tuần phủ quan phòng. Tiếp sau thăng Doãn Uẩn chức Tổng đốc Định - Yên (Nam Định - Hưng Yên) và Tuần phủ Hưng Yên.

      - Tháng 5: Phúc khảo trường thi Bắc Thành (Hà Nội).

      - Tháng 11: Hữu thị lang bộ Hình Doãn Uẩn đổi Tả Thị lang bộ Hộ.

1839 (Kỷ Hợi)

      - Tháng 2: Doãn Uẩn cùng Thự tả Tham tri bộ Lễ Tôn Thất Bách, Bố chính Quảng Nam Vương Hữu Quang…đi duyệt tuyển dân đinh các hạt Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Lãnh chức khâm sai trường tuyển các tỉnh.

      - Tháng 5: Đoãn Uẩn thăng Thự Hữu Tham tri bộ Hộ.

      - Tháng 7: Doãn Uẩn cùng Vũ Xuân Cẩn đi Bình Định để quân cấp ruộng công.

      - Tháng 10: Việc quân điền ở Bình Định đã hoàn thành tốt, về Kinh vua khen thưởng hai người. Doãn Uẩn được vua Minh Mạng thưởng:

            01 nhẫn giát ngọc kim cương 3 hạt liền.

            01 thẻ bài ngọc trắng.

            01 đồng tiền vàng khắc chữ “Như ý”.

            Nhẫn vàng mỗi thứ một chiếc.

            Tăng 2 cấp quân công.

      - Tháng 11: Doãn Uẩn nhận thêm chức: Quản thủ Hòa - Thanh (Hòa Bình - Thanh Hóa).

1840 (Canh Tý)

      - Tháng 3: Mùa xuân, giao Hữu Tham tri bộ Hộ Doãn Uẩn kiêm quản Thông Chính sứ cùng Biện lý bộ Lễ là Nguyễn Tự Kiêm lãnh Thái thường tự.

      - Tháng 6: Cử Doãn Uẩn làm Phó Khâm sai đại thần đi Trấn Tây. Tại đây, ông đã định ra các loại thuế, ổn định cuộc sống của dân, mọi việc giải quyết có tình lý, ổn thỏa, dân vui vẻ đóng thuế. Giải quyết vùng biên giới ổn thỏa, giữ yên ổn biên cương Tây Nam tổ quốc. Vua thưởng: Doãn Uẩn 200 quan, thưởng cho Lê Văn Đức và tùy phái.

      - Tháng 7: Doãn Uẩn làm Bang biện đại thần Doãn Uẩn cùng Hiệp tán Cao Hữu Dực ở lại Trấn Tây với 1.300 người, coi giữ thành vì tình hình Trấn Tây lúc bấy giờ rất phức tạp.

      - Tháng 12: Doãn Uẩn và Cao Hữu Dực tâu về Kinh tình hình quấy phá của bọn giặc ở biên ải.

            Khi Minh Mạng mất, Thiệu Trị lên thay đã quyết định bỏ thành Trấn Tây lui binh về nước. Doãn Uẩn được vời về triều giữ chức Hữu Tham tri bộ Hộ.

1841 (Tân Sửu)

      - Tháng 7: Dự đại lễ an táng vua Minh Mạng tại Ninh Lăng.

1842 (Nhâm Dần)

      - Viết lời tựa “Tạp ngôn” dâng lên vua Thiệu Trị.

      - Thân mẫu của Doãn Uẩn qua đời vào giờ Dần ngày 27 tháng 12 Tân Sửu (tức 06/2/1842) ở Ngoại Lãng, về quê chịu tang mẹ.

1843 (Quý Mão)

      - Cùng Hà Tốn Trai, Phan Mai Xuyên, Ngô Dương Đình làm thơ (10 bài thơ vịnh hoa cúc).

      - Soạn “Kế tu gia gia phả” họ Doãn tại Huế trước khi vào ĐBSCL.

 1844 (Giáp Thìn)

            Thăng Tuần phủ An Giang. Dâng sớ xin cho dân 6 tỉnh Nam kỳ được miễn các loại thuế 1 năm.

1845 (Ất Tỵ)

      - Tướng tiên phong cầm quân đánh giặc, quân Xiêm xin hàng. Tù trưởng Chân Lạp phải nhận tội.

      - Vua Thiệu Trị phong thưởng quân công cấp 1.

      - Cùng Đề đốc Nguyễn Văn Hoàng thu lại các đồn Thị Đam, Vĩnh Bình, thắng giặc ở Sách Sô, đồn Thiết Thằng. Sau đó cùng Nguyễn Tri Phương chiếm lại thành Trấn Tây, ép giặc bỏ thành Nam Vang chạy về thành Ô Đông cố thủ.

      - Tháng 8/1845: Thăng hàm Thượng thư bộ Binh.

      - Tháng 9/1845: Cùng Nguyễn Tri Phương đánh cả thủy lẫn bộ tới tận Vĩnh Long, truy bắt tướng Xiêm và tù trưởng Chân Lạp. Chiếm thành Ô Đông.

      - Doãn Uẩn bị ốm. Vua ban thuốc và chỉ dụ giữ 1 chức Tham tán đại thần lo việc trù mưu hiến kế.

                   1847 (Đinh Mùi)

      - Vua Thiệu Trị ra dụ thưởng cho các quan đại thần Trấn Tây (Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Đăng Giai, Doãn Uẩn, Lê Văn Phú…)

      - Tháng 3: Trấn Tây thắng lớn. Doãn Uẩn được thăng Tổng đốc An Hà, Chánh nhị phẩm. Vua dụ “An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn ở lại Trấn Tây vì biên thùy mới định nên còn nhiều khó khăn”.

      - Tháng 5: Tổng đốc An - Hà Doãn Uẩn được vua ban thưởng tiếp.

      - Tháng 6: Vua Thiệu Trị sắc phong: “Doãn Uẩn - Binh bộ Thượng thư, kiêm Đô đốc ngư sử, Tổng đốc An - Hà Tây mưu lược tướng. Tước tử, hiệu Tuy Tĩnh”

      - Mùa thu, tháng 7: Lễ thu, vua cho đúc súng quý, có ban bài ngự của vua để làm kỷ niệm. Lời ngự vào cỗ súng thứ 1 trong 9 cỗ “Thần uy phục viễn đại tướng quân”. Sắc ghi: “…Ba lần thắng trận, được công đầu, mưu lược của văn thần, tấn công to lớn, đem uy trời vỗ yên, phục phương xa, khắc vào bảo vật, truyền ức muôn năm rất trọng. Sắc cho An Tây mưu lược tướng, Tuy Tĩnh tử Doãn Uẩn”.

      - Tổng đốc An - Hà Doãn Uẩn cho xây chùa “Tây An Tự” trên triền Núi Sam - Vĩnh Tế làm nơi lưu niệm sau nhiều năm trấn nhậm ở An Giang.

1848 (Mậu Thân)

      - Tổng đốc An - Hà Doãn Uẩn cùng các quan địa phương về kinh làm lễ.

1849 (Kỷ Dậu)

      - Tháng 6: Tự Đức năm thứ 2 cho khắc bia đặt ở võ miếu (kinh thành Huế) ghi công các đại thần ở Trấn Tây gồm: Vũ Văn Giai, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Đoàn Văn Sách, Nguyễn Văn Hoàng, Tôn Thất Nghị. Vua dụ: “Dựng bia là cốt để tỏ rõ công võ truyền lại sau này, không phải chỉ nêu công lao khuyên lại việc nghĩa mà thôi”.

      - Ngày 2/7, vua Tự Đức ban sắc truy tặng cho cha mẹ Doãn Uẩn.

      - Tháng 11: Tổng đốc An - Hà An Tây mưu lược tướng Tuy Tĩnh tử là Doãn Uẩn bị bệnh qua đời tại An Giang, vào giờ Ngọ ngày 21/11 Kỷ Dậu (tức ngày 03/01/1850), hưởng thọ 55 tuổi.

      - Được truy tặng hàm Hiệp biện đại học sĩ.

      - Được hậu cấp thêm tiền tuất (ngoài lệ chiểu hàm cấp tiền tuất, cấp thêm 300 quan tiền nữa) vì vua cho là: “Doãn Uẩn lúc còn sống, vì nước hết sức khó nhọc, vốn có tiếng là liêm chính và tài năng”.

      - Linh cửu được vát thuyền hộ đưa về nguyên quán và tế và do Tỉnh thần khâm mệnh đến tế.

      - Sau đó Tổng đốc mới của An Giang là Cao Hữu Bằng tâu: “Doãn Uẩn là người công bằng, trung trực, thanh liêm, cẩn thận, sau khi chết không có một chút tài sản gì, xin đặc cách ra ơn cho”. Vua Tự Đức bèn cho thêm 500 quan tiền, 100 phương gạo, để chi vào việc đưa đám và cho vợ con no đủ hàng ngày, để khuyến khích người làm quan thanh liêm, nêu lên người làm tôi tài năng.

1858 (Mậu Ngọ)

      - Vua Tự Đức năm thứ 11: Chuẩn cho những bề tôi cũ được bài vị ở đền Hiền Lương, tất cả 39 người. Binh bộ Thương thư - Tổng đốc An - Hà Mưu lược tướng, Tuy Tĩnh tử, tặng Hiệp Biện đại học sĩ, Thụy Văn Ý Doãn Uẩn. Bài vị được đặt ở hàng thứ 6 bên tả đền.

      - Vua Tự Đức dụ: “Đặt ra đền Hiền Lương là để nêu khen người hiền tài, biểu dương người có công lao, trong chỗ báo đền lại còn ngụ ý giáo hóa ở đấy”.

                   1871 (Tân Mùi)

      - Tháng 3, năm Tự Đức thứ 24, dân xã Ngoại Lãng, tỉnh Nam Định (sau này xã Ngoại Lãng, tỉnh Thái Bình) xin làm đền thờ Doãn Uẩn Chinh Tây mưu lược tướng, Hiệp biện đại học sĩ. Quan tỉnh tâu lên, vua y cho.

 

 

 

 

TIẾN SỸ DOÃN KHUÊ

BIÊN NIÊN TIỂU SỬ

Doãn Đoan Trinh

Phó GĐ Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam

(Tư liệu do Phó Giám đốc Bảo tàng Thái Bình Đoàn Ngọc Hân trích từ Đại Nam thực lục, trích trong các gia phả của họ Doãn các bài viết về cụ trong các Hội thảo gần đây)

1784      Thân phụ cụ Doãn Khuê: Doãn Phác, sinh ngày 20-6-Giáp Thìn, người làng Ngoại Lãng, tổng Vô Ngại, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam hạ, con út cụ tứ trường, Giảng dụ Doãn Thự

1790      Thân mẫu cụ Doãn Khuê: Phạm Thị Trinh, sinh ngày 12-3-Canh Tuất, người làng Phú Lễ, cùng huyện, con gái lang tướng Phạm Duy Khiêm

1813      Cụ Doãn Khuê: tự Quang Khuê, hiệu Bảo Quang, sinh giờ Thìn 15-10-Quý Dậu (tức 8-11-1813), đời vua Nguyễn Thế Tổ, niên hiệu Gia Long thứ 12.

1821 Em: Doãn Trọng Trì sinh ngày 18-4-Tân Tỵ, mất ngày 1-9-Nhâm Tuất (1862), đư­ợc phong Học sĩ.

1824 Thân phụ: mất ngày 12-3-Giáp Thân, đư­ợc truy phong Triều liệt đại phu, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, tòng Tứ phẩm, thuỵ Đoan Lượng.

1825 Thân mẫu: mất ngày 8-7-Ất Dậu, đư­ợc truy phong Tứ phẩm cung nhân, sinh 4 trai: Khuê, Lữ (mất sớm), Đạc (mất sớm), Trì.

Từ 1825 hai anh em (Khuê, Trì) được bác thứ hai là tú tài Doãn Thai nuôi dạy. Cụ có theo học cụ Phạm Diệu, thân phụ tiến sĩ Phạm Thế Hiển, học các cụ cựu tri huyện Nguyễn Thường, Tiến sĩ Ngô Thế Vinh, nhưng chủ yếu vẫn là học bác, bác còn cung đốn cho việc ăn và việc học thầy ngoài.

1837 “Mở khoa thi hương ở Hà nội, Nam Định (lệ trước lấy tháng 9 là kỳ thi, đến nay vì nước lụt, mùa thu mới xuống, người đi thi khổ vì bùn lội, mới định lại lấy tháng 10 để làm lệ mãi…). Trường Nam Định 18 người: Phạm Thế Húc, Vũ Ngọc Ôn, Trần Dương Quang, Phạm Khách, Nguyễn Đức Nghiệp, Nguyễn Đình Chân, Phạm Văn Nghị, Lương Trọng Sán, Vũ Khả Thái, Vũ Văn Bách, Nguyễn Quang Sán, Phạm Huy Thục, Nguyễn Duy Hổ, Vũ Doãn Khái, Doãn Khuê, Lã Huy Nhuận, Vũ Hữu Giáp, Trần Văn Chù”. (Tập năm đệ nhị kỷ quyển CLXXXV, trang 170).

1838 Mậu Tuất, Minh mệnh năm thứ 19, mùa xuân tháng 3. “Vua ngự xem trường thi hội … đến khi dâng sách lên. Lấy trúng cách 11 người là Nguyễn Cửu Trường, Dương Danh Thành, Đinh Nhật Thận, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Văn Tùng, Lê Duy Trung, Lê Thiện Trị, Doãn Khuê, Phạm Chân, Trần Tiến Thành, Hoàng Trọng Từ”. (Tập năm đệ nhị kỷ, quyển CXC, trang 288)

1838 Mậu Tuất, Minh mệnh năm thứ 19 mùa hạ tháng 4 nhuận “Thi Điện … cho Nguyễn Trường Cửu, Phạm Văn Nghị đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân; Đinh Nhật Thận, Phạm Chân, Nguyễn Văn Tùng, Lê Duy Trung, Trần Tiến Thành, Hoàng Trọng Từ, Lê Thiện Trị, Doãn Khuê đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân” (Tập 5 đệ nhị kỷ, quyển CXCII, trang 328).

1838 Lập gia đình.

             Hai cụ bà chính và thứ thất thuộc họ Đỗ Công ở Giao Tự, Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội (theo phả dòng họ Đỗ Công, tuy nhiên trong phả họ Doãn ghi hai cụ bà là con gái nuôi và con đẻ người họ Ngô xã Hoằng Phúc, huyện Thư­ợng Phúc, Hà Nội). Cụ chính thất Đỗ Thị Chẩm (ngư­ời họ Lê, là con nuôi họ Đỗ) sinh giờ Mão 15-4-Đinh Sửu (1817), mất 17-3-Canh Tuất (1850), có 4 con là Chi (1840-1874), Giốc (1843-1862), Doãn Thị Diệm (sinh khoảng 1845-1846, chồng Phạm Cao Giản ngư­ời làng, con: tú tài Phạm Cao Tịch, nhị trư­ờng Phạm Cao Hoành), Doãn Thị Nhu (sinh 1848, chồng Dư­ơng Danh Học con cụ Dương Danh Thành, sinh ra D­ương Danh Ph­ương).

             Kế thất Đỗ Thị Tuy sinh năm Nhâm Ngọ (1822), mất giờ Thân 27-3-Canh Tý (1900), có 4 con là Doãn Thị Từ (sinh khoảng 1845-1850, chồng Trần Tấn Thụ con cụ án sát An Giang Trần Quang, ngư­ời Vị Xuyên, Nam Định, sinh ra cử nhân Trần Dư­ơng Hiển), Doãn Thị Huệ (sinh vào khoảng 1850-1853, lấy con trư­ởng cụ tri huyện Vũ Diên là cụ Vũ Chinh, ngư­ời Lạc Tràng, Lý Nhân) và hai trai: Vị (1855-1910), Tâm (1859-1887).

             Cụ bà trắc thất Vũ Thị Ninh không có con.

1839 Đư­ợc phong Hàn lâm viện biên tu. Sau bổ Tri phủ Ứng Hoà (Di ngôn: Gặp nhà nho Dương Quang làng Vân Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Hòa sinh con trai đầu lòng, cụ Doãn Khuê lấy tên mình đặt tên người con đó là Dương Khuê, Dương Khuê 1839-1902 đỗ Tiến sỹ năm 1868).

1841 Đư­ợc tiến cử làm Đài giám quan, giữ chức Thừa chỉ, Phó Đô Ngự sử. Cụ đã can ngăn vua không nên tổ chức dạ nhạc (khi đang có quốc tang).

1842 Nhâm Dần, Thiệu Trị năm thứ 2 mùa thu tháng 9 “…Các viên khoa đạo là bọn Nguyễn Đức Hoan, Ngô Bích Đức và Doãn Khuê dâng sớ nói: “Gần đây các hạt Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh bị bão lụt làm hại, mà Nghệ An bị hại nặng hơn cả. Chính sách cứu nạn, đương kíp phải cử hành, thế mà ở các công sở thuộc Nội vụ và Vũ khố vẫn đang chế tạo các vật, hạng bề bộn. Vậy, xin phàm những việc không cần kíp, những đồ dùng vô ích đều đình chỉ và giảm bớt đi hết. Vả các thự thanh bình và Hoà Thanh gần đây có diễn tập, tuy là chức sự thường, nhưng đương trong hạn (quốc tang) 3 năm, cũng nên đình chỉ”. Vua xem sớ, liền phê bảo các nha môn, phải giảm bớt hoặc đình bãi… (Tập sáu Đệ tam kỷ, quyển XXIV, trang 405).

1842 Làm quyền Ngự sử Đạo Lạng Bình.

Cụ đã nhiều lần tâu về Triều những tệ nạn buôn lậu ở biên cương, tham nhũng sách nhiễu dân lành của quan lại, nhưng không được giúp đỡ.

1847 Năm Đinh Mùi, cụ được vời vào triều, được phong tặng nhiều thứ, lấy lý do sau nhiều năm ở chốn núi rừng, sức khỏe giảm sút cụ xin không nhận và xin từ quan về dạy học.

1850 Ngày 17-3-Canh Tuất cụ bà chính thất từ trần.

1852-1854 Hoàng giáp Phạm Văn Nghị (là bạn đồng khoa với cụ) tổ chức khai hoang lập ấp ở vùng nam huyện Nghĩa Hưng từ 1848, khoảng năm Nhâm Tý đến năm Giáp Dần thì vùng đất phía Đông của trại Sĩ Lâm khai phá xong gọi là ấp Một, được cụ Phạm Văn Nghị cắt tặng cho Tiến sĩ Doãn Khuê. Từ đó cụ Doãn Khuê mở mang, về sau con thứ ba là Doãn Thúc Bình (Doãn Vị) tiếp tục, nay thành xã Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định. Ở Nghĩa Thành tôn cụ Doãn Khuê làm Thành hoàng, lập đền thờ (di tích quốc gia 1994).

1858 Cụ Doãn Khuê đứng về phía chủ chiến, cổ vũ và ủng hộ chống Pháp, khi Đốc học Phạm Văn Nghị tổ chức đoàn quân Nam tiến, cụ được giao làm quyền Đốc học Nam Định, cụ đã tổ chức cho học sinh học tập võ nghệ, chuẩn bị kháng chiến.

1860 Canh Thân, Tự Đức năm thứ 13 mùa xuân tháng 3 “…Lĩnh đốc học Nam Định là Doãn Khuê, cùng các viên giáo, huấn, tri phủ, tri huyện làm tập mật tấu, hết sức nói việc nghị hoà là hỏng”. Vua bảo bọn Trương Đăng Quế rằng: “Lời bàn của công chúng sôi nổi như thế thì làm thế nào?…” (Tập bảy Đệ tứ kỷ, quyển XXII, trang 653).

1861 Tân Dậu, Tự Đức năm thứ 14 triều đình bổ làm Thừa chỉ ở Nội Các, tiếp đó Tổng đốc ở Sơn Tây Bùi Ái đề cử, cụ được bổ chức Đốc học Sơn Tây. Tổ chức khoa thi hương Tân Dậu ở Sơn Tây.

1862 Nhâm Tuất, Tự Đức năm thứ 15 mùa Hạ tháng 6 “… Đốc học Sơn Tây là Doãn Khuê xin mộ những cử nhân, tú tài, thí sinh, thủ dõng, uỷ cho con là tú tài Doãn Chi trông coi đi theo quân thứ sai phái. Bọn cử nhân là Trần Duy Vỹ, tú tài là Triệu Công Bách (nguyên cử nhân bị cách thi lại trúng tú tài) đều mộ người đi theo quân sứ sai phái. Hộ đốc là Bùi Ái đem việc tâu lên, vua y cho …” (Tập bảy, đệ tứ kỷ, quyển XXVI, trang 778).

1862 Tháng 8 năm Tự Đức thứ 15, Tổng đốc Sơn Tây là Bùi Ái bị ốm, vua Tự Đức xuống chiếu cho cụ thụ chức đó, nhưng cụ xin miễn, chỉ nhận tạm quyền để chỉ huy tác chiến thay Tổng đốc, khi nào hết giặc cụ sẽ trở lại cương vị cũ.

1862 Nhâm Tuất, Tự Đức năm thứ 15 mùa thu tháng 9 “… Đốc học Sơn Tây là Doãn Khuê, hiệp quản Hưng Hoá là Nguyễn Văn Thành họp quân đánh giặc lấy lại được huyện Thanh Ba (thuộc Sơn Tây), tiến lấy lại được các châu Yên Lập và Văn Chấn thuộc Hưng Hoá) bắt được thêm giặc Bằng, giặc Có đem giết đi. Lại cùng với phó lãnh binh là Chu Bình đánh lấy lại phủ Lâm Thao (thuộc Sơn Tây)” (Tập bảy, đệ tứ kỷ, quyển XXVII, trang 795).

1862 Ngày 1-10-Nhâm Tuất con trai thứ 2 cụ Doãn Khuê là nhị trường Doãn Giốc cùng anh họ là Doãn Trứ tử trận ở vùng Sơn Tây - Hưng Hóa, cùng lúc ấy Tri phủ Phủ Bình là Nam tước Doãn Chính (con cả Mưu lược tướng Doãn Uẩn) thất trận, tuẫn tiết ở Thái Nguyên.

1862 Cuối năm sang đầu năm 1863, cụ đề nghị thống đốc Nguyễn Tri Phương điều quân Hưng Hóa hợp với quân Sơn Tây của cụ phản công giặc, liên tiếp chiến thắng, thu lại thành Thanh Ba, tiến lấy các châu Yên Lập và Văn Chấn, đánh lấy lại phủ Lâm Thao Sơn Tây. Giành chiến thắng hoàn toàn trên mặt trận Tây Bắc. Tiếp đó cụ đã điều hương dõng tỉnh Sơn Tây hỗ trợ để quân Nguyễn Tri Phương chuyển về Bắc Ninh an toàn. Tình hình Bắc Kỳ đã ổn định. Cụ khen thưởng quân sĩ, viết văn tế trận vong, truy điệu các liệt sĩ, sau đó đã trả chức Hộ đốc Sơn Tây và phải dưỡng thương một thời gian.

1863 Tự Đức thập lục niên lục nguyệt nhị thập bát nhật (28-6-Quý Hợi) vua ban sắc “... Tư đặc thụ Phụng nghị đại phu Sơn Tây tỉnh đốc học ...”

1863 Năm Quý Hợi nhậm chức Đốc học Nam Định.

1864 Đầu năm Tự Đức bổ cụ làm Hải phòng sứ, kiêm đốc học Nam Định.

1864 Giáp Tý Tự Đức năm thứ 17 mùa đông tháng 12 “…Truy xét lại các nhân viên gia ứng mộ, có công mà chết trận ở tỉnh Sơn Tây thuộc về năm trước (tú tài Nguyễn Bá Doãn, khóa sinh Vũ Thuật, Lê Đăng Cơ, chiểu theo hàng thưởng lục phẩm, gia tặng Tòng ngũ phẩm văn giai, chánh cửu phẩm Bá hộ Đặng Văn Uyên, chiểu hàm thưởng chánh thất gia tặng Cấm binh chánh đội trưởng; quyền Suất đội Nguyễn Đăng Trạch, đổi tặng Tòng lục phẩm văn giai; tú tài Đào Văn Vinh, khoá sinh Nguyễn Đức Tư, tặng chánh thất phẩm văn giai. Viên tử Doãn Giốc (con Doãn Khuê) tặng Hàn lâm điển bạ; hết thảy đều chiểu theo hàm tăng mà cấp cho tiền tuất, chuẩn cho con cháu một người được hưởng nhiều ấm. Tuỳ phái là Doãn Trứ, chiểu lệ binh đinh, cấp tiền tuất 8 quan, vải nửa tấm …” (Tập bảy, đệ tứ kỷ quyển XXX, trang 890).

1864 Giáp Tý Tự Đức năm thứ 17 mùa đông tháng 12 “Vua cho là sĩ tử ở ba trường thi thuộc Thừa Thiên, Hà Nội, Nam Định bàn luận xằng bậy (cửa và tường trường Thừa Thiên cũng có lời niêm yết bậy) làm huyên náo, chuẩn cho từ Tế tửu, Tư Nghiệp đến Đốc học, Giáo huấn ở các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây và Hưng Yên đều cách chức được lưu lại; tỉnh đạo thần giáng 1 cấp lưu chức. Đốc học Nam Định là Doãn Khuê, đốc học Hải Dương là Cát Văn Tụy, bắt được kẻ can phạm và hiểu dụ các sĩ tử lại được yên tĩnh, được giáng 4 cấp lưu lại…” (Tập bảy, đệ tứ kỷ, quyển XXX, trang 891).

Chẳng bao lâu sau vua xóa án và phục chức Đốc học cho cụ.

1864 Con trưởng là cụ Doãn Chi đỗ cử nhân.

1866 Bính Dần, Tự Đức năm thứ 19 mùa xuân tháng 3 “… Thưởng cho Đốc học Nam Định là Doãn Khuê, thăng thụ Quang lộc tự Khanh nhưng vẫn lĩnh chức cũ và cho 1 cái thẻ bài bằng vàng tía có chữ “hiếu nghĩa” (Khuê trước ở Nam Định, đoàn kết việc đề phòng mặt biển; sau thụ Đốc học Sơn Tây tụ họp học trò và thủ hạ dẹp giặc có chiến công nên thưởng cho …” (Tập bảy đệ tứ kỷ, quyển XXXIV, trang 989).

1866 Bính Dần, Tự Đức năm thứ 19 mùa Đông tháng 11 “…Đốc học tỉnh Nam Định là Doãn Khuê về kinh chiêm bái, lại lấy cớ có bệnh xin cáo. Vua khen là yên lặng nhún nhường, cho đem học trò người có học hạnh tiến cử tâu lên. Doãn Khuê đem Cử nhân là Nguyễn Duy Quỳnh, Nguyễn Quang Bích tiến cử. Vua lại hỏi: Phạm Văn Nghị đang lúc Nhà nước có việc, sao lấy cớ có bệnh xin cáo đề cử Đặng Toán, Nguyễn Ban cũng là được nhân tài, ngươi và Văn Nghị cho ở nhà dưỡng bệnh, nhưng phải cùng nhau đào tạo nhân tài để giúp Nhà nước, hương thôn ở đấy hun đúc thành phong tục tốt, thế cũng là mong báo ơn nước, ngươi về bảo cho Văn Nghị biết (Văn Nghị, Doãn Khuê cùng là người tỉnh Nam Định)…” (Tập bảy, đệ tứ kỷ quyển XXXV, trang 1031, 1032).

1867 Đinh Mão, Tự Đức năm thứ 20 mùa Đông tháng 10 “… Tổng đốc Hà - Ninh kiêm sung trông coi việc phòng giữ ở biển là Đào Trí xin đặt đồn luỹ ở các xứ Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, tập họp dân phu, mộ chiến sĩ để phong bị sự không ngờ. Lại xin lấy Quang lộc tự Khanh là Doãn Khuê, Hồng lô tự Khanh là Đỗ Phát làm thương biện phòng giữ bờ biển ở Nam Định, đặt thêm 1 viên lãnh binh ở tỉnh Nam Định để đóng ở đồn Bình Hải; Vua đều cho …” (Tập 7 đệ tứ kỷ, quyển XXXVII, trang 1081).

1868 Mậu Thìn, Tự Đức năm thứ 21 mùa xuân tháng giêng “…Sai đốc học Hà - Ninh kiêm thống đốc Hải Phòng là Đào Trí đến tỉnh Nam Định xử trí dân lương, dân đạo. Lúc bấy giờ tỉnh Nam Định có bọn tú tài là Lê Đường đốt phá nhà thờ đạo và nhà dân đi đạo ở các xã Trình Xuyên và Ngọc Thành, vua cho là Đào Trí trước cai trị ở Nam Định, lòng dân vốn phục, cho nên có lệnh ấy. Lại sai tham tri là Bùi Tuấn hội đồng với Thống đốc đòi cả thân sĩ đến hiển dụ và đòi các người bị can xét ra là tội nặng để xét xử, thủ xướng là tú tài Lê Đường phải trảm giam hậu; tòng phạm là tú tài Phạm Huy Quang, Suất đội Trần Như Quang, Nguyễn Ngọc Lĩnh phải xung quân; tú tài Hoàng Đức Huyến, Trần Tất Vinh, Trần Đình Vưu, không biết ngăn cản phạt trượng cách tú tài; đạo trưởng tên Thuật phạt 100 trượng; hộ lý Tổng đốc là Đặng Trần Chuyên, án sát Phan Đình Thực, đốc học Doãn Khuê, ngày thường không biết kiềm chế, đều cách lưu (bố chính Phạm Đề lúc ấy về kinh), lại bắt ngay người hạt ấy là bọn Phạm Văn Nghị, Đỗ Phát chia nhau đi hiểu thị, cho đều yên lặng. Rồi nghĩ bố chính Phạm Đề là người già cả thực thà, không thể làm được chỗ nhiều việc, điệu bổ làm Hữu thị lang bộ Hình, án sát Phạm Đình Thực có tính cố chấp, ngang trái, triệu về kinh đợi chỉ, lấy Biện lý là Đặng Tá, Tham biện các vụ là Lê Khắc Nghị làm thay …” (Tập bảy, đệ tứ kỷ, quyển XXXVIII, trang 1093).

1868 Mậu Thìn Tự Đức năm thứ 21 mùa Đông tháng 11 “… Quang lộc tự Khanh lĩnh đốc học Doãn Khuê tâu 7 điều:

- Xin chọn cẩn thận quân khỏe mạnh để phòng hữu dụng, các tỉnh Duyên hải phòng bị nghiêm cẩn, các tỉnh thuộc Thượng du chuẩn bị chiến thuyền, sửa sang binh khí, để làm tiếp viện. Tỉnh Thanh Hoá, tình thế núi sông vận chuyển rất tiện, mở rộng thêm thành trì, làm nhiều kho tàng để làm nơi chứa lương.

- Hiển thị rõ điều cấm để ngăn tà đạo, gian dối.

- Xin thu phục nhân tâm, giúp đỡ điều báo; thu dụng thổ dân 6 tỉnh Nam Kỳ; lại đặt chức Thổ ty ở ven biên giới Bắc Kỳ.

- Xin những giản binh ở Bắc Kỳ, liệu lấy một nửa những người tráng kiện, chia ban cấp lưu, cứ 6 tháng 1 lần thay; tháng 3, tháng 8 thì cấp lương ăn đi thao diễn, còn những tháng khác thì cho về, lấy tiền mỗi tháng 4 quan; cấm chỉ việc theo thói cũ thay cấp lính đi giáo giản ngạch thải về, chiểu thu mỗi người tháng 5 quan tiền.

- Quản thúc nghiêm ngặt những tên đầu thú.

- Xin đặt chức Sát phỏng sứ cả trong Nam ngoài Bắc.

- Đặt sở đồn điền ở tỉnh Sơn, tỉnh Hưng.

Vua giao cho đình thần xét lại, rồi sau bỏ đi …” (Tập bảy, đệ tứ kỷ, quyển XXXIX, trang 1143).

1868 Vua Tự Đức thưởng quân công cho cụ trật tam phẩm, thăng Trung nghị đại phu, đồng thời thăng Hàn lâm viện tu soạn cho con trưởng là Doãn Chi (khi ấy cụ Chi giữ chức Tri huyện ở vùng Sơn Tây), truy tặng thân phụ cụ là cụ Doãn Phác Hàn lâm viện thị giảng học sĩ, thân mẫu cụ Tứ phẩm cung nhân, lại ban cho nhiều thuốc quý và cho nghỉ ngơi dưỡng sức. Cụ Đào Trí được cử làm Hải phòng sứ, đã tâu xin cụ Doãn Khuê và Đỗ Phát giúp việc, cử cụ làm Thương biện hải phòng.

1869 Cùng với việc bổ nhiệm Đào Trí làm Hải phòng sứ, triều đình cử tham tri Nguyễn Huy Tề đi Hồng Kông, muốn giao lưu thương mại để chấn hưng kinh tế, sánh với Tây dương. Giữa năm, Nguyễn Huy Tề từ Hồng Kông về tâu vua nên mở phố thông thương ở cửa sông Trà Lý, mở cảng biển, mở rộng thêm bến bãi, nạo vét các cửa sông. Vua giao cho Đào Trí, Đào Trí không nắm được gì bèn giao cho cụ lập tấu lên. Nhận thấy việc xây dựng cảng biển ở vùng Thái Bình ngày nay không thuận lợi về thổ nhưỡng và mở phố, nạo vét sông chỉ mở cửa dọn đường cho Tây dương. Cụ đề xuất xây dựng cảng trên vị trí cảng Hải Phòng sau này, cụ tiến cử cụ Bùi Viện lo toan việc xây dựng cảng. Đồng thời cụ phân tích rõ tình hình đất nước, đang khẩn thiết phải chuẩn bị kháng chiến.

1869 Kỷ Tỵ, Tự Đức năm thứ 22 mùa Thu tháng 9 “… Thương biện hải phòng Nam Định, lĩnh Đốc học Doãn Khuê xin thôi chức đốc học để khuyên quyên, chiêu mộ người khai khẩn bãi cát ở ven biển, 3 năm thành điền, một phần làm ruộng công, 2 phần làm ruộng tư, nhưng chiểu số tiền quyên tâu lên xin lượng cho phẩm hàm đều cho làm việc. Vua y cho và cho Khuê kiêm chức Doanh điền sứ. Vua bảo quan bộ Hộ rằng: Hiện nay cách sinh ra của cải không cần gì bằng nguồn lợi tự nhiên ấy mà không có tệ, từ Hữu kỳ trở vào Nam càng cần làm lắm, nhưng quan địa phương chỉ nói không chịu làm việc, hoặc bận việc nhiều thế, không biết thế nào, phải làm cho tất được việc, mới đỡ được vận tải và vững gốc nước …” (Tập bảy, đệ tứ kỷ, quyển XLI, trang 1206)

1869 Cụ xin cho con cả là cụ Doãn Chi đang giữ chức tri huyện ở Sơn Tây chuyển về làm tri huyện Chân Định phủ Kiến Xương giúp cụ việc doanh điền và hải phòng. Cụ Chi chiêu mộ nhân dân khai hoang 500 mãu ruộng ở Phú Mỹ (Kiến Xương, hiện ở đó có đền thờ cụ Chi - di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh 1998). Năm 1870 cụ Chi được chuẩn y theo cha tuần giữ bờ biển. Năm 1871 Thị sứ đại thần Lê Tuấn ở Hải Dương tâu xin để cụ Chi đưa theo 800 dũng sĩ về giúp việc ở Hải Dương. Năm 1872 cụ Chi được cử làm tri phủ Nam Sách (Hải Dương). Đầu năm 1874 cụ Chi được thăng Hàn lâm thị giảng học sĩ.

1870 Canh Ngọ, Tự Đức năm thứ 23 mùa Đông tháng 11 “… Lĩnh tổng đốc Định - Yên là Nguyễn Hiên tâu nói: Các sông Ngư Long, Bán Thuỷ huyện Tiền Hải đều hút nước ở Lân Hải, nên phải ngăn chặn cho nước mặn không tràn vào được. Lại ở sông Liêm Giang, phía trên từ cửa sông Nguyệt Lâm suốt đến cửa khe Trình Phố rẽ ngang ra sông Bán Thuý, xin đều cho khơi vét từng đoạn để đón lấy nước ngọt, cần phải rộng 8 trượng, sâu 5 thước, hai bên đều đắp đê nhỏ để chắn nước lụt. Công việc đào sông đắp đê, xin bắt dân phu 6 tổng ở huyện Tiền Hải và các tổng ở hai huyện Vũ Tiên, Chân Định cùng đắp và làm, mở vào ruộng đất công, tư bao nhiêu, trừ vào ngạch ruộng, cho miễn thuế. Đã bàn với Doanh điền sứ Doãn Khuê, ý kiến cùng giống nhau. Vua cho phép làm…” (Tập bảy đệ tứ kỷ, quyển XLIII, trang 1258).

1871 Tân Mùi, Tự Đức năm thứ 24 mùa xuân tháng 3 “Doanh điền sứ tỉnh Nam Định là Doãn Khuê xin làm nha Doanh điền ở huyện Tiền Hải; phó Doanh điền sứ Đỗ Phát xin tạm đặt Nha làm việc ở xã Kiên Lao, để tiện việc trông nom. Lại các người làm việc đều là học trò của mình, xin tạm cấp cho văn bằng làm việc, đợi sau này được việc, lượng cho khen thưởng. Vua y cho …” (Tập bảy đệ tứ kỷ, quyển XLIV, trang 1271).

                               Ngoài vùng Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng) do con thứ ba, Phú Mỹ (Kiến Xương) do con cả phụ trách việc khai hoang, cụ còn đưa thân nhân và học trò tổ chức khai hoang ở các xã Tây Giang, Đông Long, Đông Trung… (thuộc Kiến Xương, Tiền Hải ngày nay) đồng thời đó là những cơ sở quân sự chuẩn bị kháng Pháp. Khai sông trị thủy, đắp đê ngăn mặn,… cả vùng ven biển Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định ngày nay.

1871 Tân Mùi, Tự Đức năm thứ 24 mùa hạ tháng 5 “Doanh điền sứ ở Nam Định là Doãn Khuê tâu rằng: Về hạt huyện Thụy Anh các xã trên từ Thu Cúc đến Lỗ Tràng, đất bãi nổi lên bỏ hoang, xin giao cho lính mộ khai khẩn. Còn hạng ruộng cói xin sức cho dân khai vào sổ chịu thuế. Vua y cho …” (Tập bảy đệ tứ kỷ, quyển XLIV, trang 1276).

1873 Xuân Quý Dậu mượn cớ mừng thọ lục tuần, cụ tập hợp đông đảo bè bạn, học trò và con cháu nói lời tâm huyết. Sau cuộc họp mặt ấy, cụ cùng con cháu và bạn bè đã bị cuốn hút vào những biến cố lịch sử trọng đại của đất nước ta. Ba tỉnh miền Đông Nam Bộ chưa lấy lại dược thì tiếp theo 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ lại rơi vào tay quân Pháp. Cụ và cụ Phạm Văn Nghị đã khẩn cấp họp các thân hào, nho sĩ, và học trò ở Nam Định và Hưng yên, lập tờ tâu đòi vua phải hủy bỏ hòa ước đã ký, xuống chiếu Nam tiến giải phóng 6 tỉnh Nam Kỳ. Việc ấy triều đình không xét đến. Cùng lúc ấy Chính phủ Pháp cho tên trùm gián điệp giả dạng thương gia là Jang-đuy-puy, đem thuyền máy chở hàng hóa vào Nam Định và Hà Nội theo sông Thái Bình, Trà Lý và Sông Hồng. Mặc dù chỉ ở chức doanh điền sứ, cụ đã cùng thượng biện phòng hải Đỗ Phát đem quân mai phục. Thuyền Jang-đuy-puy mới vào đến cửa Ba Lạt và cửa sông Thái Bình đã lập tức bị chặn đánh. Jang-đuy-puy cho quân bắn lại, bỏ neo vào bờ giả vờ lên mua lâm thổ sản rồi liên lạc với bọn phản động, đưa vũ khí vào các nhà thờ thiên chúa. Tổng đốc Định-Yên là Nguyễn Hiện tâu xin lệnh cho Doãn Khuê phải trở lại chức thương biện hải phòng.

1873 Quý Dậu, năm Tự Đức thứ 26 mùa hạ tháng 6 nhuận “Doanh điền sứ tỉnh Nam Định là Doãn Khuê tâu: Hai xã thôn Hạc Lương, Thuận An, ruộng đất vỡ lở, nhân dân xiêu tán, xin đem hạng đất bỏ hoang khó làm là 40 mẫu, Nguyễn Bá Phổ ở giáp Thận Hành nhận mua, chia giao cho hai xã thôn chiếu sổ nhận tiền. Vua y cho…” (Tập bảy đệ tứ kỷ, quyển XLVIII, trang 1395).

1873 Cuối năm, sau khi được Triều đình ký nhượng cả lục tỉnh Nam Kỳ quân Pháp đã đánh thẳng ra Bắc Kỳ lần thứ nhất. Các sĩ phu, văn thân yêu nước Bắc Kỳ đã phát động và tổ chức một cuộc kháng chiến toàn dân sôi nổi, mạnh mẽ và rộng lớn. Cụ Phạm Văn Nghị cầm đầu lực lượng nghĩa dũng bố trí dọc sông Hồng bên hữu ngạn từ Vị Hoàng xuống Xuân Trường và Giao Thủy. Phía tả ngạn, từ Bến Gùi xuống Tiền Hải, cụ Doãn Khuê và cha con cụ Nguyễn Mậu Kiến hợp quân với Đỗ Phát, đã giao tranh nhiều trận quyết liệt với quân Pháp, nổi tiếng là trận Ngô xá (Thư Trì), trận Vân Môn, Đông Vinh, Đông Trung (Vũ Tiên và Tiền Hải). Do lực lượng quá chênh lệch, địch đã lọt được 2 tàu chiến qua cửa Ba Lạt tiến thẳng vào thành phố Nam Định. Trong khi cầm quân cụ Doãn Khuê và cụ Nguyễn Mậu Kiến mặc dù bị ốm các cụ vẫn cho dân chúng biết tình hình chiến đấu ngoan cường của quân dân ta, những chiến thắng đã giành được và kêu gọi dân chúng nhất tề kháng chiến. Biết đại bản doanh của ta ở huyện lỵ Chân Định, địch nhiều lần tấn công nhưng đều bị đẩy lùi. Tên Hác-măng đã dốc lực lượng, dùng tàu chiến chở trên 100 quân với đại bác yểm hộ vẫn không đổ bộ nổi vào huyện lỵ Chân Định phải rút về Nam Định co cụm lại. Cụ Đỗ Phát và cụ Doãn Khuê đã kéo quân sang Nam Định đóng bản doanh ở Phù Sa và Cao Lộng, chuẩn bị đánh úp lấy Nam Định. Hai con cụ Doãn Khuê là Doãn Chi và Doãn Thúc Bình đã đem dân dõng từ Tiền Hải và Nghĩa Hưng sang Nam Định viện cho tổng đốc Nguyễn Hiện và các đồn Phù Sa bị vỡ, lãnh binh Nguyễn Lợi, quản xuất Nguyễn Thành Thao và cụ Phạm Văn Nghị rút về Ý Yên. Cụ Đỗ Phát và cụ Doãn Khuê thu quân lập phòng tuyến bao vây Pháp ở Phù Sa, phối hợp với thống chế Bắc Kỳ là Hoàng Tá Viêm vây hãm quân Pháp ở thành phố Nam Định. Nhưng Hoàng Tá Viêm đã án binh vì triều đình có lệnh bãi binh và chấp nhận điều kiện nhượng hẳn cả Nam Kỳ cho Pháp để đổi lấy việc quân Pháp rút khỏi Bắc Kỳ.

1874 Giáp Tuất, Tự Đức năm thứ 27 mùa hạ tháng 6 “… Trước đây, 4 tỉnh thất thủ, lần lượt giao đình thần làm án nghị xử, đến khi xem xét xong án về tỉnh Hà Nội, tiến lên vua xem, vua cho là việc án là việc trọng đại, rất quan hệ đến lẽ phải của nước và tiết nghĩa của bề tôi, thế mà coi thường, phần nhiều giảm nhẹ … Sau việc án ở 3 tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định làm xong (phân biệt xử về tội lưu, tội đồ) tiếp tục tiến lên … Vua bảo rằng: Việc án này như thế lại dám xử nhẹ, thì việc khác còn có thể hỏi xử ư? … Rồi lại nghị tâu lên vua lại châm chước nhẹ nặng, thân tự quyết định cho tội danh được chính … Việc án ở tỉnh Nam Định. Nguyên nghĩ xử: Lĩnh Tổng đốc Nguyễn Hiện, bố chính Bùi Thái Bút, án sát Nghiêm Xuân Lượng, hải phòng đề đốc Hồ Đăng Chất, phó lãnh binh Lê Văn Khuê, Thương biện hải phòng Phạm Văn Nghị đóng giữ đồn Phù Sa là lãnh binh Nguyễn Văn Lại đều xử trảm giam hậu; kiêm biện hải phòng Đỗ Phát, Doãn Khuê đều phải phạt trượng tội đồ tột bậc (vì già ốm không nỡ phát lưu ở nơi xa), Phạm Văn Nghị phải cách chức (vì trước thì đem thủ hạ tới tỉnh ngăn chặn; sau lại triệu thân hào giữ toàn vẹn được vài hạt); Còn y lời định thần nghị xử …” (Tập tám đệ tứ kỷ, quyển LI, trang 42).

                               Tuy nhiên, lệnh của triều đình đã gây một làn sóng công phẫn khắp cả nước khiến vua Tự Đức phải công bố tha cho tất cả và vỗ yên dân về việc phải nhượng cả Nam Kỳ cho Pháp.

1874 Với thái độ ứng xử của triều đình như thế cộng với tuổi già, mặc dù triều đình cho khôi phục chức tước nhưng cụ cùng các cụ Phạm Văn Nghị, Đỗ Phát nhất loạt cáo quan. Cụ về quê tiếp tục sự nghiệp của một nhà giáo vốn là sở đắc của cuộc đời mình. Về trí sĩ ở tuổi ngoại lục tuần, tuy có vui với việc dạy bảo học trò nhưng Doãn Khuê vẫn sống cảnh nhàn cư vô nhàn tâm. Cụ vẫn dốc lòng cổ vũ cháu con và môn sinh cùng các tầng lớp nhân dân ở quê hương tiếp tục con đường chống Pháp.

1874 Ngày 3-9-Giáp Tuất con cả là cụ Doãn Chi tử trận tại Nam Sách, được truy tặng Hàn lâm viện thị độc học sĩ.

1874 Giáp Tuất, Tự Đức năm thứ 27 mùa đông tháng 11 “Hiểu thị quan lại, sĩ dân ở Bắc Kỳ: Dụ rằng: … Hà Nội vốn gọi là đô hội phồn thịnh mà trộm cướp thường phát ra dân chúng sợ không đâu, chỉ hạt Nam Định cũng gọi là nơi đất tốt, mà lòng người hơi được thuần thục thực thà, còn là khá. Kìa như Phạm Văn Nghị, Doãn Khuê, Đỗ Phát các người ấy cũng là người nhà nho lão luyện, là vị hưu quan, thế mới biết vì nước dạy bảo dân, không đến nỗi để lo cho triều đình … Từ nay về sau thực muốn các quan chăn dân các địa phương, cha anh thày bạn trong làng đều lấy lòng lành, nết tốt dạy bảo con em, đổi điều lỗi theo điều lành, đều đến đạo hay cả, để đáp ứng trí của trẫm, chớ coi thường lời nói của trẫm (Văn Nghị, Khuê, Phát là người Nam Định, Đình Diên là người Hà Nội)…” (Tập 8 đệ tứ kỷ, quyển LII, trang 81)

1876 Từ giữa năm cụ ốm nặng, nhưng những ngày vọng, sóc vẫn không quên hương hoa thỉnh cầu Đức thánh Trần tại điện thờ tại gia; trên giường bệnh cụ vẫn luôn hướng về cuộc chiến, vẫn bàn bạc với bạn bè và học trò (đến thăm) tìm mưu kế chống Pháp (chim ngói, chim gáy học trò biếu thì cụ bảo người nhà phóng sinh cho bay về Tức Mặc quê hương nhà Trần - di ngôn).

1878 Giờ Ngọ ngày 2-10-Mậu Dần cụ qua đời ở tuổi 66, trong ngôi nhà nhỏ khá vắng vẻ tại quê nhà (chưa có cháu nội, ngoài người con trai thứ ba chỉ còn người con thứ tư ốm yếu) và còn cô lạnh hơn, khi mà ý chí chủ chiến của cụ không được nhà vua và phần lớn triều thần ủng hộ.

Mộ cụ táng tại phía đông gò Đống Quỳnh, trại Công Sơn, làng Ngoại Lãng.

 

 

 

 

HỘI THO KHOA HC

DANH NHÂN DOÃN UẨN

(Giới thiệu danh mục các bài viết trong Kỷ yếu Hội tho ngày 30-6-2011

tại Châu Đốc, tỉnh An Giang)

Nội dung I:

Chuyên đề thân thế và sự nghiệp, văn tài Doãn Uẩn

1. Doãn Uẩn - Biên niên tiểu sử - Doãn Đoan Trinh (trong cuốn “Doãn Uẩn thi tuyển” - NXB Văn học, HN 2005)                                        7

2. Vinh danh Doãn Uẩn - niềm tự hào của cả họ - Doãn Tiến Dũng, Trưởng Ban Liên lạc Họ Doãn Việt Nam                                       12

3. Dòng tộc và quê hương của danh tướng Doãn Uẩn - PGS.TS Doãn Tam Hòe, Phó Trưởng kiêm Tổng thư ký, Ban Liên lạc Họ Doãn Việt Nam         14

4. Doãn Uẩn - Vị tướng tài ba, đức độ, trung hiếu vẹn toàn - Đào Xuân Ánh, Hội VHNT Thái Bình                                                 16

5. Bài tham luận về danh nhân Doãn Uẩn - Đại tá Đàm Tái Hưng, Học viện quốc phòng, Bộ quốc phòng                                              19

6. Quê hương Vũ Thư với danh nhân Doãn Uẩn - Trần Thị Đức,Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Thư,Thái Bình                                     23

7. Doãn Uẩn, người kế thừa và vun đắp truyền thống dòng họ Doãn - TS. KTS Doãn Quốc Khoa, Phó trưởng ban liên lạc họ Doãn Việt Nam       25

8. Doãn Uẩn (1795-1850) Thời đại và sự nghiệp - GS. Đinh Xuân Lâm, PCT. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam                                      33

9. An Tây Mưu Lược Tướng Doãn Uẩn (1795-1850) Bậc Công Thần Văn - Võ toàn tài trong công cuộc mở mang bảo vệ vùng đất phương Nam, Thế kỷ XIX - Phạm Duy Khương, Hội Sử Học TpHCM                                                                                                                   38

10. Vai trò của Doãn Uẩn trong công cuộc giữ gìn, bảo vệ đất An Giang đồng bằng Sông Cửu Long - Trình Minh Phước, Nguyễn Trung Hiếu, Tạp chí Văn hoá - Lịch sử An Giang                                                                                                                                                                     43

11. Hình ảnh con người, thiên nhiên trong thơ Doãn Uẩn - Liêu Ngọc Ân, Tạp chí Văn hoá - Lịch sử An Giang                                 49

12. Doãn Uẩn - Một đời chính khách, một đời thơ - Nguyễn Thị Minh Tâm, Khoa Địa Lý, Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM.          56

13. Sáng mãi công lao Doãn Uẩn - Danh thần vì nước vì dân - Nguyễn Thị Ngọc Như, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM          61

14. Doãn Uẩn tướng công - Nhìn từ góc độ văn hóa - Th.s Võ Thành Hùng, Hội VNDG Sóc Trăng                                                     65

15. Tìm hiểu thêm về Doãn Uẩn qua một số bài thơ trong “Tuy Tĩnh Tử Tạp Ngôn” - Đào Văn Trà, Trường THPT Thanh Bình, Quận Tân Bình, Tp.HCM.                      71

16. Doãn Uẩn, một nhân vật lịch sử kiệt xuất dưới triều nhà Nguyễn - Phan Thị Nữ, Bảo Tàng tỉnh Quảng Ngãi                           79

17. Doãn Uẩn - Danh Tướng văn võ song toàn - Tăng Thành Nhơn, Sở TTTT An Giang                                                                    83

18. Tìm hiểu Doãn Uẩn - Thi tuyển dưới góc nhìn thi pháp thể loại - Th.S Trần Minh Thương, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam              90

19. Doãn Uẩn, tinh thần trung quân của một võ tướng - Phạm Hoàng Yến, Bảo Tàng An Giang                                                          100

20. Vài nét về Doãn Uẩn qua tập thơ “Tuy Tĩnh Tạp Ngôn” - Nguyễn Thị Kim Liên, Trường Đại học Sài Gòn                                105

21. Thiên nhiên và con người Nam bộ trong một số bài thơ của Doãn Uẩn - Nguyễn Thanh Nhân, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 112

22. Điểm lại những hoạt động quân sự trong cuộc đời làm quan của Doãn Uẩn - Trần Thị Cẩm Nhung, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế            116

23. Về tư tưởng an dân của “An Tây mưu lược tướng” Doãn Uẩn - Thạc sĩ Tiền văn Triệu, Công an tỉnh Sóc Trăng                     123

24. Đóng góp về mặt quân sự của Doãn Uẩn trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Xiêm La nửa đầu thế kỉ XIX - Nguyễn Thị Kim Nương, Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH & NV ĐHQG TP.HCM                                                                                                                                       128

25. Doãn Uẩn - Tấm gương sang ngời cho hậu thế hôm nay - ThS.Nguyễn Thị Hoàng Phượng, Trung tâm NCKHXH&NV - ĐHAG    132

26. Thân thế - Con người của Doãn Uẩn - Nguyễn Văn Lang, Trung tâm PTNT - ĐHAG                                                                                           135

27. Từ trường hợp của Doãn Uẩn nghĩ về việc người làm quan - Huỳnh Bá Lộc, Nguyễn Thế Trung, Trường ĐH KH XH&NV, ĐHQG TP HCM        138

28. Doãn Uẩn con người kiên định - bền chí - kiên tâm - Trần Hoài Linh, Huỳnh Thị Minh Thi, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP HCM             146

29. Tổng đốc Doãn Uẩn một nhân cách lớn - Hứa Hoàng Thảo, Sở KH&CN An Giang                                                                      150

30. Doãn Uẩn bậc danh thần - lương tướng - ThS. Dương Ái Dân, Nguyệt Quế, Bảo tàng An Giang                                                         153

31. Nốt xuân - Doãn Thị Ngọc Bạch                                                                                                                                                     157

32. Doãn Uẩn một tác gia Hán Nôm nửa đầu thế kỷ XIX - GS Vũ Ngọc Khánh, Viện Nghiên cứu Văn học UBKHXHVN                     158

33. Đôi điều về quê hương và gia đình Doãn Uẩn - Vũ Đức Thơm, Giám đốc Bảo tàng Thái Bình                                                       160

34. Doãn Uẩn nhân vật kiệt xuất, văn võ toàn tài của Việt Nam thế kỷ XIX - ThS. Hoàng Nhung, Bộ VH-TT-DL                        164

35. Danh nhân Doãn Uẩn qua tư liệu Hán Nôm - Dương Văn Hoàn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm                                                             171

36. Sự nghiệp tổng đốc An - Hà Doãn Uẩn - TS.Bùi Thị Thu Hà, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I                                         190

37. Tài năng và nhân cách của Doãn Uẩn - Phạm Sơn, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng                                                                                         196

38. Doãn Uẩn (1795-1850) một danh tướng, một vị quan thanh liêm - TS. Nguyễn Hữu Tâm, Viện Sử học                                     200

39. Hiểu thêm về Doãn Uẩn qua những ghi chép trong Đại Nam thực lục - ThS. Đỗ Danh Huấn, Viện Sử học                              208

40. Giới thiệu bài viết của Ca Văn Thỉnh về Doãn Uẩn bằng tiếng Pháp in năm 1941 tại Sài Gòn - PGS. Vũ Huy Phúc, Viện Sử học              220

41. Về bằng cấp, chức quan và những địa danh Doãn uẩn từng trải - Nguyễn Quang Ân, Nhà nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa VN                                                                                                                                                                                            228

42. Vài suy nghĩ về tư tưởng lập nghĩa an dân của danh tướng Doãn Uẩn - Tôn Thiện Tâm, Bảo Tàng An Giang                        236

43. Doãn Uẩn - Danh thần phụng sự ba đời vua Nguyễn - Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Khoa Lịch Sử, Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM 239

44. Doãn Uẩn - Người tôn vinh truyền thống quê hương và dòng họ - PGS.TS.NGƯT Doãn Tam Hoè, CN KHLS Doãn Đoan Trinh 245

45. “Chí nam nhi” Doãn Uẩn - Bài học và suy nghĩ - Dương Thành Thông, Nguyễn Thị Ngọc Phụng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG - HCM                      249

 

Nội dung II:

Đánh giá thêm sự đóng góp của danh nhân Doãn Uẩn vào việc trấn giữ biên giới,

mở mang vùng đất An Giang xưa

1. Tổng đốc Doãn Uẩn với Chùa Tây An và sự phát triển phật giáo ở Nam bộ - Trần Hồng Liên, PGS - TS Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội Dân tộc học Tp.HCM                      257

2. Danh nhân Doãn Uẩn với vùng đất An Giang - Trịnh Nguyễn Hạnh Xuyên, Khoa Lịch Sử, Trường Đại học KHXHNV TPHCM         264

3. Doãn Uẩn với việc trấn giữ vùng biên giới, vùng núi phía tây thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Huế      269

4. An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn (1795-1850) với An Giang và vùng duyên hải Tây Nam bộ tổ quốc - Nguyễn Thanh, Nguyên Giám đốc Sở Văn hoá thông tin Thái Bình                                                                                                                                                                                           273

5. Doãn Uẩn - Danh thần nhà Nguyễn với những đóng góp cho An Giang vào giữa thế kỷ XIX - Trần Văn Đông, Hội Sử học tỉnh An Giang 279

6. Doãn Uẩn với An Giang xưa và nay - Trương Công Giang, Nguyên giảng viên đại học; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Cửu Long rồi Vĩnh Long               284

7. Công lao đóng góp của Doãn Uẩn với vùng đất An Giang và vùng đất biên cương Tây Nam bộ tổ quốc - Trần Thị Ngà, Khoa Nhân học, ĐHKHXH&NV Tp.HCM          291

8. Cần khắc họa lại hình tượng danh thần Doãn Uẩn trong giới trẻ An Giang - ThS. Nguyễn Ngọc Thủy, Võ Văn Sịnh, Đại học An Giang           296

9. Doãn Uẩn, vị công thần văn võ song toàn và công lao của ông đối với đất An Giang - ThS. Nguyễn Thuận Thảo, Phương An, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng                      300

10. Sự cần thiết học tập Doãn Uẩn trong trị loạn an dân để vận dụng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam của tổ quốc - Phan Thái Bích Thủy, TT nghiên cứu KHXH và NV                                                                                                                                                                             306

11. Doãn Uẩn với vùng đất An Giang xưa - TS. Nguyễn Thị Hồng Dung, Bảo Tàng Cổ vật Cung đình Huế                                           309

 

Nội dung III:

Đánh giá công lao đóng góp của Doãn Uẩn với vùng đất Tây Nam bộ

và đồng bằng Sông Cửu Long

1. Về chiến công tái chiếm thành Vĩnh Long của tướng Doãn Uẩn - Đường tằng tôn Doãn Tam Hòe                                            321

2. “An Tây mưu lược tướng” Doãn Uẩn - Vị công thần trấn an biên giới Tây Nam nửa đầu thế kỷ XIX - TS. Nguyễn Văn Đăng, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế                                                                                                                                                                                             324

3. Từ cuộc đời của Doãn Uẩn, suy nghĩ đến con người Việt Nam trong thế kỷ XXI - TS. Trịnh Công Lý, Hội KHLS tỉnh ST. Trung Tâm Thông tin - Xúc tiến Du lịch Tỉnh Sóc Trăng                                                                                                                                                                          329

4. Doãn Uẩn Vị tướng có nhiều đóng góp cho vùng biên giới Tây Nam - Phùng Thị Cẩm Nhung, Sở TTTT An Giang                    332

5. Tấm lòng Doãn Uẩn với mảnh đất miền Tây - PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh                                                                            339

6. Bản lĩnh "An dân", con đường và sự nghiệp của mưu lược tướng doãn uẩn tại vùng đất Tây Nam bộ - Doãn Đoan Trinh, Phó GĐ TT UNESCO Thông tin TLLSVN, Phó Trưởng BLL Họ Doãn Việt Nam, Doãn Thành Hương, Song Lãng, Vũ Thư, Thái Bình                                                  347

7. Doãn Uẩn - Án sát lưỡng tỉnh Vĩnh Long, Thái Nguyên - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Viện Sử học                                    350

8. Công đức của Doãn Uẩn - Những gì ở ông và triều đình nhà Nguyễn đối với ông để cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập - TS. Đặng Phong Vũ, Trường chính trị Tôn Đức Thắng An Giang                                                                                                                                     357

9. Doãn Uẩn dưới thời vua Thiệu Trị - ThS. Nguyễn Dũng, Viện Sử học                                                                                            367

10. Danh nhân Doãn Uẩn - Đinh Hữu Chí, Chi hội - Hội KHLS Trịnh Hoài Đức                                                                                   382

11. Doãn Uẩn - Nhìn từ góc độ chiến lược gia quân sự, hành chính tài năng dưới triều Nguyễn - Nguyễn Quyết Chiến, Hội KHLS tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu  386

12. Sự nghiệp một danh thần triều Nguyễn, xác lập chủ quyền vùng đất Tây Nam Tổ Quốc - Nguyễn Đỗ Thạnh, Khoa CNTT, ĐKHTN TP.HCM            390

13. Doãn Uẩn - Danh thần triều Nguyễn với việc trấn giữ, khai thác vùng đất Tây Nam của Tổ quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long nửa đầu thế kỷ XIX - Mã Thi Nhung, Bảo Tàng tỉnh Quảng Ngãi                                                                                                              396

14. Những cống hiến của An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn đối với việc bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam tổ quốc - Đỗ Văn Đờ La Guôi, Trường chính trị Tôn Đức Thắng                                                                                                                                                                   402

15. Danh nhân Doãn Uẩn thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp của ông đối với vùng đất biên cương Tây Nam Tổ quốc vào nữa đầu thế kỷ XIX - Huỳnh Văn Tùng, Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng                                                                                                               407

16. An Tây mưu lược tướng và những trận đại phá trấn Tây - Nguyễn Phương Lan, Bảo Tàng An Giang                                       414

17. Danh tướng Doãn Uẩn và những đóng góp đối với vùng đất biên giới Tây Nam tổ quốc - Phan Đình Độ, Sở VH,TT & DL Quảng Ngãi, Chi hội Văn nghệ dân gian Quảng Ngãi                                                                                                                                                                        418

18. An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn (1795-1850) nhân vật lịch sử văn võ song toàn, bậc đại công trong việc “dẹp yên cõi Tây cứu nguy vùng đất Nam bộ” - Nhà NC. Nguyễn Hữu Hiệp                                                                                                                                        423

19. Những đóng góp của Doãn Uẩn với vùng đất Nam bộ - Nguyễn Văn Tâm, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu                               433

20. Doãn Uẩn vị tướng văn võ song toàn, có công lớn trong việc mở mang, giữ gìn biên giới Tây Nam bộ - Lê Thái Định, Sở KH&CN An Giang          436

21. Công lao của Doãn Uẩn đối với công cuộc mở mang, khai thác và bảo vệ vùng đất Tây Nam tổ quốc - Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Đức, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam                                                                                                                                                                                              441

22. Danh thần Doãn Uẩn với việc bảo vệ biên cương vùng đất Tây Nam bộ vào nửa đầu thế kỷ XIX - Bùi Thị Thuý, Bảo Tàng An Giang    445

23. Doãn Uẩn với chính sách an dân - Lê Thị Kim Dung, Khoa Lịch sử-Trường ĐH Khoa học Huế                                                             450

24. Những đóng góp của An Tây mưu lược tướng công Doãn Uẩn trong việc bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc thời nhà Nguyễn - TS.Trần Nam Tiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh                                                                                         458

25- Doãn Uẩn với vùng đất Nam bộ - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoa Lịch sử, DH KHXH & NV Tp.HCM                                      463

26. Danh nhân Doãn Uẩn với dấu ấn trên vùng đất An Giang - Trần Thị Thanh Mai , Bảo Tàng An Giang                                   470

27. Trung thần Doãn Uẩn và kế sách “Trị loạn an dân” - Lê Tuấn Cường, Bảo Tàng An Giang                                                           473

28. Doãn Uẩn - một đời văn bên đời võ - Nguyễn Thanh Lợi Trường Cao đẳng Sư phạm TW- Tp.HCM                                                  478

29. Bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc PCT kiêm TTK Hội KHLSVN                                                                                               482

30. Bài tổng kết hội thảo của ông Đặng Hoài Dũng Chủ tịch Hội KHLS An Giang                                                                                      487

 

 


    Comments (0)       Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server In       Lên trên

Viết bình luận của bạn:

Tên:
Email:
Tiêu đề:
Bình luận:
 





Template khác:
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016 (3)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server HỌ DOÃN SONG LÃNG
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Kỷ yếu: HỌP MẶT MỪNG XUÂN BÍNH THÂN 2016 (4)
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server TÁC PHẨM: DOÃN KHUÊ-LẬP ĐỨC LẬP CÔNG LẬP NGÔN TRON VẸN
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server TÁC PHẨM: DOÃN KHUÊ-LẬP ĐỨC LẬP CÔNG LẬP NGÔN TRON VẸN
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server ĐƯỜNG PHỐ MANG TÊN DANH NHÂN HỌ DOÃN Ở ĐÀ NĂNG
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Giấu bằng thạc sỹ, xin làm osin
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server GS.TSKH Trần Duy Quý: Nói ‘Tiến sĩ giấy’ cũng không oan!
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Ly kỳ trúng 3 vé độc đắc trong ngày giỗ chồng
Thiết kế website - website giá rẻ - hosting -server Đi tìm “thân thế và sự nghiệp” của xác ướp 300 năm

VIDEO CLIP
 
  • Khánh thành tu tạo nhà thờ Sơn Đồng ngày 23/12/2012
  • Lễ Giỗ và khánh thành lăng mộ Tổ (Clip 2)
  • Clip hóa bát hương tại lễ khánh thành Lăng mộ Tổ 18/3/Nhâm Thìn
  • Lễ Giỗ và Khánh thành lăng mộ Tổ 18-19/3/Nhâm Thìn
  • ALBUM ẢNH
    DANH SÁCH CÔNG ĐỨC CỘNG 2 ĐỢT XÂY NHÀ THỜ CỔ ĐỊNH
    BÁO CÁO CỦA TRƯỞNG BLL (1)
    ThaiHung_Tuduong
    Ý KIẾN NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đề xuất một phương án xây dựng nhà thờ mới
  • THư của Doãn Thị Dương Tuyên (Bố Trạch - Quảng Bình)
  • Thư của Doãn Thị Hương
  • THÔNG TIN TÌM VIỆC
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần hỗ trợ học tập
  • Thông tin các cháu họ Doãn cần tìm việc làm
  • HỖ TRỢ TN-SINH VIÊN
  • THƯ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌ DOÃN
  • Đại lý bếp đun trấu không khói
  • Thông tin có thể hỗ trợ học tập và tìm việc làm
  • QUỸ KHUYẾN HỌC
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2014
  • THONG BAO VE KHUYEN HOC
  • Danh sách phát thưởng khuyến học dịp giỗ 1/3 Quý Tỵ tại An Duyên
  • Danh sách XD Quỹ Khuyến học năm 2011, 2012 và 2013
  • DANH SÁCH KHEN THƯỞNG KHUYẾN HỌC 2012 (đợt 3)
  • CÁCH SỐNG
  • Bàn về sự ấu trĩ
  • Chiến lược và cạnh tranh (Michael Porter)
  • Những điều răn của cổ nhân
  • Học làm người
  • Thành kiến
  • VIỆC HỌC & PP HỌC
  • Học như thế nào?
  • Trao học bổng Amcham 2012
  • Giới thiệu về một số phương pháp TƯ DUY
  • Phương pháp học tập và luyện thi hiệu quả
  • NGŨ TRI ĐƯỜNG
  • SÁCH & TÀI LIỆU HỌC
  • YẾU LƯỢC SỬ CA
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Chương2: Sóng Cơ
  • Tài liệu ôn thi môn Vật lý 12 - Dao động điều hòa
  • Địa chỉ các website phục vụ việc học tập
  • HỘI NGHỊ 16-1-2010
  • Thư của ông Doãn Minh Tâm tại hội nghị 16/1/2010
  • Ảnh chụp tại hội nghị 16-1-2010
  • Phát biểu khai mạc Hội nghị
  • Phát biểu của đại điện Ban liên lạc dòng họ
  • Vài lời phân tích kết quả thi ĐH 2009 của con cháu họ Doãn
  • NGỤ NGÔN VÀ TRIẾT LÝ
  • Ngu công dời núi
  • Chim Hỉ Thước
  • Gia Cát Khổng Minh khuyên con
  • chữ NHẪN
  • Lời Phật dạy
  • CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN
  • Thông báo về việc tạm hoãn hội nghị CLBTN họ Doãn
  • DIỄN ĐÀN MỚI CỦA THANH NIÊN HỌ DOÃN
  • Danh sách thành viên CLB (theo chi)
  • Tổ chức và Chương trình hoạt động
  • Danh sách thành viên CLB (theo Trường, tổ chức)
  • Thời tiết | Giá vàng | Giá ngoại tệ | Liên hệ | QUAY VỀ TRANG CHỦ

    Bản quyền thuộc Ban liên lạc Họ Doãn Việt Nam
    (Vui lòng ghi rõ nguồn tin nếu bạn sử dụng thông tin từ trang web này)